Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/04/2024, 10:30 AM

Hiểu về tâm hỷ

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

03

Tâm hoan hỷ nghĩa là gì?

Tâm hỷ (Mudita)

Nhận diện và phát triển tâm hỷ là cần thiết cho đời sống hạnh phúc của tất cả mọi người

Cho nên dù xuất gia hay tại gia cũng cần hiểu và tu tập tâm hỷ

Hỷ là đức hạnh cao thượng thứ ba trong bốn tâm rộng lớn

Hỷ, vui (Mudita).

Về định nghĩa hỷ là trạng thái phần vui mừng, hớn hở, hài lòng, hân hoan, phấn khởi, thích thú, hoan hỷ, vui vẻ của tâm. 

Hỷ, không phải chỉ là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải cảm tình riêng đối với người nào. Hỷ là tâm vui thích trước hạnh phúc của người khác, trước sự thành công của các chúng sanh khác.

Ngược lại với tâm hỷ là tâm ganh tỵ. Hỷ là niềm vui làm tiêu tan lòng ganh tỵ.

Lòng ganh tỵ có sức phá hoại vô cùng nguy hiểm, gây khổ đau cho bản thân và người khác. Có nhiều người lấy làm khó chịu bực tức khi thấy hoặc nghe nói người khác có thành tích thành công được khen tặng....

Thấy người khác bị thất bại thì vui mừng, hớn hở mà không thể chịu đựng sự thành công của kẻ khác, thậm chí cố gắng phá hoại hoặc bóp méo sự thật để chê bai, thay vì vui lên để tán dương thắng lợi của người.

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác. 

Tâm hỷ đối với bà con thân bằng quyến thuộc phát hiện rất dễ dàng phát khởi nhưng khó mà thể hiện trước những kẻ thù người ghét.

Con người bình thường không bao giờ có thể biểu lộ sự hoan hỷ vui mừng trước cái vui của người kẻ thù người ghét.

Lòng ganh tỵ lại còn thúc đẩy con người làm những điều trái lương tâm thậm chí ác độc.

Có rất nhiều cấp độ hỷ, tạm có thể phân các loại hỷ như sau:

Tiểu hỷ: niềm vui nho nhỏ

Sát na hỷ (cái vui chớp nhoáng) như tia chớp lóe lên rồi mất.

Hải triều hỷ: như mưa rào, như cơn sóng lượn tuôn vào bờ, cũng mạnh nhưng không lâu

Khinh hỷ: niềm vui thư thái nhẹ nhàng lâng lâng bay bổng

Biến mãn hỷ: Niềm vui thấm nhuần toàn thân, có tính ổn định và lâu.

Trong sơ thiền và nhị thiền, hành giả có tâm hỷ nhưng đến tam thiền thì không còn hỷ mà chỉ có lạc. 

Tứ vô lượng

Tu tâm hỷ

Niềm vui không chấp

Diệt trừ ganh tị

Cần lắm thay

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm