Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/05/2024, 11:55 AM

Phép cầu an đích thực

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Hãy cầu an cho mình bằng cách giữ gìn giới luật Phật dạy thật nghiêm túc

Cầu an cho mình bằng cách đừng rượu bia, cà phê thuốc lá quá mức cho phép;

Cầu an cho mình bằng cách giữ đúng luật giao thông mỗi khi ra đường;

Cầu an bằng cách cẩn trọng mỗi khi nói năng, hành động;

Cầu an bằng cách đừng ham hố danh lợi, vừa lòng với cuộc sống đạm bạc về vật chất nhưng phong phú về tinh thần;

Cầu an bằng cách luôn luôn để trong lòng thanh thản, không phải ăn năn về những lầm lỗi, cũng không phải bị kích động vì những ước muốn viễn vông,...

Thực hành cầu an đúng chánh Pháp

28471799_1687271128004037_3477041810172677490_n

Còn một khi đã cẩn thận giữ gìn và ''cầu an'' như những điều trên nhưng cứ gặp "tai bay vạ gió" thì âu cũng nên coi đó là một trong những quả của nghiệp bất thiện ta đã gieo, mỗi lần trả nghiệp cũng là một lần bớt "nợ" vì sớm muộn cũng phải trả. Trả xong một nghiệp như bỏ xuống một tảng đá đã mang nặng từ lâu, lộ trình phía trước càng thong dong, thanh thản... 

- Phải chăng tha thứ người phạm tội là khuyến khích tội lỗi?

Thưa, người Phật tử có quyền ngăn cản nếu trông thấy người khác phạm tội, nhưng không nên có lòng sân hận đối với người phạm tội mà phải có lòng từ ái và bi mẫn. Nên hiểu rằng người này là một người đau khổ, một người vô minh nên tự hại bản thân và hại người khác.

Khi hiểu thế ta dùng hành động và lời nói ngăn không cho người này phạm tội, nhưng trong lòng vẫn không đánh mất sự từ ái và bi mẫn đối với họ.

Có nhiều trường hợp phạm tội vì không biết đúng, biết sai, tha thứ và dạy họ những điều hay lẽ phải, những đạo lý hướng thượng, chứ không phải tha thứ suông để họ trở lại con đường tội lỗi, thì không thể nói tha thứ là khuyến khích tội lỗi được? 

Đạo Phật, đạo của mọi người

Gặp nhau trong một nét cười Từ Bi,

An bình trong mỗi bước đi

Sống theo lời Phật đời ni Niết Bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm