Giá trị thực tiễn của Tứ Diệu Đế trong đời sống gia đình
Trong đời sống gia đình còn rất nhiều vấn đề, mà nó còn có thể là đầu mối cho những cuộc khẩu chiến, và rồi dẫn đến bạo lực đối với nhau. Không còn cách gì khác chúng ta phải đem giáo lý Tứ Diệu Đế vào để loại bỏ những mâu thuẫn ấy.
Gia đình là một tế bào của xã hội và gồm những người thân thuộc cùng chung một huyết thống, cùng chung sống với nhau. Gia đình là nơi tập trung yêu thương, cùng nhau giải quyết khó khăn. Mặc dù vậy trong gia đình vẫn hay xảy ra những bất hoà giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau… Đó là ý nghĩa của Khổ Đế.
Nguyên nhân của những bất hoà ấy là vì gia đình không được sắp xếp một cách tốt đẹp. Con cái trong nhà đứa được yêu thương thì quần là áo lượt, trang sức đầy mình, đứa bị ghét bỏ thì quần áo lôi thôi, xốc xếch. Hay lời ăn tiếng nói không giữ gìn với nhau. Kẻ trên lấn át người dưới, người dưới trái lại thiếu lễ độ, cục cằn, thô lỗ với người trên. Lời qua tiếng lại, khi đạt đến đỉnh điểm thì lại động chạm chân tay, chẳng ai chịu thua ai. Có thể tình ý xung đột vì tham lam, giận giữ, kiêu mạn, nghi ngờ, ý kiến không cởi mở, bao giờ cũng cho mình là phải và người xung quanh là trái. Thiếu tinh thần tự phê bình, do đó, mặc dù ở với người thân mà thiếu sự thông cảm. Hoặc không tuân theo nề nếp gia phong của gia đình.
Thay vào đó là sống một đời sống bừa bãi, ăn chơi đua đòi, lười biếng phóng túng, sa đọa … muốn làm gì thì làm, chẳng có ai ngăn cản nổi. Nếu như mà có ai khuyên bảo thì sẵn sàng sân giận và không từ chối mọi thủ đoạn và hành động nào miễn là đạt được ý nguyện ham muốn của mình.
Hay là kiến thức quá chênh lệch người học rộng tài cao, người không biết gì hết . Sở dĩ có tình trạng chênh lệch về kiến thức như thế là vì người biết nhiều nhưng ích kỷ, không chỉ bảo, hướng dẫn, kèm cặp cho người đi sau chậm tiến, hay trong gia đình chỉ ưu tiên cho một số người nào đó thôi và cũng có thể là do cách suy nghĩ còn lạc hậu của gia đình phong kiến như con gái thì không được học hành… Tất cả đều do thiếu hiểu biết hay nói cách khác là do không có chính kiến. Đây cũng là nội dung của Tập Đế.
Chỉ khi những nguyên nhân trên không còn hiện hữu thì cuộc sống gia đình mới được đầm ấm yên vui. Đây là ý nghĩa của Diệt Đế.
Để giải quyết những mâu thuẫn trên một cách triệt để thì phải áp dụng tinh thần Lục Hoà Đồng Trụ thì mới ngõ hầu đem lại sự an lạc hạnh phúc cho gia đình. Đây là ý nghĩa của Đạo Đế.
Trong đời sống gia đình còn rất nhiều vấn đề, mà nó còn có thể là đầu mối cho những cuộc khẩu chiến, và rồi dẫn đến bạo lực đối với nhau. Như sự chênh lệch tuổi tác, chênh lệch về học vấn, người ở thành thị kẻ ở nông thôn… Không còn cách gì khác chúng ta phải đem giáo lý Tứ Diệu Đế vào để loại bỏ những mâu thuẫn gia đình. Triệt để được nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, và tìm ra phương pháp để tạo dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc an vui.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm