Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/12/2014, 11:44 AM

Hình ảnh Việt Nam đầu Thế kỷ 20 qua triển lãm “Góc nhìn Việt Nam”

Chỉ số ít hình ảnh được lưu giữ, có lẽ lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam, nhưng đây sẽ là những khảo chứng có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, đạo pháp vô giá, góp phần giúp chúng ta hiểu rõ thêm về một vài nét đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.

Triển lãm “Góc nhìn Việt Nam”, là sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, được khai mạc vào 17h00 ngày 03/12/2014 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội).


Khai mạc Triển lãm "Góc nhìn Việt Nam"

60 bức ảnh từ phim gốc, được các học giả, nhiếp ảnh gia của EFEO (Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp) thực hiện. Những bức ảnh độc đáo trưng bày tại Triển lãm đã được lựa chọn kỹ lưỡng từ kho lưu trữ của Viện EFEO.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: Triển lãm được tổ chức nhằm mang lại những góc nhìn chân thực về bối cảnh lịch sử Việt Nam thời đó, cũng là minh chứng xác thực nhất về một thời kỳ phát triển của các nền văn hóa truyền thống Việt, đặc biệt là những sở cứ văn hóa Phật giáo quan trọng của Việt Nam được ghi nhận và lưu giữ dù chưa đầy đủ.

Triễn lãm trưng bày gồm 4 nhóm ảnh chính:









Nhóm thứ nhất, Khảo cổ học giới thiệu những bức ảnh ghi lại quá trình tác nghiệp khảo cổ học, trùng tu di tích của các học giả Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Việt Nam trong đó ghi nhận những phát hiện quan trọng về khảo cổ học thuộc văn hóa Champa và văn hóa Óc Eo.

Nhóm thứ hai, Xây dựng các bảo tàng, gồm tư liệu ảnh về các bảo tàng mà EFEO đã xây dựng. Từ khi thành lập đến khi rời khỏi Đông Dương, EFEO đã xây dựng được tám bảo tàng trong khu vực, riêng ở Việt Nam có năm bảo tàng và trong đó có Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày nay.

Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, Hà Nội. Phòng Charles Carpeaux (tầng 1): Âm bản, không rõ tác giả, năm 1925. Bản in 16,5x22,5 cm

Bảo tàng Louis-Finot, Hà Nội. Xưởng phục chế và làm khuôn, phục chế mô hình nhà bằng đất nung: Âm bản, không rõ tác giả, 10/8/1941. Bản in 8x10,5 cm

Nhóm thứ ba, Cuộc sống ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, giới thiệu những hình ảnh về một nền văn hóa dân gian là các nghi lễ nông nghiệp, là những lễ hội đảm bảo sự gắn kết giữa các thế hệ, là những buổi lễ tưởng nhớ các vị thành hoàng làng, tục thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tang ma hay những cảnh sinh hoạt đời thường như Tết Trung thu, cảnh sinh hoạt ở phố Hà Nội. Đây là phần có số lượng ảnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong trưng bày và ảnh thuộc đề tài này cũng chiếm số lượng nhiều, quan trọng nhất trong kho tư liệu ảnh của EFEO.

Cổng phía Nam dẫn vào đàn Nam Giao: Âm bản, Jean Manikus, 13/4/1939. Bản in 17x23 cm.

Nhóm thứ tư, Lễ tế đàn Nam Giao, giới thiệu những hình ảnh tư liệu của lễ tế đàn Nam Giao được thực hiện dưới thời Bảo Đại năm thứ 14 (1939). Lễ tế Giao luôn được triều Nguyễn duy trì đều đặn hàng năm vào mùa xuân, sau đó bị gián đoạn và được vua Nguyễn tổ chức lại cứ ba năm một lần tế lễ Trời Đất.

Để làm phong phú thêm, phòng trưng bày còn sử dụng gần 50 hiện vật tiêu biểu hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, được thể hiện thành 2 nhóm: Nhóm hiện vật là các dụng cụ tác nghiệp của các học giả EFEO đã sử dụng trước đây và nhóm hiện vật là những tác phẩm, công trình nghiên cứu; những hiện vật tiêu biểu tìm thấy ở các di tích thuộc các nền văn hóa: Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc eo, Champa mà EFEO phát hiện ở Việt Nam.

Những hình ảnh ghi nhận:  



Phật viện Đồng Dương (tỉnh Quảng Nam) - Tượng Kim Cương (Dvarapala), Nghệ thuật Chăm, thế kỷ IX-X: Âm bản Henri Marchal, trước năm 1935 (ngày nhập tượng Dvarapala vào Bảo tàng Chăm Tourane - Đà Nẵng). Bản in 12x12 cm. (hình ảnh Tượng môn thần Dvarapala, hay tượng Kim Cương là biểu trưng cho một trong Bát bộ Kim Cương, là tám vị Hộ Pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. "Kim Cương" nguyên là "Kim Cương thủ" (chữ Nho: 金剛手, dịch từ chữ Vajrapāṇi tiếng Phạn) là vị bồ tát có công bảo vệ Phật - theo vi.wikipedia.org


Phật viện Đồng Dương (tỉnh Quảng Nam). Mộ tháp bị cây bao phủ. Nghệ thuật Chăm, thế kỷ IX-X: Âm bản, không rõ tác giả, năm 1905 (?). Bản in 18x13 cm. 








Lễ tế Nam Giao: là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Do vậy, hầu như các triều đại phong kiến Việt Nam đều tổ chức lễ tế Giao và cho xây dựng đàn Nam Giao. Cũng với mục đích đó, đàn Nam Giao đã được nhà Nguyễn khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 3 năm 1806 (Gia Long Ngũ Niên) - trích dẫn phần giới thiệu về "Lễ Tế Nam Giao" tại Triển lãm. Được biết, để thực hiện lễ tế Giao, nhà vua phải nghiêm mật "Trai giới thanh tịnh" mới được đăng đàn.




Những hiện vật mang sắc thái văn hóa nghệ thuật Phật giáo Việt truyền thống

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm