Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/10/2014, 11:59 AM

Hoa sen gắn với biểu tượng Phật giáo

Hoa sen là loài hoa mang trong mình biểu trưng của Phật giáo, chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp nhất của Phật giáo. Ngàn đời nay, Hoa sen gắn liền với hình tượng đức Phật và đạo Phật, tồn tại và bất diệt. 

I. Hoa sen được gắn với biểu tượng của Phật giáo

Hoa sen trong Phật giáo được gọi với cái tên Liên hoa, hoa sen tượng trưng cho cõi Cực lạc tịnh thổ. Biểu tượng hoa sen được dùng trong tên gọi của Phật giáo gồm :

1. Dùng tên gọi hoa sen để chỉ hình dáng, cử chỉ của Phật giáo

Liên Hoa Ấn: Hình ảnh ngón tay cái và ngón tay đeo nhẫn giữ lấy nhau, các ngón khác duỗi thẳng.

Liên Hoa Bộ Tam Muội Da Ấn: Hình ảnh hai lòng bàn tay úp khum vào nhau, hai ngón tay cái, hai ngón giữa, hai ngón tay đeo nhẫn xòe ra hơi co vào, thành hình hoa sen. Nên còn gọi là Bát diệp ấn. Ấn này là hình trạng tâm sen khi nở. Mở tức là tu thân hiển đức, mở từ tâm sen. Nên gọi là ấn tướng hoa sen nở.

Liên Hoa Hợp Chưởng: Hình ảnh chắp tay Phật giáo. Duỗi thắng 10 ngón tay ở cả hai tay phải trái và cả 10 ngón tay và lòng bàn tay chắp lại. Ví với lý trí bất nhị. Phật giáo vì tay trái tĩnh, lấy đó làm Lý, tay phải làm mọi việc, lấy đó làm Trí.

Liên Hoa Hợp Chưởng Ấn: Hình ảnh duỗi thẳng 10 ngón tay rồi chắp lại. Phàm lúc bắt đầu hành pháp đều phải kết ấn này. Còn gọi là Bản tam muội da ấn. Là ấn kết khi còn nằm trong bào thai, khi ra khỏi bào thai thì người ta rời hai tay ra và nắm lại. Khi chắp tay lại mà thành Liên hoa hợp chưởng của hành giả là Nhất pháp giới, mở ra là thành Hoan hỉ liên hoa ấn là Đa pháp giới.
 
Liên Hoa Quyền: Nắm tay kiểu hoa sen. Ấn tướng Phật giáo. Hai tay nắm lại đan vào nhau, ngón tay cái duỗi thẳng.

Liên Hoa Tọa: Có hai nghĩa như sau:

- Một loại bệ tòa tượng Phật. Loại tòa này có các hình thức tám cánh (hoa sen) và nghìn cánh (hoa sen).

- Cách ngồi khí công của nhà Phật. Tức kiểu ngồi cát tường của cách ngồi Kết già phu tọa.

2. Dùng tên gọi hoa sen để chỉ kinh sách, truyện kí, ca khúc Phật giáo

Liên Hoa Bộ Tâm Quỹ: Kinh sách Phật giáo. Tên gọi tắt của Kim cương đỉnh liên hoa bộ Tâm niệm tụng nghi quỹ.

Liên Hoa Diện Kinh: Kinh sách Phật giáo. Đây là quyển sách do Na Liên Đề Lê Da Xá thời Tùy dịch, gồm 2 quyển. Nội dung của kinh, phật sắp nhập niết bàn, sai A Nam xem xét kim thân, bảo Xá Lợi Nhất về những việc Phật. Lại hiển hiện ác sự sẽ nảy sinh tỏng tương lai để cho các ngài đó sinh lòng chán ghét xa lìa. Rồi Phật trước tới gốc bồ đề, các vị chư tiên buồn bã thở dài, Phật bèn dự báo cho họ biết về Phá Phật vương (Liên Hoa Diện) sẽ đạp vỡ bát Phật.

Liên Đăng Hội Yếu: Truyện ký Phật giáo. Là truyện ký được Ngô Minh thời Nam Tống soạn, gồm 30 quyển. Đem 3 sách Tam Đăng thời Bắc Tống là Cảnh đức truyền đăng lục, Thiên Thánh quảng đăng lục, Kiến Trung tĩnh quốc tục đăng lục gộp lại làm một, lại bổ sung số truyện ký tăng nhân của hơn 80 năm sau đó.

Liên Hoa Lạc: Là một loại ca khúc Phật giáo. Tức Lạc tử, Liên hoa nhạc, Liên hoa náo. Đầu tiên dùng để tuyên truyền tư tưởng nhân quả báo ứng của Phật giáo, góp phần dẫn dắt mọi người làm việc thiện. Sau bị những người ăn mày lợi dụng, ca hát khi đi ăn xin. Hình thức nghệ thuật này không câu nệ ở một cách thức biểu diễn nhất định nào mà họ vừa đi vừa nói vừa hát, vừa gõ phách. Loại hình nhạc này thịnh hành nhất vào thời Tống. Sau đó đến thời Thanh dần dần phát triển thành loại hình biểu diễn của các diễn viên chuyên nghiệp, nội dung nhằm phán ánh và chế giễu những hạn chế và mặt trái của Phật giáo.

Liên Hoa Vương: Truyền thuyết Phật giáo. Chuyện kể về quốc vương Liên Hoa cai trị thiên hạ, ông từ bị và sẵn sàng hi sinh thân mình cứu giúp chúng sinh. Sau đó ngài được vãng sinh vài cõi trời Đao Lợi.
 
Liên Hoa Thiên Tử: Câu chuyện Phật giáo. Là nguyên nhân đời trước khiến sản sinh ra ngàn Phật thời Hiền kiến.

3. Dùng hoa sen để chỉ tên gọi các vật dụng, danh vật của Phật giáo

Liên Hoa Đạc: Cái đạc (mõ) lấy hoa sen làm cán cầm.

Liên Đài: Tức bệ đài hoa sen, tòa sen. Chỉ bệ ngồi của Phật, Bồ Tát và người niệm Phật. Đây là hình ảnh rất phổ biến trong Phật giáo.

Liên Hoa Lậu: Đồng hồ hoa sen. Một loại đồ dùng tính thời gian. Người sáng tạo ra là Tuệ Yếu, đồng hồ được tính bằng cách dựng 12 cánh sen giữa suối, sau đó dựa vào sự chuyển động của nước chảy mà xác định 12 giờ.

4. Tên gọi hoa sen để chỉ thuật ngữ, nhân danh Phật giáo

Liên Hoa Ngôn Âm: Thuật ngữ Phật giáo. Tức liên hoa niệm tụng hay còn được gọi là liên hoa tụng niệm.

Liên Hoa Niệm Tụng: Thuật ngữ Phật giáo. Một trong 5 loại niệm tụng. Chỉ tiếng niệm tụng lầm rầm chỉ một mình nghe thấy.

Liên Hoa Thai Tạng: Thuật ngữ Phật giáo. Mạn đà la của Thai tạng. Cửa đại bi của thai tạng giới lấy hoa sen làm tiêu chí, cho nên đặt tên như vậy.

Liên Hoa Thắng Hội: Thuật ngữ Phật giáo. Đại hội thực hành việc niệm Phật.

Liên Hoa Tôn: Thuật ngữ Phật giáo. Chỉ các vị chư tôn của Liên hoa bộ lấy hoa sen làm tiêu chí.

Liên Hoa Trí: Thuật ngữ Phật giáo. Tên gọi khác của Diệu quán sát trí trong Ngũ trí.

Liên Hoa Tử: Thuật ngữ Phật giáo. Đệ tử của Liên hoa bộ. Một trong 3 bộ của Thai Tạng giới, một trong 5 bộ của Kim Cương giới.

Liên Hoa Nữ: Nhân danh Phật giáo. Tên người con gái có dung nhan xinh đẹp trong kinh luật Phật giáo.

Liên Hoa Sinh: Tên nhà sư Thiên Trúc vào Tây Tạng thời nhà Đường. Sống khoảng 700 – 780. Còn gọi là Ô Kim Đại Sư, Kiễn Mã Quýnh Nãi. Người nước Ô Trượng Na (nay là đất nước Pakixtan). Giỏi chú thuật, được Tịch Hộ dẫn đến, rồi được Trì Tùng Đức khen và đón vào Tây Tạng truyền Pháp.

Liên Hoa Thủ Bồ Tát: Bồ tát Phật giáo. Là tên gọi khác của Quán Tự Tại thiên.

5. Tên gọi hoa sen dùng để chỉ y phục của Phật giáo

Liên Hoa Phục: Y phục của Phật giáo. Tức là liên hoa y, một tên gọi khác của áo Cà sa.

Liên Hoa Y: Y phục Phật giáo. Một trong những tên gọi khác của áo cà sa.

II. Tại sao hoa sen được dùng để gắn với tên gọi của Phật giáo

Sở dĩ loài hoa này được dùng để tượng trưng cho Phật giáo và được gắn với tên gọi các biểu tượng của Phật giáo là vì những đặc tính đặc biệt của nó, cụ thể ( ):

1. Tính không nhiễm: Hoa sen thường sống ở nơi ẩm ướt, dơ bẩn như ao, hồ, đầm, vũng… nhưng thân nó không hề bị vương bẩn bởi môi trường xung quanh.

2. Tính tinh khiết:  Trong nhị hoa sen có chất thanh trùng và rất đắng vì vậy nó luôn tinh khiết, không bị các loài côn trùng làm dơ bẩn.

3. Tính thanh trừng: Hoa sen có tính khử, nơi nào có sen thì dù có bị dơ bẩn cũng sẽ được sen lọc sạch.

4. Tính thanh tao về hương vị: Hoa sen vừa có hương lại vừa có sắc, hương sen thoang thoảng và dịu, sắc sen nhẹ nhàng không quá sặc sỡ mà cũng không nhạt nhẽo vô vị.

5. Tính hành trực và ngẩu không: Hoa sen thân thẳng, ruột trống không nhưng vẫn vươn lên kêu hãnh với đời không sợ gió mưa quật ngã. Thể hiện sức mạnh và sự tu tâm dưỡng tính của người nhà Phật.

6. Tính bồng thực: Hoa sen khi mới nở đã có gương có hạt, gương với hạt gắn liền với nhau, song trùng nhau.

7. Tính hi sinh: Sen có thể sử dụng mọi bộ phận, lá gói cốm, củ để ăn, hoa dùng làm trà, thân và hạt dùng làm thức ăn…

8. Tính tái sinh: Hạt sen dù có bị trôn vùi dưới bùn hàng trăm năm hay thậm chí hàng nghìn năm nhưng nếu gặp điều kiện thích hợp thì nó có thể tồn tại và khi khơi bùn ra thì nó lại vươn lên mạnh mẽ.

III. Kết luận

Với những đặc tính nổi bật như vậy thì hoa sen hoàn toàn xứng đáng được dùng để gắn với biểu tượng của Phật giáo như: các hình dáng, thuật ngữ, câu truyện, nhân vật, y phục…

Hoa sen luôn gắn với các biểu tượng của Phật giáo, ngoài những đặc điểm kể tren hoa sen còn gắn với hình dáng chùa chiền. Chùa Một Cột là ngôi chùa mang hình tượng bông hoa sen thanh khiết, cao quý, sang trọng mà bình dị. cùng với chùa Một Cột còn có chùa Kim Liên đã cùng nhau tạo nên biểu trưng của Phật giáo, biểu trưng cho tâm hồn cho văn hóa thanh cao mà bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Lý Viết Trường - K57, Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm 2014
-
Tài liệu tham khảo
1. Jean Chevalier – Alain Gheerbrant, Từ điển Biểu tượng Văn hóa Thế giới, Nxb Đà Nẵng, 1997.
2. Lý Viết Trường, Ý nghĩa hoa sen trong đạo phật, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Số 2 – 2014.
3. Chu Quang Trứ, Sáng giá chùa xưa : Mỹ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ Thuật, 2012.
4. Lao Tử - Tịnh Lê, Từ điển Nho – Phật – Đạo, Nxb Văn học, 2001.

Chú thích:
(1) Cuốn từ điển này gồm hơn 10.000 mục từ, liên quan đến các mặt: nhân vật, tôn giáo, lưu phái, thuật ngữ, sự kiện, xưng hô, tổ chức, giáo nghĩa, pháp khí, điển tịnh, kiến trúc, danh thắng, tập tục, phù trú, hội họa, điêu khắc, văn học, âm nhạc, hí khúc, giới luật, phương thuật và các bậc Tiên Phật, thần kỳ, thánh giả. Cuốn từ điển do Lao Tử và Thịnh Lê chủ biên, người biên dịch sang tiếng Việt là Trương Đình Nguyên – Mai Xuân Hải – Trần Quyền – Nguyễn Đức Sâm – Phan Văn Các, biên tạp Mai Xuân Hải. Cuốn sách dày 1882 trang không tính bìa và lời giới thiệu. Từ khi cuốn sách được xuất bản năm 2001, đã giúp cho độc giả có những hiểu biết cơ bản nhất về tam giáo Nho – Phật – Đạo.
(2) Xem thêm: Lao Tử - Thịnh Lê (cb), Từ điển Nho – Phật – Đạo, Nxb Văn học, 2001, tr. 752 – 755.
(3) Xem thêm: Lý Viết Trường, Ý nghĩa hoa sen trong đạo Phật, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Số 2 – 2014, tr.27 – 28.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm