Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/01/2024, 11:32 AM

Hòa thượng Giới Đức chia sẻ về tác phẩm "Thư pháp là gì?"

THƯ PHÁP, ban đầu, trong từ nguyên hay trong bất kỳ quyển từ điển nào cũng đều giải nghĩa là “phương pháp hoặc cách thức viết chữ”.

Về sau, trải qua thời gian, mỗi nhà mỗi phong cách, mỗi ý khí, mỗi thần thái biểu đạt khác nhau đã tạo nên Cái Đẹp rất đa dạng và rất phong phú từ các con chữ. Thế là “nghệ thuật thư pháp” ra đời.

Tác giả - Ths Nguyễn Hiếu Tín ra mắt Thư pháp là gì? cách đây gần một năm

Tác giả - Ths Nguyễn Hiếu Tín ra mắt Thư pháp là gì? cách đây gần một năm

Tác phẩm Thư pháp là gì? của Nguyễn Hiếu Tín dựa trên cơ sở luận văn Thạc sĩ đã được đánh giá là xuất sắc của Khoa Văn hoá học, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM dường như đã đáp ứng đúng lúc, đúng thời cho phong trào “thư pháp Việt” đang thịnh hành và nóng hổi hiện nay. Thư pháp, như vậy, từ truyền thống đến hiện đại, tự thân nó đã nội hàm tính nghệ thuật của một loại hình văn hóa đặc thù. Nó là linh hồn, là sự sống của các con chữ, không giới hạn khu biệt trong thư pháp chữ Hán của người Hoa Hạ cùng các nước đồng văn.

Thật thú vị, bổ ích và có ý nghĩa xiết bao khi tác giả trẻ này đã giới thiệu cho chúng ta một số thư pháp, tuy rất tiêu biểu nhưng đã khái quát được các trường phái thư pháp từ Đông sang Tây. Ngoài Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Hán Nôm Việt,... chúng ta còn có dịp biết đến:

- Chữ Ả Rập khi thể hiện thành nghệ thuật thư pháp, nó mang tính trừu tượng khá cao, khả dĩ lay động tư duy và trí tưởng tượng của người thưởng ngoạn.

- Chữ của các nước Âu Mỹ sử dụng mẫu tự La Tinh cũng hình thành nhiều loại chữ; với đường nét, cấu trúc, bố cục khác nhau; đã tạo nên một loại hình nghệ thuật rất công phu, đa dạng và lạ mắt. Nó mang tính thực tế, ứng dụng; rất đắc cách trong việc trang trí và minh họa...

Tác giả còn có ý nói rằng: “nghệ thuật thư pháp phương Đông” và “nghệ thuật viết chữ phương Tây” dù khác nhau về phương tiện, hình thức, mục đích,... nhưng chúng lại gặp nhau ở Cái Đẹp. Mọi tìm kiếm sáng tạo của các loại hình nghệ thuật, dù Đông hay Tây, dù hướng nội hay hướng ngoại đều đi về chân trời Mỹ học - cho dẫu khái niệm Mỹ học người ta vẫn đang còn những quan điểm dị đồng khá phức tạp.

Ngày càng có nhiều người yêu thư pháp, học và viết thư pháp

Ngày càng có nhiều người yêu thư pháp, học và viết thư pháp

Hiện nay, “nghệ thuật viết chữ Việt” từ các mẫu tự La Tinh của chúng ta, rõ ràng “hình” là phương Tây mà “hồn” thì phương Đông. Nếu các “thư pháp gia chữ Việt” đừng cầu kỳ, nắn nót, công phu, kỹ xảo quá – trên từng con chữ – mà chú trọng đến ý, khí, thần nhiều hơn; nghĩa là để tâm trạm nhiên, thư thái, thanh thản, hư tĩnh... cho con chữ trôi chảy tự nhiên, thanh bình, nhất quán... thì chắc chắn “thư pháp Việt” sẽ mang một tầm vóc mới; tuy chưa dám sánh với “thư pháp Hán”, nhưng cũng thể hiện được Cái Đẹp đặc thù của văn hóa phương Đông hướng nội: phụng hiến các giá trị đạo đức, nhân văn, tinh thần hướng thiện và hướng thượng cho con người trước xã hội khoa học trục vật hãnh tiến hiện nay.

Tôi tập viết “thư pháp Việt” đã trên dưới ba mươi năm; tự mày mò, tìm kiếm khá khổ hạnh nhưng vẫn thấy không vừa ý.

Tính nghệ thuật dường như vẫn đang còn chập chờn bay lượn ở phía trước. Một tìm kiếm về tư tưởng, lý luận hoặc một công trình nghiên cứu với nhiều thao tác tư duy, nhiều nguồn tham khảo như thế này là hiện tượng văn hóa đáng được quan tâm, khích lệ, tán thán; vừa tiếp truyền được hơi thở truyền thống của dân tộc, vừa mở đường khiêm tốn cho “thư pháp Việt” bước đi một cách tự tin, vững chãi hơn. Tôi tin là rồi nó sẽ trưởng thành, sẽ thăng hoa một cách ngoạn mục sau nhiều năm lấp vấp, lao chao...

“Lung linh hồn con chữ

Tùng trúc bút gieo văn

Tình thơm thư pháp Việt

Tiêu sái ẩm chung trăng”

Tác giả và tác phẩm

Tác giả và tác phẩm

Cảm ơn “người bạn trẻ, rất trẻ” đã cho tôi đọc một tác phẩm nghiên cứu công phu mà nếu thiếu nhiệt huyết, đam mê; thiếu thời gian, kiến thức và tế bào não thì không thể làm được. Nó cần cả tâm và trí vậy.

Xin trân trọng và mến yêu giới thiệu đến chư độc giả đang tha thiết với loại hình nghệ thuật viết chữ Việt còn non trẻ của chúng ta: một quyển sách đáng đọc!

Huế, Huyền Không Sơn Thượng

Am Mây Tía

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"

Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024

Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.

"Đường xưa mây trắng" giúp diễn viên Trương Ngọc Ánh tìm được bình yên

Sách Phật giáo 10:56 13/11/2024

Trương Ngọc Ánh kể khi ly hôn, chị chơi vơi. Thông điệp cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh giúp chị tìm được bình yên trong lòng.

Sách là một công cụ giúp con người thiền định

Sách Phật giáo 15:27 12/11/2024

Theo Niel Seligman (Diễn giả quốc tế về thiền định và kỹ năng sống), thiền và đọc sách có điểm chung là giúp con người tiến vào sự tập trung cao độ.

Cuốn sách giá trị về cuộc đời Đại sư Huyền Trang

Sách Phật giáo 17:03 07/11/2024

“Cuộc đời và sự nghiệp của Đại sư Huyền Trang” của Thích Tuệ Lập và Thích Ngạn Tông, do Nguyễn Phố dịch, NXB Dân Trí ấn hành là tác phẩm không thể thiếu cho những ai quan tâm đến Phật giáo, lịch sử và văn hóa nhà thiền.

Xem thêm