Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/02/2022, 12:34 PM

'Thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh đậm chất dân tộc và tuệ giác'

"Với thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định. Những tác phẩm của thiền sư lan tỏa năng lượng của tuệ giác, chuyển tải được tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức."

vnphanh5

Khi bước chân vào triển lãm sách và thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh, người xem có một cảm giác rất khác lạ so với các triển lãm nghệ thuật khác. Tại đây, mỗi người lặng yên thưởng thức, chiêm nghiệm những bức thư pháp, bước đi nhẹ nhàng, trở về với chính mình, lắng lòng mỗi khi tiếng chuông chánh niệm vang lên.

Cuộc triển lãm diễn ra tại không gian triển lãm Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ ngày 14/4 đến hết ngày 26/4 nhân dịp ra mắt cuốn sách giai phẩm thư pháp “Hương thơm quê mẹ” của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Cuốn sách có hơn 200 trang bao gồm thư pháp tiếng Việt và thư pháp tiếng Anh, trong đó có bức thư pháp cuối cùng của thiền sư Thích Nhất Hạnh viết tại Pháp.

Triển lãm thu hút đông đảo Phật tử, công chúng và người tu hành. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Triển lãm thu hút đông đảo Phật tử, công chúng và người tu hành. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Hơn 145 đầu sách tiếng Việt và 80 tác phẩm thư pháp với nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng được trưng bày phục vụ độc giả. Khách thưởng lãm thư pháp có thể tìm thấy đầy đủ nhất các tác phẩm của Sư ông Làng Mai, thưởng thức thiền ca, thiền trà và nghệ thuật thư pháp, tham gia vào những bài thực tập thiền định trong một không gian triển lãm được thiết kế độc đáo, bặt thiệp và tao nhã.

Nghệ thuật thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh từng được giới nghiên cứu mỹ thuật và thiền học trên thế giới quan tâm đặc biệt. Các tác phẩm thư pháp thiền trong triển lãm lần này từng gây tiếng vang lớn tại các cuộc trưng bày trước đây tại Pháp, Đức, Canada, Mỹ, Thái Lan, Đài Loan và Hồng Kông, thu hút sự quan tâm đông đảo của những người mộ điệu và giới truyền thông quốc tế.

Viện trưởng Viện Phật học ứng dụng châu Á, thầy Thích Chân Pháp Khâm, nhận định với thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định. Những tác phẩm của thiền sư lan tỏa năng lượng của tuệ giác, chuyển tải được tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức. Ở đó, nghệ thuật, văn hoá và nếp sống tỉnh thức hoà quyện với nhau một cách rất tuyệt vời.

Chính sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đã làm cho nghệ thuật thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người ái mộ, ngưỡng vọng trên khắp thế giới. Những bức thư pháp mang thông điệp: “Breathe, you are alive” (Thở, bạn đang còn sống), “The tears I shed yesterday have become rain” (Nước mắt ngày xưa nay đã thành mưa), “Be beautiful, be yourself” (Ta có là ta thì ta mới đẹp), “I have arrived, I am home” (Con đã về, con đã tới)… của ông được nhiều người tâm đắc, thỉnh đặt trang trọng trong gia đình và cả nơi làm việc.

Tại triển lãm lần này, công chúng sẽ tự chiêm nghiệm trước những thông điệp giản đơn mà giàu ý nghĩa, tự học cách điều hòa các mối quan hệ khi xem các bức thư pháp như “lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương,” tự hài lòng với những gì mình đang có bởi “phép lạ là đi trên mặt đất.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó, rất nhiều cuốn được xếp hạng best-seller như: “An lạc từng bước chân,” “Phép lạ của sự tỉnh thức,” “Đường xưa mây trắng,” “Giận,”... Năm 1967, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được đề cử giải Nobel vì Hòa bình.

Phương pháp thực tập chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh nổi tiếng khắp thế giới vì thực hành đơn giản nhưng mang lại hiệu quả sâu sắc, đem đến tinh thần hòa ái, trị liệu tâm thức con người trong xã hội hiện đại nhiều áp lực, khủng hoảng.

Sau một thời gian dài triển khai pháp môn của mình, tạo ảnh hưởng trên khắp thế giới, hiện nay thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Tổ đình Từ Hiếu (Huế) để tịnh dưỡng.

Thầy Thích Chân Pháp Khâm cho hay thiền sư Thích Nhất Hạnh sức khỏe yếu nhưng vẫn rất tỉnh táo: “Ban tổ chức sẽ livestream chương trình triển lãm để thầy xem. Trước đó, thầy tỏ ra rất vui khi triển lãm diễn ra tại Hà Nội.”

Triển lãm “Hương thơm quê mẹ” mang một thông điệp hướng về đất mẹ, quê hương Việt Nam, và xa hơn, là tâm tình với địa cầu tươi xanh và xinh đẹp đã dưỡng nuôi và chở che con người./.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

'Nơi nào không có bùn thì không có sen. Cũng như thế, khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau mà phát hiện. Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.' (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

"Nơi nào không có bùn thì không có sen. Cũng như thế, khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau mà phát hiện. Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn." (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Các tác phẩm thiền sư Thích Nhất Hạnh viết cho thiếu nhi. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Các tác phẩm thiền sư Thích Nhất Hạnh viết cho thiếu nhi. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

'Truyện Kiều văn xuôi dành cho người trẻ.' (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

"Truyện Kiều văn xuôi dành cho người trẻ." (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Học trò của thiền sư Thích Nhất Hạnh, thầy Pháp Nguyện (trái) giải nghĩa các bức thư pháp. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Học trò của thiền sư Thích Nhất Hạnh, thầy Pháp Nguyện (trái) giải nghĩa các bức thư pháp. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Các tác phẩm được đặt trong không gian nghệ thuật đậm chất thiền, có cỏ cây hoa lá, mang 'Hương thơm quê mẹ.' (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Các tác phẩm được đặt trong không gian nghệ thuật đậm chất thiền, có cỏ cây hoa lá, mang "Hương thơm quê mẹ." (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Ngắm nhìn các bức thư pháp, người xem cần tĩnh tâm và tự chiêm nghiệm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Ngắm nhìn các bức thư pháp, người xem cần tĩnh tâm và tự chiêm nghiệm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Bí quyết tưởng như đơn giản để hài hòa các mối quan hệ: 'Lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương.' (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Bí quyết tưởng như đơn giản để hài hòa các mối quan hệ: "Lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương." (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm