Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hòa thượng Thích Huyền Diệu với tâm nguyện suốt đời tri ân mẹ thiên nhiên

Với Hòa thượng Thích Huyền Diệu, trồng nhiều cây xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường, làm giảm các khí độc hại, tạo không gian xanh, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra, mà còn là bài học quý về lòng tri ân với quê hương, đất nước.

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức báo động

Trái đất luôn hiện ra đầy màu sắc tươi đẹp của thiên nhiên và động thực vật, nhưng Trái đất chúng ta đang sống còn là một thực thể bị tổn thương bởi những vấn nạn môi trường. Từ hiệu ứng nhà kính, khí hậu cực đoan, tới nạn ô nhiễm, rác thải, nguồn nước sạch…

Theo tính toán, vào năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số thế giới dự kiến chạm tới ngưỡng 9,6 tỷ người, chúng ta sẽ phải cần tới 3 Trái đất mới đáp ứng được nhu cầu sinh sống của chính bản thân chúng ta.

Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 thế giới với gần 12.000 loài thực vật bậc cao, có đường bờ biển dài 3.260 km.

Cây Bồ Đề được Hòa thượng Thích Huyền Diệu trồng tại khuôn viên Đền Hạ tại Đền Hùng, Phú Thọ cách đây hơn 20 năm.

Cây Bồ Đề được Hòa thượng Thích Huyền Diệu trồng tại khuôn viên Đền Hạ tại Đền Hùng, Phú Thọ cách đây hơn 20 năm.

Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5.400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu nhấn mạnh việc ô nhiễm môi trường trên Trái đất và khuyến khích mỗi người nên ý thức để bảo vệ môi trường: “Ước mơ của Thầy để giảm bớt ô nhiễm môi trường là khuyến khích mỗi người nên ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây, tiết kiệm nước, không dùng chất hóa học và đồ nhựa, túi nilon. Thầy mong mỗi người Việt Nam hãy trồng 1.800 cây xanh tại quê hương mình để bảo vệ môi trường cho hôm nay và mai sau”.

Việt Nam tổng số có hơn 183 khu công nghiệp trong cả nước. Thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ở các đô thị, chỉ có khoảng 60-70% chất thải rắn được thu gom. Cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm... chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.

Góc nhìn nhân văn của Hòa thượng Thích Huyền Diệu

Hòa thượng Thích Huyền Diệu, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal và hiện là Chủ tịch Danh dự của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal và hiện là Chủ tịch Danh dự của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Với Hòa thượng, trồng nhiều cây xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường, làm giảm các khí độc hại, tạo không gian xanh, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra, mà còn là bài học quý về lòng tri ân với quê hương, đất nước.

Với tâm nguyện xây dựng một ngôi chùa Việt Nam trên thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng của những người hành hương về đất Phật, Hòa thượng Thích Huyền Diệu, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal và hiện là Chủ tịch Danh dự của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, là người ngoại quốc đầu tiên được Chính phủ Vương quốc Nepal cấp đất xây dựng ngôi chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự, ngôi chùa Quốc tế đầu tiên tại vườn Lumbini, nơi Đức Phật Thích ca giáng trần.

An Việt Nam Phật Quốc Tự tọa lạc trên một diện tích rộng, giữa cánh đồng bao la, cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 2 km. Khuôn viên rộng rãi và thoáng mát tạo nên một khung cảnh yên tĩnh.

Tầm quan trọng của việc trồng cây và sự bảo dưỡng

An Việt Nam Phật Quốc Tự - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên đất Phật - Ấn Độ và Nepal giản dị, ẩn mình giữa màu xanh của thiên nhiên. (Ảnh: Anvietnamphatquoctu.com)

An Việt Nam Phật Quốc Tự - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên đất Phật - Ấn Độ và Nepal giản dị, ẩn mình giữa màu xanh của thiên nhiên. (Ảnh: Anvietnamphatquoctu.com)

Ngôi chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự mang đậm bản sắc của quê hương Việt Nam với nhiều cây cao bóng mát, không gian yên tĩnh cùng với tiếng chim hót líu lo rất thích hợp cho việc tu tập và thiền định. Bên trong chùa, dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn lượn là các loại cây ăn trái của vùng nhiệt đới rất quen thuộc với người Việt như vải, mít, táo, cam, chanh, bưởi, xoài, ổi xá lị… Phía trước chánh điện và hai dãy phòng Pháp xá của chùa có trồng nhiều loại hoa kiểng được mang giống từ quê nhà sang như đào, mai vàng, mai chiếu thủy, lan, sứ, thiên lý.

Với Thầy Huyền Diệu, trồng nhiều cây xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường, làm giảm các khí độc hại, tạo không gian xanh, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra, mà còn là bài học quý về lòng tri ân với quê hương, đất nước. Trồng một cái cây cũng như nuôi dưỡng một con người, không đơn giản chỉ là đào hố, trồng cây xuống là xong, mà còn cần chăm sóc, bón phân, thương yêu, phải trân trọng thì cây mới lớn được.

“Chúng ta phải có phương pháp trồng, vì mỗi loại cây sẽ thích ứng với một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Chính quyền địa phương ở bên này, họ đánh giá chùa Việt Nam của mình là ngôi chùa có môi sinh tốt nhất. Thầy mong sẽ đem được tất cả các cây quý trên thế giới về trồng trên quê hương mình”.

Tâm nguyện ấy đã trở thành “kim chỉ nam” trong cuộc đời và hành trình tu tập của Hòa thượng Thích Huyền Diệu, người luôn coi việc trồng cây là sứ mệnh của mình khi đặt chân đến bất cứ vùng đất nào.

13 cây Bồ Đề có nguồn gốc từ nơi đất Phật thành đạo (Buddha, Gaya Bihar, Ấn Độ) đã được Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam ươm mầm gieo trồng tại nhiều ngôi chùa ở nước ta, chốn tĩnh lặng, linh thiêng trong tâm thức người Việt. Lễ trồng cây cũng chính là hoạt động thiết thực, truyền tải thông điệp mà Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam muốn gửi tới cộng đồng trong khi môi trường sống ngày càng bị đe dọa.

Tâm nguyện suốt đời tri ân Mẹ Thiên nhiên

Như một cơ duyên, đầu những năm 1990, trong một lần đi thăm Bồ Đề đạo tràng tại Boudha Gaya, Bihar, Cộng hòa Ấn Độ, một số cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam (trong đó có nhà văn Hồ Anh Thái) đã đến chiêm bái cội Bồ Đề linh thiêng và thật bất ngờ khi phát hiện ra một mảnh đất nhỏ đang trồng rất nhiều cây có một ngôi nhà 4 tầng với những tấm bản đồ Việt Nam khắc nổi trên cửa chính và tất cả các cửa sổ! Bên cạnh đó là ngổn ngang gạch ngói đang xây cất một công trình gì đó. Thì ra đó là nơi khởi đầu của An Việt Nam Phật Quốc Tự ngày nay.

Ở đó duy nhất có một người Việt Nam xưng danh là người làm vườn kiêm quét chùa. Một người đàn ông trạc tứ tuần trong bộ quần áo nâu nhà chùa đeo cặp kính cận, thân hình mảnh mai nhưng trông toát lên vẻ kiên nghị mà hiền từ, nhanh nhẹn mà cẩn trọng, giọng nói Nam bộ nhỏ nhẹ chầm chậm thể hiện là người đã lâu rất ít được trao đổi, tiếp xúc với người Việt Nam khi chào bằng tiếng Anh. Ông tỏ sự ngạc nhiên tột độ khi biết các vị khách đến từ Việt Nam. Đó chính là Hòa thượng Thích Huyền Diệu.

Từ cuộc hạnh ngộ ấy, ngài Vũ Xuân Áng, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán có sự liên hệ và quảng bá rộng rãi về sự hiện diện của ngôi chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự nơi Bồ Đề Đạo Tràng mà mọi Phật tử trong nước và quốc tế đều biết.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến – Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, lúc đó là Tùy viên Khoa học nhiệm kỳ 1989 - 1992 cho biết, hàng năm vào dịp hè ông vẫn thường tổ chức cho các lưu học sinh Việt Nam giao lưu, tọa đàm cùng thầy Huyền Diệu. Cũng trong thời gian ấy, thầy Huyền Diệu bày tỏ ý nguyện muốn được trở về thăm quê hương Việt Nam. Sau một số lần về thăm Việt Nam để giảng pháp ở nhiều chùa khác nhau cũng như nói chuyện ở một số nơi trên khắp đất nước, thầy Huyền Diệu mong muốn được viếng thăm Đất Tổ với ý nguyện trồng một cây Bồ Đề tại đây. Ý tưởng hình thành: Cây của Phật trồng nơi Đất Tổ!

Đầu năm 2021, lãnh đạo Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có dịp về thăm lại cây Bồ Đề mà Hòa thượng Thích Huyền Diệu chủ trương trồng nơi Đất Tổ. Hơn hai mươi năm qua, cây Bồ Đề vượt qua bão gió giờ đã vươn cao, tỏa bóng cùng muôn ngàn cây lá ngút ngàn nơi núi Hy Cương hùng vĩ, linh thiêng thờ các Vua Hùng. Mỗi năm, Đền Hùng đón đồng bào con dân đất Việt từ mọi phương trời về đây tụ hội, thăm viếng đảnh lễ với lòng tôn kính, biết ơn vô hạn.

Cây Bồ Đề được bao quanh bởi một hàng rào bảo vệ bằng sắt luôn có những làn khói hương tỏa ngát bởi khách viễn du cung kính cắm nơi gốc cây. Bên cạnh đó là một tấm bia đá với dòng chữ khắc ghi “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN", như để nhắc nhở một thông điệp, một lời dặn dò cho con cháu muôn đời sau!

Theo Hòa thượng Thích Huyền Diệu, trồng một cái cây cũng như nuôi dưỡng một con người, không đơn giản chỉ là đào hố, trồng cây xuống là xong, mà còn cần chăm sóc, bón phân, thương yêu, phải trân trọng thì cây mới lớn được. Chúng ta phải có phương pháp trồng, vì mỗi loại cây sẽ thích ứng với một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Chính quyền địa phương ở bên này, họ đánh giá chùa Việt Nam của mình là ngôi chùa có môi sinh tốt nhất. Thầy mong sẽ đem được tất cả các cây quý trên thế giới về trồng trên quê hương mình.

“Nước ta là một nước nông nghiệp, phải tận dụng thế mạnh của mình, không phải cái gì cũng học theo các nước khác được, bây giờ mình phải sản xuất nông nghiệp, trong đó quan trọng là trồng cây. Chúng ta phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh về địa hình, đất đai và những tài nguyên sẵn có. Sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh mà Chính phủ Việt Nam đề xuất cần phải làm ngay lập tức vì cuộc sống này là vô thường, nên khi đã nói là phải thực hiện luôn”, Hòa thượng Thích Huyền Diệu nhấn mạnh.

Năm 2020, thầy Huyền Diệu đã kêu gọi mỗi người nên hạn chế tối đa dùng đồ nhựa và túi nilon để bảo vệ môi trường. Theo thầy Huyền Diệu, những ngày qua, dịch bệnh đang hoành hành nhiều nơi trên thế giới. Đây là một trong những tai họa do sự lạm dụng phá hủy môi sinh, không tôn trọng “Mẹ vũ trụ, thiên nhiên”... Chúng ta cần tĩnh tâm suy niệm thật kỹ, cùng thành tâm thành thật tu niệm, cùng tôn trọng bảo vệ môi sinh thì tai ương sẽ biến mất.

Không những thế, Thầy Huyền Diệu đã lên tiếng cấp thiết kêu gọi mỗi người có thể giúp môi sinh tốt hơn bằng cách: Trồng thật nhiều cây; Tiết kiệm nước; Hạn chế tối đa dùng đồ nhựa và túi nilon... Trong lá thư được viết ngày 26/7/2014 về 10 điều ước của thầy khi đi tu tập ở vùng Himalaya, thầy đã nhấn mạnh về tình trạng ô nhiễm môi trường trên Trái đất và khuyến khích mỗi người nên ý thức để bảo vệ môi trường.

Hạn chế dùng đồ nhựa, túi nilon để bảo vệ môi trường

Năm 2020, Thầy Huyền Diệu đã kêu gọi mỗi người nên hạn chế tối đa dùng đồ nhựa và túi nilon để bảo vệ môi trường. Theo Thầy Huyền Diệu, những ngày qua, dịch bệnh đang hoành hành nhiều nơi trên thế giới. Đây là một trong những tai họa do sự lạm dụng phá hủy môi sinh, không tôn trọng “Mẹ vũ trụ, thiên nhiên”... Chúng ta cần tĩnh tâm suy niệm thật kỹ, cùng thành tâm thành thật tu niệm, cùng tôn trọng bảo vệ môi sinh thì tai ương sẽ biến mất.

Thầy Thích Huyền Diệu chia sẻ, chỉ một chai nhựa nhỏ nhưng phải mất đến vài trăm năm mới phân hủy được.

Thầy Thích Huyền Diệu chia sẻ, chỉ một chai nhựa nhỏ nhưng phải mất đến vài trăm năm mới phân hủy được.

Hòa thượng đã lên tiếng cấp thiết kêu gọi mỗi người chúng ta có thể giúp môi sinh tốt hơn bằng cách: Trồng thật nhiều cây; Tiết kiệm nước; Hạn chế tối đa dùng đồ nhựa và túi nilon...

Chiều 24/10/2022 (tức ngày 29 tháng 9 năm Nhâm Dần), tại Hà Nội, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nám long trọng cung nghinh Hòa thượng Thích Huyền Diệu quang lâm. Hòa thượng Thích Huyền Diệu là Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal, Chủ tịch Danh dự Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Tại buổi giảng pháp, Hòa thượng Thích Huyền Diệu đã bày tỏ sự trăn trở của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới. Ông kêu gọi tất cả mọi người chung tay cùng hành động vì một Hành tinh xanh, nói không với rác thải nhựa, trồng thật nhiều cây xanh. Đối với giới doanh nhân, đặc biệt là những startup, hãy kinh doanh bằng cái tâm, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, và hãy chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

“Trong cuộc đời mỗi một con người, hãy cố gắng trồng ít nhất 1.800 cây xanh. Khi mà tất cả mọi người cùng chung tay, hành tinh của chúng ta sẽ xanh hơn…”, Hòa thượng Thích Huyền Diệu kêu gọi.

Triết lý ứng xử với môi trường sinh thái theo quan điểm Phật Giáo (Phần 1)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền và tập tạ

Phật pháp và cuộc sống 09:30 23/11/2024

Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.

Tuổi nào cho em

Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Xem thêm