Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/07/2022, 13:02 PM

Triết lý ứng xử với môi trường sinh thái theo quan điểm Phật Giáo (Phần 1)

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề cao việc bảo vệ môi trường, kêu gọi Tăng ni, những người con Phật tích cực phát huy tinh thần tôn trọng sự sống, chung tay với cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường và sự an nguy của trái đất.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TOÀN CẦU VÀ Ở VIỆT NAM

Ngày nay, xã hội càng phát triển chúng ta sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về môi trường như: khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất đang nóng lên từng ngày, các hệ sinh thái rừng, đất, nước đang bị tàn phá và có nguy cơ bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, dân số tăng nhanh, sức ép của công nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn... Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.

Thảm họa trọng tâm của Thế giới là đại dịch Covid - 19, nhưng sự hiện diện của các thảm họa thiên tai trong năm 2020 cộng hưởng với covid 19 khiến thiệt hại khủng khiếp hơn, một mùa bão kỷ lục, lũ quyét, động đất, núi lửa phun trào và cháy rừng đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Có thể kể đến, vụ cháy rừng ở Úc thực tế đã khiến 445 người chết ngạt, lũ quét làm hơn 150 người ở Afghanistan mất mạng, động đất mạnh tới 7,0 độ Richter và sóng thần giết chết 117 người ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ Không đâu xa hơn, trên đất mẹ hình chữ S của chúng ta, năm 2020 là một năm thiên tai dị thường, bởi lẽ Việt Nam đã trải qua một năm đáng nhớ với thiên tai khốc liệt, dị thường nhất trong hai thập niên với bão dồn dập, đỉnh lũ lịch sử liên tiếp thiết lập, hạn mặn nghiêm trọng chưa từng có, sạt lở quy mô lớn khiến 132 người chết và mất tích; hậu quả đợt mưa lũ tại miền Trung không thể tính toán bằng con số, bao nhiêu người mất đi kế sinh nhai, phải rời bỏ quê hương.

2. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TỰ NHIÊN 

Trong ngày lễ Phật Đản năm 2011, Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ đã có thông điệp như sau: “Thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn tác hại do bởi ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, nhiệt độ trái đất gia tăng, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, sóng thần, động đất, nước biển dâng… đang là những thảm họa đe dọa đến sự an nguy của sự sống con người. Hơn lúc nào hết, Tôi kêu gọi mỗi Tăng ni, Phật tử chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên, để chung tay với cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường xã hội và sự an nguy của trái đất, đó là việc làm thiết thực để kính dâng ngày đản sinh Đức Từ Phụ của chúng ta”.1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề cao việc bảo vệ môi trường, kêu gọi Tăng ni, những người con Phật tích cực phát huy tinh thần tôn trọng sự sống, chung tay với cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường và sự an nguy của trái đất.

Cư sỹ Lê Văn Tâm còn chỉ rõ: cội nguồn của cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay thực chất là cuộc khủng hoảng văn hóa và tâm linh, phát sinh từ tham sân si của con người. Ông cũng cho biết vũ khí để ứng phó với tham sân si chính là vũ khí bi trí dũng mà Đức Phật đã trao tặng.

Cách đây hơn 2.500 năm trước, có một nhà môi trường học vĩ đại, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đã quán chiếu sự tác hại của việc huỷ hoại môi trường. Ngài đã dạy môn đồ rằng: “Hãy đến với thiên nhiên như loài ong hút mật mà không làm tổn hại đến hoa”. 

Phật tử chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên...

Phật tử chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên...

Phật giáo quan niệm về môi trường sinh thái

Tinh thần Phật giáo về môi trường có thể thấy rõ ràng trong sự diễn đạt của Đức Dalai Lama, về sự phát triển Tây Tạng thành khu vực bất bạo động (Ahimsa) – “Lãnh thổ Tây Tạng sẽ được chuyển thành một công viên thiên nhiên lớn nhất thế giới hay một khối cầu về hệ sinh thái. Luật lệ nghiêm khắc cần phải được đẩy mạnh để bảo vệ đời sống hoang dã và đời sống thực vật; những việc làm phương hại đến các tài nguyên thiên nhiên cần được cẩn thận chỉnh đốn do vậy sẽ không phá hủy hệ sinh thái; và chính sách về sự có thể duy trì phát triển sẽ được chọn áp dụng nơi những khu vực có đông dân cư.” (H.H. The 14th Dalai Lama, Giải Nobel Hòa Bình, ngày 11.12.1989).

2.1 Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gắn với môi trường sinh thái tự nhiên

Mỗi sự kiện về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều gắn liền với thiên nhiên và cỏ cây, như đản sinh dưới gốc cây Vô ưu, thành đạo dưới cội Bồ đề, nhập Niết bàn ở bên hai cây Sala...Chúng ta thấy rõ những sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật có mối liên quan mật thiết với môi trường tự nhiên.

2.1.1 Sự kiện Đản sanh

Đức Phật đản sanh trong vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) dưới gốc cây Vô ưu, trong một khu vườn xinh đẹp, hoa nở vui mừng, bóng mát êm dịu phủ khắp. Trong Kinh Phật Bản Hạnh Tập kể lại sự kiện này như sau: “Trong khu vư

Vườn này cây cối xanh tốt, không đâu có được. Trong đó có rất nhiều loài cây có hoa và có rất nhiều loài cây ăn quả thẳng hàng. Lại có rất nhiều ao hồ rộng lớn, bao quanh rất nhiều chủng loại cây… Đặt biệt trong vườn có một loài cây có tên là Ba-la-xoa, thân cây vững chãi, từ thân đến ngọn thẳng đẹp, cành lá tươi tốt sum suê, lá vừa xanh lại vừa tím như sắc lông của chim khổng tước, mềm mại đung đưa như thiên y của trời Ca-lân-đề, hoa của nó có mùi thơm dịu, ngửi vào thì thấy thoải mái. Ma Ya phu nhân an tường đi đến dưới gốc cây. Lúc đó, cây nhờ vào uy đức của Bồ Tát mà cành tự nhiên vườn ra, rũ bóng mát dịu dàng. Ma-ya phu nhân đưa cánh tay phải lên, như chiếc cầu vồng trên hư không, an tường vươn vai, vin vào cành cây Ba-la-xoa…”1. Đức Phật đản sinh trong một hoàn cảnh gắn liền với thiên nhiên hoa cỏ, bầu trời êm dịu, chim chóc reo ca, cây xanh tỏa bóng mát, hoa quý đua nở.

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Đức Phật đản sanh trong vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) dưới gốc cây Vô ưu, trong một khu vườn xinh đẹp, hoa nở vui mừng, bóng mát êm dịu phủ khắp.

Đức Phật đản sanh trong vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) dưới gốc cây Vô ưu, trong một khu vườn xinh đẹp, hoa nở vui mừng, bóng mát êm dịu phủ khắp.

Trong văn học Phật giáo mô tả về khung cảnh liên quan đến sự kiện đản sanh của đức Phật không chỉ trong lịch sử mà cả trong truyền thuyết đều phản ánh ý niệm bên trong của Phật giáo, cũng là một thông điệp có ý nghĩa trong việc giáo dục bảo vệ môi sinh của nhân loại. Cuộc đời chúng ta không chỉ bó hẹp mà gồm cả thiên nhiên hoa cỏ, động vật và môi sinh. Như vậy, con người và hoàn cảnh luôn chan hòa với nhau, thiếu đi một mặt thì sự cân bằng sinh thái sẽ có vấn đề.

2.1.2  Sự kiện Thành đạo

Thời đức Phật, xã hội cổ đại Ấn Độ đơn vị hành chính có thôn làng và thành thị, ngoài ra chủ yếu là rừng rậm. Trong những khu rừng thường là nơi tu luyện của các đạo sĩ tu khổ hạnh, họ từ bỏ đời sống ồn ào và náo nhiệt, tìm vào cuộc sống nội tâm. Đây là một loại hình sinh hoạt đặc biệt cấu thành văn hóa cổ đại không thể thiếu ở Ấn Độ. Những cánh rừng kế tiếp nhau trở thành nơi lí tưởng cho các đạo sĩ ẩn cư, tu thiền, lập thuyết. Tất cả những hình thái sinh hoạt của con người đều liên quan đến thiên nhiên và cây cỏ.

Thái tử Tất Đạt Đa, lúc đang còn ở trong cung điện, cũng nhận thấy sức mạnh của thiên nhiên, Ngài từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, đi vào rừng sâu, ẩn tu làm đạo sĩ. Trong kinh điển Phật giáo có ghi: sau khi trải qua sáu năm tu hành khổ hạnh, thái tử Tất Đạt Đa nhận ra mục đích tu hành không phải để ép xác cũng không đắm say trong hưởng thụ. Ngài đi bằng con đường của chính mình, con đường Trung đạo. Rồi thái tử tìm đến bên một khu rừng, ngồi thiền định dưới cội cây Bồ Đề và chứng quả vô thượng.

Trong kinh Phật Bản Hạnh kể về những cảm nhận và chia sẻ của đức Phật đối với thiên nhiên và cây cỏ như chính một con người vừa có cảm xúc vừa có suy nghĩ. Đôi lúc còn xem như một thần cây: “Lúc bấy giờ, Bồ Tát ngồi xuống dưới gốc cây Bồ đề xong, thì thần gìn giữ cây Bồ đề liền rất hoan hỉ, tâm ý thư thái, toàn thân vui không gì tả được…, liền ra lệnh cho các thuộc hạ và quyến thuộc bảo vệ Bồ Tát, cung kính nghiêm túc. Lúc đó, bốn bề cây cối không kể lớn nhỏ, các vị thần cây đều từ cây bước ra, đến bên cây Bồ đề…” 2 Đối với đức Phật cây cối vẫn có cảm xúc, chúng sống cùng với con người, thậm chí cùng có một giá trị giống như con người và cùng tồn tại với con người. Trong Đại Phẩm kể lại rằng, sau khi đức Phật thành đạo, Ngài ngồi thọ pháp lạc dưới cội cây Bồ đề như thầm cảm ơn, Ngài nhìn không nháy mắt về phía cội cây, thần cây bèn khuyên hai thương nhân Miến Điện đến cúng dường mật ong và bánh gạo.

Bài học bảo vệ môi trường qua cuộc đời Đức Phật

Những cánh rừng kế tiếp nhau trở thành nơi lí tưởng cho các đạo sĩ ẩn cư, tu thiền, lập thuyết. Tất cả những hình thái sinh hoạt của con người đều liên quan đến thiên nhiên và cây cỏ.

Những cánh rừng kế tiếp nhau trở thành nơi lí tưởng cho các đạo sĩ ẩn cư, tu thiền, lập thuyết. Tất cả những hình thái sinh hoạt của con người đều liên quan đến thiên nhiên và cây cỏ.

2.1.3. Sự kiện nhập Niết Bàn

Sau khi đã làm xong những việc đã làm, đức Phật đến thành Câu Thi na, Ngài nằm nghỉ trong rừng, giữa hai gốc cây Sala, an tường viên tịch. Cũng giống như lần Ngài giáng thế dưới cội cây Vô Ưu, nay giờ phút nhập Niết bàn dưới hai gốc cây Sala. Trong kinh kể rằng, lúc này rừng cây buồn bã, lá ngả màu, thân cành cong gãy như con người không khác đau buồn không kiềm chế được.

Khi Phật giáo ở Ấn Độ được lan rộng sang những quốc gia lân cận, những phái đoàn của đại đế A Dục được phái đi, họ mang theo ngoài những kinh điển ra thì là một nhánh cây Bồ đề được đem theo như một tín vật thiêng liêng. Cây Bồ đề được trồng đến đâu thì bóng mát của Phật pháp được tươi nhuận đến đó. Cũng từ đó, tự viện cũng được kiến thiết ở trong núi rừng u tịch, chùa chiền còn gọi là chốn “Tòng Lâm”, cây chụm lại cây thành núi cao, tăng sum họp tăng thân hòa hợp. Thời đức Phật có hai tịnh xá lớn nhất đó là tịnh xá Trúc Lâm do vua Tần-bà-sa-la dâng cúng. Tịnh xá Trúc Lâm được trang nghiêm bằng một rừng trúc và trở thành một nơi tu hành lý tưởng của chư Tăng. Tịnh xá thứ hai là tịnh xá Kì Hoàn.

Tịnh xá này do trưởng giả Cấp Cô Độc và thái tử Kỳ Đà dâng cúng. Tịnh xá này có một câu chuyện cực kì lý thú là khi trưởng giả Cấp Cô Độc vì lòng tín mộ đức Phật và chư Tăng, ông tìm cách chọn một nơi lý tưởng để lập tịnh xá cúng dường. Trưởng giả đi khắp nơi chỉ chọn được vườn cây của thái tử Kì Đà là vừa ý. Trưởng giả ngỏ ý với thái tử để mua. Thái tử vốn không thích bán, nhưng cũng đùa với trưởng giả như một lời thách đố, nếu đem vàng ra trải đến đâu thì lấy đến đó. Trưởng giả đồng ý thực hiện lời giao ước. Thái tử hết sức ngạc nhiên không kiềm nổi mới hỏi tại sao trưởng giả phải làm một việc mà không ai dám làm. Trưởng giả giải thích cho thái tử biết ý nghĩa việc làm của mình. Thái tử Kì Đà nghe xong lòng rất khâm phục và phát tâm cúng toàn bộ số đất còn lại và cây cối ở trong khu vườn. Từ đó về sau, vườn cây được làm tịnh xá dâng cúng cho đức Phật và chư Tăng làm cơ sở để tu hành. Đức Phật đã an cư ở đây 25 mùa hạ, thuyết nhiều bộ kinh Đại thừa vô cùng quan trọng.

Kinh điển Phật giáo, chúng ta có thể vẽ lại bức tranh như sau: Đức Phật và Tăng chúng đệ tử trong quá trình tu hành và sinh hoạt trên một đất nước Ấn Độ cây cối tươi tốt, rừng phủ dày đặc. Những tịnh xá mà chư Tăng sinh sống bốn bề là rừng cây sum xuê. Đời sống của người xuất gia lúc bấy giờ thật lý tưởng, họ sống yên lặng trong rừng xanh, kết am tranh, hay ngồi thiền định trên những thảm cỏ, ở dưới một cội cây không được trú lần thứ hai. Như trong kinh Tứ Thập Nhị Chương mô tả: “Thọ hạ nhất túc, thận vật tái hỉ.”1 Chư Tăng mỗi ngày ngồi tu tập thiền quán và đi kinh hành quanh khu rừng yên vắng, đây là hai công việc thường ngày của họ, chỉ có lúc đi khất thực mới rời rừng vắng đi vào thôn làng hóa duyên. Có lúc trong làng có Phật tử mời cơm trưa và cúng dường bốn sự. Thọ thực xong, chư Tăng thuyết pháp cho Phật tử và tín đồ, rồi trở lại tịnh xá trong rừng vắng tiếp tục công việc tu hành của mình. Đối với người xuất gia, việc tu tập sinh sống ở nơi phố phường là một trở ngại, họ làm bạn với thiên nhiên cỏ cây mây nước, nơi u tịch vắng lặng là nhà, việc tu tạo chùa chiền chỉ là phương tiện hóa độ số đông chứ không phải là tài sản sở hữu của riêng ai.

Đức Phật nhấn mạnh rằng môi trường thiên nhiên trong sạch sẽ nâng cao đời sống nội tâm.

Đức Phật nhấn mạnh rằng môi trường thiên nhiên trong sạch sẽ nâng cao đời sống nội tâm.

Chúng ta có thể nhận thức được rằng chân lý cũng nằm trong cả thế giới hoa cỏ và động vật, chúng ta bảo vệ môi sinh cũng là đang thể nhập vào thế giới duyên sinh mầu nhiệm, không có ai hay một đấng tạo hóa nào có quyền năng hủy diệt và sinh ra chúng, mà chỉ cộng sinh trong tương tác. Qua những giá trị về Duyên sinh vô ngã, chúng ta có thể liên tưởng rằng, nếu tâm con người được thanh tịnh thì chúng ta có thể thể nghiệm được pháp âm vi diệu từ thế giới hoa cỏ chim thú. Cũng vậy, thế giới tự nhiên được tôn trọng và hiểu đúng như sự hiện hữu của thế giới con người và tự nhiên không tách rời nhau, bảo vệ môi sinh là xây dựng thế giới Cực lạc, thế giới không nhiễm ô, không chiến tranh và không tham lam ích kỉ.

Nhiều lời dạy của Đức Phật trong các kinh điển Nguyên thủy có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Trong kinh Anguttara Sutra, Ngài dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”. Hoặc kinh Vinaya-matrka-sastra dạy rằng: “Một Tỳ kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội”, hoặc: “Có năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”1. Đức Phật cũng khuyên mọi người không nên lãng phí, mà phải biết quý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. 

Sau khi chứng ngộ, Đức phật khuyên chư đệ tử không nên chặt phá cây cối, cho dù là chặt cành hay bẻ lá: "Cây xanh cho chúng ta bóng mát trong lành, giúp chúng ta có nơi ngủ nghỉ qua đêm hay ngồi thiền định. Chặt cành hay bẻ lá của cây đều là hành vi phi đạo đức‟2. Vào mùa mưa, Đức Phật dạy tăng đoàn tìm chỗ an cư thích hợp để tránh việc đi ra đường dẫm đạp lên cỏ non và giết hại côn trùng. Điều này, chẳng những chứng tỏ thái độ tôn trọng sự sống muôn loài của Ngài mà còn biểu hiện lòng từ mẫn vô biên của Ngài đối với tất cả chúng hữu tình.

Hệ thống đạo đức Phật giáo thiết yếu chứa đựng các giới luật (là một phần của Bát Chánh Đạo) nhằm duy trì đời sống trong sạch điều này bao gồm sự giữ giới, thực hành chánh niệm và phát triển tuệ giác. Chúng không chỉ là những quy luật chỉ cần chấp hành mà vấn đề nằm ở sự thanh lọc tâm và phát triển nhân cách đó chính là điểm cốt yếu (của giới) vậy. Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng môi trường thiên nhiên trong sạch sẽ nâng cao đời sống nội tâm.

Ngài dạy rằng : “khi một vị tỷ kheo nhận y áo, những y phục cũ không bỏ đi mà được dùng làm khăn trải giường; khi những khăn trải này cũ đi thì nhồi vải lại làm thành nệm đắp; khi nệm vải nhồi cũ quá thì cắt thành những khăn đắp nhỏ; rồi thành giẻ lau và thậm chí khi giẻ lau mục nát thì nhồi chúng với đất sét để trám các vết nứt trên sàn hay trên tường.” (VinayaII;291).Tánh tiết kiệm, tâm rộng lượng, sự cẩn thận, hay chia sẻ, cần cù siêng năng và tiền kiếm được bằng sức lao động từ mồ hôi nước mắt, tất cả những điều này tạo thành một tấm thảm phong phú hứa hẹn một đời sống đơn giản và yên vui (de Silva, 1998, 156). Cuối cùng, những việc làm trên nhằm đóng góp vào việc ngăn chặn sự phá hoại không đáng và sự lãng phí các nguồn dự trữ của thiên nhiên.

2.2 Giới luật Phật giáo về Cấm sát sinh không được vô cớ chặt cây, giẫm trên cỏ

Trên ý nghĩa cơ bản, giới được đặt trên nền tảng từ bi thương xót đến tất cả muôn loài chúng sinh, không làm những gì có hại cho mình, cho chúng sinh, hoặc hại cả hai, về ba phương diện thân, khẩu, ý thì phải tích cực làm mọi việc để đem lại hạnh phúc, an lạc cho mình và cho chúng sinh. Sự sống vô cùng quý giá, nên Đức Thế Tôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng cho đến sự sống của cỏ cây. Kinh sách dạy rằng, Ngài không đổ các đồ ăn dư thừa của mình trên bãi cỏ xanh hay trong nước có các loài côn trùng nhỏ.

Đức Phật thuyết giới thứ nhất như sau: “Người Phật tử không được hoặc tự mình giết hoặc bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết, vân vân, phàm tất cả các loài hữu tình có mạng sống, đều không được cố ý giết chúng.” Đối tượng chúng sinh trong giới cấm thứ nhất của đạo Phật là hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác, biết đau đớn và vui sướng. Chúng sinh ấy bao gồm từ người cho tới các loài động vật trên bộ, trên không và dưới nước, từ những con vật lớn như voi tượng, như cá ông cho đến các con vật nhỏ bé như kiến, như sâu trùng. Từ quan điểm nơi mỗi cá thể chúng sinh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật nên có đặc tính bình đẳng, do đó người Phật tử chúng ta không những không thể sát hại chúng sinh mà còn phải tôn trọng và bảo vệ chúng sinh dù là loài vật vì chúng cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ môi sinh trên trái đất, nơi mà con người đang ở. Bản chất của chúng sinh, dù loài nào, cũng đều ham sống sợ chết.

Sự sống vô cùng quý giá, nên Đức Thế Tôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng cho đến sự sống của cỏ cây.

Sự sống vô cùng quý giá, nên Đức Thế Tôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng cho đến sự sống của cỏ cây.

Nhân quả tốt lành của việc bảo vệ môi trường

Giết hại chúng sinh tức là gây cho chúng sinh sự đau đớn về thân thể và sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị đe dọa và xâm phạm. Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh luôn luôn đồng nghĩa với sự chia lìa thân quyến. Khi một chúng sinh bị đe dọa đến mạng sống, chúng cũng có những phản ứng tự vệ, ít nhất là phát ra những nỗi oán hờn thù hận đến những ai định tâm sát hại chúng. Chúng cũng khởi nên những năng lượng tiêu cực, chất độc trong thịt, xương, da của chúng khi chúng bị giết hại. Không có con vật nào tự nguyện chết cả.

Tại sao chúng ta làm đau đớn hay hủy hoại mạng sống của chúng trong khi chúng ta muốn sống và không muốn ai hành hạ chúng ta?

Hoà Thượng Thích Thiện Hoa nói về giới không sát sanh, khuyên chúng ta không nên sát hại chúng sinh vì bốn lý do:

Tôn trọng sự công bằng:

- Chúng ta coi sanh mạng mình là quý, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ sanh mạng. Mình đã biết quý trong thân mạng mình, tại sao lại muốn chà đạp sanh mạng người? Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng. Như một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái dãy dụa mong thoát chết! Theo lẽ công bình, điều ta không muốn ai làm cho ta, thì ta cũng đừng làm cho người khác, hay loài khác. Phật dạy: "Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết! Chớ bảo giết!".

Tôn trọng Phật tánh bình đẳng:

- Chúng ta mỗi loài tuy thân hình khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh đã bình đẳng thì không thể viện lý do gì để nói rằng Phật tánh ở người giá trị hơn ở vật, ở giai cấp này màu da này giá trị hơn giai cấp kia màu da kia.

Nuôi dưỡng lòng từ bi.

- Lòng từ bi của Đức Phật xem mọi loài như con, nên Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài sát hại sinh vật, bất cứ trong trường hợp nào. Bởi vì đem tâm giết hại sinh mạng hay nhẫn tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải dãy dụa, rên siết, quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quý báu trong tâm hồn chúng ta. Đức Khổng Tử có dạy:"Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, Kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử".(nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó, thấy nó sống không đành thấy nó chết). Như vậy người có tâm từ bi hay lòng nhân từ đều không nỡ giết hại người hay loài vật.

Tránh nhân quả báo ứng oán thù.

-  Khi chúng ta giết một người hay một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được. Họ vì cô thế, vì yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ gặp dịp báo thù, hay con cái thân nhân họ sẽ báo thù lại.Cứ thế mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát hại lại.Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ. Phật dạy: “Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi”1.

Vì những lý do trên, Đức Phật cấm Phật tử không giết hại. Không giết hại, sẽ có những điểm lợi ích sau đây:

Một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật, không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ, thì trong lòng không bứt rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòa, trong sáng.

Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhất của Phật dạy, thì chiến tranh sẽ không có, cho nên Tổ xưa có dạy: “Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết, mười phương nào có nổi đao binh. Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu Thiện. Lo gì thiên hạ chẳng thái bình”.

Căn cứ vào đời sống gương mẫu của đức Phật, chúng ta hiểu rằng khi đặt ra giới cấm không sát sinh này, Phật không chỉ giới hạn vào việc tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người, mà còn là tôn trọng và bảo vệ sự sống của tất cả mọi sinh vật. Ngay cả đến cỏ cây hoa lá, dù không phải là hữu tình chúng sinh, không có tình cảm khổ vui, Ngài cũng dạy rằng nên tôn trọng, không tàn phá bừa bãi. Đó là thói quen tốt của người Phật tử, không sử dụng bạo lực. Từ sự giác ngộ lại được bản thể chân tâm, đức Phật đã thấy tất cả chúng sinh hữu tình đều trải qua những vòng sinh tử luân hồi và thấy rõ những mối liên hệ với nhau qua nhiều dạng thể khác nhau. Bây giờ một số chúng sinh đang sống dưới hình thức những con vật thấp kém nhưng trước đây họ có thể đã mang hình dạng cơ thể con người. Vì lòng từ bi vô bờ bến Ngài không muốn chúng ta ăn thịt lẫn nhau nên Ngài đã ban hành giới cấm đầu tiên là giới không sát sanh. Ngài nói: “Tất cả chúng sinh vì tâm tưởng khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các loài". Ngài nói rõ thêm "Hữu tình luân hồi thọ sanh trong sáu đường như bánh xe quay không có đầu mối trước sau, hoặc làm cha mẹ, hoặc làm con cái, đời đời kiếp kiếp mang ân lẫn nhau ...”

Nói về giới không sát sanh này, Ngài Trần Thái Tông, vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, cũng đã viết trong Khóa Hư Lục như sau:"Phàm các loài sinh từ trứng, thai, ẩm, hóa, tính vẫn đồng, thấy nghe hiểu biết đâu khác. Chỉ do tạo nghiệp kết oán, nên thọ tên khác hiệu khác. Ngày trước vốn loài người, nay sanh đàn giống khác nhau. Hoặc là bạn bè, hoặc là anh em. Thay đổi áo xiêm đai mũ, biến làm mai vẩy cánh lông. Vợ quên chồng, chồng quên vợ, con trái cha, cha trái con. Đã thấy đổi đầu khác mặt, lôi về mổ bụng chặt chân. Chỉ lo tham sống sợ chết, lại không một lời kêu đau khổ. Ngươi giết nó, nó giết ngươi, hắn ăn mày, mày ăn lại hắn, hằng không ngày dứt, mãi tạo oan trái. Kiếp kiếp trả nhau, đời đời thù nhau. Người quay đầu liền đến quê nhà, kẻ phóng tâm hằng chìm địa ngục”. Sách Nho dạy: "Thi ân bố đức". Kinh Đạo dạy: "Ái vật hiếu sanh". Phật ngăn cấm sát là giữ giới, ngươi phải để ý tuân hành chớ phạm". Đây là Ngài căn cứ theo quy luật nhân quả để nhắc nhở chúng ta nên cẩn thận trong mọi hành vi bao gồm thân làm, miệng nói và ý thức suy tư mà đạo Phật gọi là ba nghiệp thân khẩu ý. Nghiệp là hành động sẽ đưa đến kết quả tốt hay xấu. Do đó nếu chúng ta làm những điều xấu ác thì chúng ta sẽ bị quả xấu mà thường hay gọi là nghiệp báo.

Những tai họa, tật nguyền hay hình dáng của chúng sanh mà ngày nay chúng ta thấy khác nhau đều có nguyên nhân nếu không xảy ra trong đời hiện tại thì cũng đã được tạo ra trong khoảng thời gian của vô lượng kiếp quá khứ. Do sức mạnh của nghiệp, nghiệp lực thúc đẩy những hành động thiện hay bất thiện đã tồn trữ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ đó hiện hành, tạo ra những kết quả mà ngày nay chúng ta đang gặp. Nói tóm lại, sát sanh nghĩa là giết hại, dùng bạo lực chấm dứt sự sống của những sinh vật cũng thiết tha muốn sống như mình. Nếu đã khởi tâm muốn giết đưa tới thực hiện thì tất cả các hành động sát sanh, bất luận loại nào, tuy có nặng nhẹ khác nhau, cũng đều phạm tội sát sanh.

Mỗi người chúng ta phải đánh thức đức Bụt trong ta dậy, bởi vì chúng ta cần tuệ giác của toàn thể cộng đồng nhân loại thì mới có đủ khả năng và điều kiện để khôi phục lại sức sống của hành tinh thân yêu của chúng ta.

Mỗi người chúng ta phải đánh thức đức Bụt trong ta dậy, bởi vì chúng ta cần tuệ giác của toàn thể cộng đồng nhân loại thì mới có đủ khả năng và điều kiện để khôi phục lại sức sống của hành tinh thân yêu của chúng ta.

Tại Hoa Kỳ, người ta ước lượng hàng năm có đến 135 triệu súc vật và 3 tỷ gia cầm bị giết để cung cấp thịt làm thực phẩm cho dân chúng. Trong khi mọi người vui vẻ thưởng thức các món ăn khoái khẩu, có mấy ai liên tưởng đến số lượng khổng lồ các loài động vật đang bị giết chết một cách thảm thương trong các lò sát sanh chăng? Bạn đã bao giờ đến lò sát sinh, đã bao giờ tận mắt chứng kiến tại đó có rất nhiều tiếng kêu la thất thanh của những con vật bị đập đầu, bị điện giật hay là bị bắn giết?

“ Ở Tây Tạng các loài dã thú đều được bảo vệ theo giới luật của Phật Giáo. Vào đầu thế kỷ thứ 17, chúng tôi đã ban hành một đạo luật về bảo vệ môi trường và phát triển. Vì thế, Tây Tạng có thể là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có những kế hoạch về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chính yếu môi trường của chúng tôi được bảo vệ tốt đẹp là đều tùy thuộc vào bổn phận, trách nhiệm và đức tin đã thấm nhuần và ăn sâu vào tâm tư của mỗi người dân chúng tôi từ thuở thiếu thời.” 1 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng phát biểu 

Có một số người tưởng rằng sự ăn chay của đạo Phật cũng giống như của một số tôn giáo khác. Ví dụ như vẫn ăn thịt các loài chúng sinh khác, hoặc chỉ ăn chay một số ngày trong tháng để cầu xin gì đó, giống như một sự đổi chác với thần linh. Không phải vậy, đạo Phật ăn chay vì lòng từ bi, vì để bảo vệ quyền sống, không những chỉ quyền sống của loài Người (Human Rights), mà cả Quyền Sống của Loài Vật (Animal Rights) nữa, theo đúng với tâm nguyện từ bi bình đẳng của đức Bổn Sư Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nhà thơ Gary Snyder (1930) người Mỹ đã sử dụng giáo lý Phật giáo và thế giới quan của người Mỹ bản địa thành lập Đạo đức học sinh thái của ông. Ông cho rằng: “Cỏ cây và động vật đều là người (people), phải có nhân quyền giống con người”. Gary Snyder đề xướng tất cả vạn vật trong giới tự nhiên đều  có quyền lợi cơ bản của nó, chẳng hạn như động vật có “quyền của động vật”, cỏ cây có “quyền của cỏ cây”, ông cũng tin cỏ cây có “tiềm lực giải thoát”. Hay như thí nghiệm của IKEA - hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), thí nghiệm này ban đầu không gây nhiều chú ý, nhưng kết quả của nó đã gây chấn động thế giới, chậu cây bị dọa nạt, bạo lực bằng lời nói như: “ Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng, bạn không tươi xanh chút nào hay bạn chẳng được ai yêu thích không có công dụng gì... đã héo úa, còn chậu cây nhận được những lời nói khích lệ và yêu thương thì tươi xanh.

Trái đất của chúng ta sỡ dĩ lâm vào tình trạng nguy khốn như hiện nay là vì chúng ta sống không có chánh niệm, chúng ta sản xuất và tiêu thụ một cách thiếu ý thức, tạo ra quá nhiều chất độc gây ô nhiễm cho môi trường, làm trái đất bị nóng lên, khí hậu trở nên khắc nghiệt; bạo động, kỳ thị, hận thù và tuyệt vọng ngày càng gia tăng ở khắp nơi. Đó là con đường thực tập chánh niệm. Nếu chúng ta không thực tập tiêu thụ có chánh niệm đối với bốn loại thức ăn: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực,thức thực mà Phật đã dạy thì chúng ta khó mà cứu vãn được hành tinh của chúng ta. Mỗi người chúng ta phải đánh thức đức Bụt trong ta dậy, bởi vì chúng ta cần tuệ giác của toàn thể cộng đồng nhân loại thì mới có đủ khả năng và điều kiện để khôi phục lại sức sống của hành tinh thân yêu của chúng ta.

Chú thích: 

*Thượng tọa, Tiến sĩ, Phó trưởng khoa Phật giáo Việt Nam - Học.viện PGVN tại TpHCM.

** Ủy viên Trung tâm Nghiên cứu Văn học Phật giáo - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

1 Thích Phổ Tuệ. Thông điệp Phật đản 2012.

2 Lê Văn Tâm. 1995. Đạo Phật Đối Với Vấn Đề Phát Triển Lâu Bền Và Bảo Vệ Môi Trường

1 Kinh Phật Bản Hạnh Tập. Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Phẩm 06: Đản sinh dưới cây vô ưu

2 Kinh Phật Bản Hạnh Tập. Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Phẩm 33: Bồ Tát hướng về cây bồ đề

1 Thích Hoàn Quan,1967. Kinh Tự Thập Nhị Chương, Nxb Hoa Đạo.

1Thích Trí Quảng, 2011.

Phật giáo và môi trường sinh thái http://www.sangdaotrongdoi.vn/story/phat-giao-va-moi-truong-sinh-thai-thich-tri-quang

2 Thích Thiện Hữu. 2010. Phật giáo và Môi trường.http://www.daophatngaynay.com/vn/mobile/pg-nganh/sinh-thai/5330-Phat-giao-va-Moi-truong.html

1 Kinh Lăng Già

1 Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thích Nguyên Tạng dịch, Trách nhiệm bảo vệ môi trường của Chúng ta (theo MANDALA 10/1992)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm