Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/12/2012, 09:50 AM

Hòa thượng Thích Thanh Tứ “tái sinh”?

“Khi ôtô chở pho tượng từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo, các đồng chí hải quan hỏi: “Sao xe có 5 người mà lại chỉ có 4 hộ chiếu?”. Lúc chúng tôi mở cửa xe ra, nhìn thấy ngài, các đồng chí ấy cứ thế vái lạy...”.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ “tái sinh”? 1

Pho tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ được làm theo tỉ lệ 1/1.



Bức tượng giống y hệt với nguyên mẫu khiến nhiều người có cảm giác Hòa thượng Thích Thanh Tứ vẫn đang tồn tại…
 
Năm người sao có 4 hộ chiếu?
 

Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 12 tuổi, ngài chính thức được thụ giới. Hòa thượng Thích Thanh Tứ từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Hòa thượng viên tịch ngày 26/11/2011.







Thượng tọa Thích Thanh Tuấn – chùa Quán Sứ cho biết, pho tượng được hình thành xuất phát từ lòng yêu quý của chính ông và những đệ tử với cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Thượng tọa Thích Thanh Tuấn đã mất 12 lần sang Thái Lan, góp công sức để tác phẩm này được hoàn tất như ý. Thượng tọa kể: “Tôi đã phải đến mấy cơ sở làm tượng ở Thái Lan để đặt làm tượng về ngài. Sau khi đưa ảnh, cơ sở đầu tiên đắp cốt đất không đạt, tôi lại phải tìm đến một cơ sở khác để đặt làm. Tuy nhiên, cơ sở thứ 2 cũng vậy, phải đến cơ sở thứ 3 họ mới thực hiện được. Pho tượng được phục dựng theo tỉ lệ 1/1 so với Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Ban đầu, họ phải đắp cốt đất, sau đó mới phủ một lớp nhựa bóng lên trên rồi cuối cùng mới đắp bằng sáp hóa học và bỏ cốt đất đi. Sau khi hoàn thiện, phải chỉnh sửa mất khá nhiều lần. Pho tượng được vận chuyển bằng ôtô qua Lào rồi về Việt Nam”.
 
Theo Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, tóc của pho tượng này chính là tóc thật của cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Trước đây, chính Thượng tọa Thích Thanh Tuấn thường xuyên cắt tóc cho Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Sau mỗi lần cắt tóc như thế, Thượng tọa thường gom lại phần tóc vụn của thầy để cất đi. Thượng tọa đã mang một phần tóc này sang Thái Lan để những nghệ nhân làm tượng trồng từng sợi lên pho tượng nói trên.
 
Hòa thượng Thích Thanh Tứ “tái sinh”? 2

Các nghệ nhân Thái Lan đang hoàn chỉnh pho tượng.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ “tái sinh”? 3

Rất khó phân biệt được đâu là tượng.

Do được làm tương đương với chiều cao thật của cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ nên pho tượng rất giống người thật. Nhiều đệ tử khi đến chùa Quán Sứ đều có cảm giác pho tượng chính là Hòa thượng Thích Thanh Tứ đang ngồi thiền.

Thượng tọa Thích Thanh Tuấn kể một câu chuyện vui: “Khi ôtô chở pho tượng từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo, các đồng chí hải quan nhìn qua kính xe liền hỏi: “Sao xe có 5 người mà lại chỉ có 4 hộ chiếu?”. Khi đoàn chúng tôi mở cửa xe ra và cho biết đó là pho tượng của ngài, các đồng chí ấy cứ thế vái lạy...”.

Sẽ đưa hòa thượng về quê

Pho tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ là pho tượng thứ 2 giống như người thật được đặt tại chùa Quán Sứ. Pho tượng đầu tiên là tượng sư thầy Thích Bình Lương – một vị sư người Việt từng tu hành trên đất Thái Lan, có nhiều công lao với cách mạng Việt Nam. Pho tượng nhà sư Thích Bình Lương có kích cỡ nhỏ, chỉ cao chừng hơn 40cm.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, pho tượng nói trên được đưa về chùa Quán Sứ từ cuối tháng 11/2012. Việc đặt pho tượng tại chùa Quán Sứ vì trước đây cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ từng tu hành tại chùa này. Tuy nhiên, việc đặt tượng chỉ diễn ra một thời gian ngắn để nhân dân chiêm bái. Đến ngày 2/11 âm lịch tới đây, nhân dịp giỗ đầu của Hòa thượng, pho tượng sẽ được chuyển về chùa Nho Lâm (huyện Kim Động, Hưng Yên) - quê hương của Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
 

Tác giả: Hoàng Phương
Nguồn Link gốc: http:/giadinh.net.vn/20121205084725133p0c1003/hoa-thuong-thich-thanh-tu-tai-sinh.htm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm