Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/11/2018, 16:08 PM

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Suốt một đời cống hiến hết mình cho văn chương, viết lách, Kim Dung đã xây dựng nên một thế giới võ hiệp đồ sộ. Người ta có thể tìm thấy mọi thứ, từ kiến thức về võ học, tôn giáo, trà đạo, tửu đạo, triết học, thơ ca, tâm lý, thiên văn, y học, tướng số, phong thủy, hội họa, lịch sử... Trong đó, thứ quý giá nhất Kim Dung mang đến cho độc giả, chính là sự ngộ đạo.

Vô danh thần tăng
 
Trong thế giới võ hiệp Kim Dung, không ai không biết những anh hùng đại danh như Tiêu Phong, Quách Tĩnh, Dương Quá… Tuy nhiên, có một nhân vật không ai biết tên, không ai biết tuổi, lại được xem là đệ nhất cao thủ trong thế giới này. Đó chính là vị sư quét dọn ở Tàng Kinh Các, chùa Thiếu Lâm.
 Vô danh Thần tăng trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ (chuyển thể kịch bản từ tiểu thuyết Kim Dung)
Nhân vật này chỉ xuất hiện trong chốc lát, nhưng ấn tượng ông để lại trong lòng người hâm mộ là mãi mãi. Khi đó, Mộ Dung Bác, cha của Mộ Dung Phục, vốn là hậu duệ của hoàng đế nước Yên. Với quyết tâm khôi phục ngai vàng cho dòng Tiên Ti nước Yên, Mộ Dung Bác đã rắp tâm gây ra sự hiểu lầm trong một trường ác đấu giữa Tiêu Viễn Sơn và nhân sĩ võ lâm Trung Nguyên trên cửa ải Tống - Liêu là Nhạn Môn Quan, với mục đích để “nghêu cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. Tiêu Viễn Sơn đã hoàn toàn mắc mưu Mộ Dung Bác. Sau trận ác đấu Nhạn Môn Quan năm nào, vì căm hận những kẻ đã gây ra tai họa cho mình và gia đình, ông đã lên đường tiêu diệt hoặc làm cho thân bại danh liệt từng kẻ thù một. Vì có ngoại hình giống hệt con trai, Tiêu Viễn Sơn gây hiểu lầm cho nhân sĩ võ lâm rằng Tiêu Phong đã gây ra những cuộc thảm sát đó. 
 
Khi hai cha con Tiêu Viễn Sơn và Tiêu Phong gặp hai cha con Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục tại chùa Thiếu Lâm, nơi có hàng ngàn cao thủ tụ tập, sự thật mới được phanh phui. Khi đó, hai tay Tiêu Viễn Sơn đã nhuốm đầy máu, trở thành kẻ thù không đội trời chung của võ lâm. Để rửa hận cho mình, ông chỉ muốn ăn tươi nuốt sống Mộ Dung Bác. Hai cha con họ Tiêu và hai cha con Mộ Dung đã rượt đuổi nhau lên tới tận Tàng Kinh Các, thư viện chứa hàng ngàn cuốn kỳ thư của chùa Thiếu Lâm. Cục diện đầy nộ khí tưởng như sắp tuốt kiếm giương cung đến nơi.
 
Bỗng lúc này một vị sư vô danh xuất hiện. Ông tự xưng là người quét dọn cho Tàng Kinh Các, với dáng vẻ già nua, gầy gò, ốm yếu. Thế nhưng, những gì ông nói và làm sau đó lại khiến các cao thủ võ lâm tuyệt đỉnh lúc đó phải giật mình sửng sốt, và còn để lại sự thán phục cho tất cả những người hâm mộ võ hiệp Kim Dung.
 
Võ công cái thế, lời lẽ thâm ảo
 
Chỉ bằng vài câu nói, nhà sư vô danh đã khiến cả Mộ Dung Bác lẫn Tiêu Viễn Sơn phải đổ mồ hôi lạnh, vì họ chợt nhận ra những hành vi xem kinh trộm sách của họ từ lâu đã bị phát hiện. Võ công của vị sư vô danh cũng thâm sâu khôn lường, ông chỉ ra một chiêu đã khiến tuyệt thế võ công Mộ Dung Bác như người đã chết. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất là những tiết lộ về võ công Phật gia của nhà sư. Sự song hành giữa võ học Thiếu Lâm và chính tông Phật pháp đã được vô danh thần tăng giảng giải rất kỹ. 
 
Theo đó, Phật pháp đóng vai trò như là “thuốc giải” cho những tác hại nghiêm trọng mà tăng nhân có thể phạm phải khi mê muội luyện tập những pháp môn võ công nguy hiểm mà trễ nải kinh thiền. Như lời của vô danh tăng, người xuất gia vốn phải lấy từ bi làm trọng, việc học võ công cốt để tráng kiện thân thể và hàng phục yêu ma bảo vệ Phật môn, thế nhưng 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự là những môn võ công độc địa vô cùng, có thể dễ dàng lấy mạng người trong chớp mắt. Nếu sa đà luyện tập võ công mà bỏ bê Phật pháp sẽ sa vào ma đạo, vào võ học chướng, lúc đó lệ khí và tà niệm sẽ thấm vào phủ tạng và tinh thần, nguy hại cho người luyện võ còn hơn cả độc dược. 
 
Vì vậy, mỗi hạng võ công đều phải có Phật pháp từ bi tương ứng để hóa giải. Chỉ khi Phật pháp hưng thịnh, ý niệm từ bi càng cao mới có thể luyện thành nhiều môn thần công tuyệt kỹ. Phật pháp và võ học tưởng như trái ngược nhau, thứ để phổ độ chúng nhân, vị tha đức độ, thứ lại để hại người, nhưng song hành với nhau là để bổ sung, hóa giải cho nhau. Luyện võ công Phật môn mà trễ nải Phật pháp là mang vạ vào thân. Như Huyền Trừng đại sư, người được chính vô danh thần tăng thừa nhận là siêu phàm tuyệt tục về võ học, nhưng cũng chỉ vì quá si mê võ đạo mà bỏ bê thiền học, đã tự chuốc lấy nguy hại, cân mạch đứt hết và trở thành phế nhân. Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn, những cao thủ võ lâm tuyệt thế, cũng chỉ vì không hiểu điều này, miễn cưỡng học các thần kỹ Thiếu Lâm mà mang nội thương trầm trọng. 
 
Từ bi là cái gốc của Phật gia
 
Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.
 
Nhưng đạo lý thâm sâu là khi người ta đã tinh thông Phật điển, tu đến khi tâm đầy lòng từ bi thì thấy chúng sinh đều khổ, đều đáng thương xót và trong tâm của bậc đại ngộ đâu còn phân biệt chia lìa người với ta. Thế còn học những chiêu thức võ công ác độc ấy làm gì? Khi ấy, là cảnh giới của người đắc Đạo, không còn suy nghĩ như người thường nữa.
 Tiểu thuyết gia Kim Dung
Nhìn rộng ra một chút, ta thấy Tàng Kinh Các như một biểu tượng của thế giới tri thức và đạo đức, tâm linh của con người. Nếu người ta chỉ cắm cúi tìm trong tri thức khoa học những điều có thể làm tăng sức mạnh của mình, không có ý thức rèn luyện đạo đức và tâm tính, chẳng chóng thì chầy con người sẽ tự hại chính mình. Mà trình độ khoa học kỹ thuật sẽ không nâng lên được nữa, không những thế sẽ đến lúc sụp đổ. Những vũ khí hạch tâm, bom hóa học, vũ khí gây địa chấn, tạo thời tiết… có sức phá hoại và giết chóc đáng ghê sợ kia đang đặt trong tay những người như thế nào? Họ có lòng từ bi hay không? Hay họ đang tự hại chính họ và hại cả nhân loại?
 
Như Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, bệnh đã ăn vào cao hoang, mệnh như ngọn đèn sắp tắt chỉ trong sớm tối thì tuyệt chiêu, bí kíp còn để làm gì nữa đây? Rốt cuộc đều là hư ảo. Những người đã vượt ra khỏi vòng tục lụy, mà tâm từ bi cũng như cảnh giới võ học đã tiến về phía Thần như thần tăng vô danh là có tồn tại, nhưng không cần ai biết đến. Còn tiếng tăm vang dội “Nam Mộ Dung, Bắc Kiều Phong” ấy, dù cao thật là cao cũng chỉ là cảnh giới trong cõi người mà thôi. 
 
Kết thúc cảnh này là cả Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn đều tỉnh ngộ, bỏ hết tham vọng và hận thù mà quy y cửa Phật. Cái hỏa khí từ lòng hận thù của Tiêu Viễn Sơn đã chan hòa với hàn khí âm hiểm của Mộ Dung Bác, để cuối cùng hòa thành một, để hai sinh mệnh hoàn toàn mới được sinh ra dưới ánh sáng từ bi của Phật pháp, như con phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn. Danh lợi tình thù đối với họ đã trở thành hư không. “Thứ dân cũng là cát bụi mà vua chúa cũng là cát bụi. Không khôi phục Đại Yên cũng là không mà có khôi phục được thì cũng là không” - đó là câu nói sau khi giác ngộ của Mộ Dung Bác.
 
* Ngày 30-10-2018, nhà văn tài hoa Kim Dung đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện ở Hồng Công, hưởng thọ 94 tuổi. Nhìn lại cuộc đời với những mốc son sáng chói trong sự nghiệp, Kim Dung thực sự đã sống trọn vẹn một cuộc đời hạnh phúc và đầy ý nghĩa, khi những áng văn của ông đã lay động biết bao nhiêu trái tim người đọc. Người ta cung kính gọi Kim Dung là Kim Tiên Sinh, một cách để tỏ lòng kính trọng tác gia vĩ đại của văn học Trung Hoa.
 
Theo saigondautu.com.vn 
Link bài: http://saigondautu.com.vn/ho-so/su-ngo-dao-trong-the-gioi-kim-dung-62813.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm