Hóa trang thành Đức Phật livestream bán hàng trên TikTok khiến dân mạng bức xúc
Đoạn clip 1 người đàn ông hóa trang thành Đức Phật livestream bán hàng trên TikTok với những câu từ chưa chuẩn mực, đòi tiền đặt lễ… khiến dân mạng bức xúc vì hành vi phản cảm.
Đến chiều 1-7, clip hóa trang thành Đức Phật livestream bán hàng trên TikTok của tài khoản N.B vẫn lan truyền trên mạng xã hội.
Theo đó, trong đoạn clip, người này hóa trang thành Đức Phật livestream bán nước hoa, gọi người phụ nữ cùng bán hàng là "Thích Thì Nhích" với thái độ gắt gỏng.
"Bán nhiều rồi đủ tiền ăn rồi bán làm *** ** gì nữa", "Nghĩ gì mà về với cửa Phật nhà ta… mang 100.000 đồng...",… là những câu nói trong đoạn clip phản cảm.
Nhiều người dùng mạng xã hội bức xúc khi xem qua đoạn clip và lên án hành vi này của nam TikToker. Tài khoản An An viết: "Mong bạn tỉnh táo sám hối lỗi lầm của mình", "Không thể chấp nhận được, đau lòng quá", nickname Hồng Phi Vân bình luận.
TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, hình tượng Đức Phật là một biểu tượng thiêng liêng đối với những người có tín ngưỡng và niềm tin với đạo Phật.
Tại Việt Nam, nền Phật giáo gắn với mối quan hệ sâu sắc văn hóa dân tộc, gắn với niềm tin của khá đông người Việt Nam. "Do đó, việc lạm dụng hình ảnh biểu tượng liên quan Phật giáo, Đức Phật để buôn bán trên mạng xã hội là không đúng, phản cảm, không phù hợp với văn hóa xã hội, làm tổn thương những người có tín ngưỡng Phật giáo", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.
"Đừng làm tổn thương niềm tin của người khác"
Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Đức Phật là hình ảnh thiêng liêng tôn kính của tôn giáo lớn tại dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc hóa trang thành Đức Phật để livestream bán hàng với những lời lẽ không hay đã phần nào xúc phạm niềm tin tôn giáo. "Điều này quy định tại Khoản 3, Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo", Thượng tọa Trí Chơn dẫn chứng.
Theo vị thượng tọa, hình tượng Đức Phật được tạc ra để tôn thờ. Hình ảnh Đức Phật cũng mang tính nghệ thuật để chiêm ngưỡng, đi vào trong văn thơ, trong các tuồng cổ nhưng mang lại bài học về lịch sử về đạo Phật, lịch sử tính lương thiện nhân quả của đạo Phật.
"Nhưng ở đây, tài khoản TikTok lại đem hình tượng Đức Phật để bán hàng, yêu cầu đặt lễ đặt này đặt kia rõ ràng cái này có vấn đề. Gác qua vấn đề luật pháp, bình thường đạo đức con người cũng không cho phép làm điều đó. Dư luận xã hội phản ứng là tất nhiên vì hành vi này xúc phạm đến tôn giáo. Việc làm này tạo phản cảm, tổn thương đến người có niềm tin đạo Phật - điều này không nên dù ở góc độ nào", Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN bày tỏ.
Thượng tọa Thích Trí Chơn cho hay, đạo Phật có một từ gọi là chánh mạng - cần sử dụng nghề nghiệp chân chính để nuôi thân cho tốt mạng. Do vậy, chúng ta không nên hóa trang Đức Phật, Đức Chúa, doanh nhân anh hùng của dân tộc, hay doanh nhân anh hùng trên thế giới đưa vào kinh doanh đổi chác.
"Dù bạn có là ai, có niềm tin vào tôn giáo nào hay không thì cũng cần có sự tôn trọng lẫn nhau. Đó là tôn trọng chính mình, tôn trọng tôn giáo, lý tưởng, con đường mình đang đi", Thượng tọa đưa ra lời khuyên.
Đồng quan điểm, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó trưởng ban Thường trực Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN cũng cho rằng việc hóa trang thành Đức Phật nếu là phim hay là kịch mang tính giáo dục thì chấp nhận được. Nhưng hóa trang Đức Phật để bán hàng online là xúc phạm hình ảnh tôn nghiêm của Đức Phật.
Thượng tọa Thích Nhật Từ nêu ý kiến: "Lấy hình ảnh thiêng liêng nhất của đạo Phật kiếm lời cho bản thân là điều không chấp nhận được. Người kinh doanh cần có kiến thức tôn giáo, đạo đức, ứng xử, nghề nghiệp để không vô tình hay cố ý làm đau lòng đến hàng triệu Phật tử ở Việt Nam. Nếu người đăng clip ban đầu đã xóa clip, các tài khoản khác cũng không nên chia sẻ lại để tránh gây bức xúc với những người có niềm tin Phật giáo".
Trước đó, năm 2020, một quán bar ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) dùng hình ảnh Đức Phật để đặt tên, trang trí không gian cũng từng bị dư luận phản ánh. Năm 2022, một nghệ sĩ vào vai Đức Phật cũng khiến dân mạng phẫn nộ vì người này từng có hành vi vi phạm đạo đức xã hội tại Mỹ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm