Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/08/2024, 08:04 AM

Vu lan về thương mẹ, nhớ cha

Mỗi dịp mùa Vu lan về, người người, nhà nhà bận rộn để lo cho một ngày rằm tháng bảy thật chu đáo, ai cũng mong muốn tỏ bày tấm lòng hiếu kính của mình với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Cuộc sống cứ trôi và theo guồng quay của cuộc sống, mỗi người cứ thế, mải miết kiếm tìm. Guồng quay ấy cuốn con người vào những công việc dường như không có hồi kết, đôi khi, một cuộc điện thoại hỏi thăm cha mẹ cũng trở nên quý giá, để mỗi dịp tháng bảy về, lòng người bỗng chợt lắng lại, chợt thấy cay xè nơi khóe mắt.

Thời gian thấm thoắt trôi, vậy là đã bảy năm cha đi mãi không về, bảy năm Tết đoàn viên thiếu vắng bóng cha.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Vẫn biết đời người luôn theo một quy luật, khi con cái lớn lên cũng là lúc cha mẹ già đi, thời gian ở bên cha mẹ ngắn lại. Lớn lên mỗi người con lại có gia đình nhỏ của mình với bộn bề chăm lo, những cuộc viếng thăm cha mẹ cũng trở nên thưa dần, ngoảnh đầu nhìn lại, cha mẹ, người còn, người mất. Mùa Vu lan chính là dịp thật ý nghĩa để cho người ta sống chậm lại, để suy ngẫm về công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha, về những giá trị thật trong cuộc sống, để trọn vẹn hơn chữ “Hiếu” trong mỗi người.

Mùa Vu lan về thương mẹ cha tôi những tháng ngày tảo tần nuôi nấng, chăm bẵm cho đàn con khôn lớn, “chạy ngược, chạy xuôi” lo từng bữa ăn, từng manh áo cho các con.

Mẹ tôi không được học nhiều, cuộc sống phải mưu sinh vất vả, “chạy ăn” từng bữa, chính vì thế, khát khao cho những đứa con được học hành để có cuộc sống đỡ vất vả càng trở nên mãnh liệt trong mẹ. Nhớ những ngày cả hai chị em tôi cùng học đại học, “vật lộn” để có tiền nuôi cho hai chị em ăn học, bố mẹ tôi đã trải qua không biết bao nhiêu cơ cực. Biết bao lần, cầm trên tay mấy đồng bố mẹ vừa “chạy vạy” cho kịp hai chị em ra nộp tiền nhà, có những giọt nước mắt được “nuốt” vào trong lòng để biến thành nghị lực vươn lên của những đứa con. Thương mẹ, dù vất vả nhưng chưa bao giờ một lời than vãn.

Nhớ cha luôn động viên các con trên mỗi bước đường đời. Từ nhỏ đến lớn, trong ký ức của chị em tôi, cha luôn là người kiên cường, kiên cường trước những gian khó trong cuộc sống, kiên cường khi phải đối diện với bạo bệnh. Có thời gian do gia đình quá khó khăn, cha tôi xin đi nấu cơm cho một xưởng mộc ở miền núi. Dù nấu nướng vụng về, thế nhưng, tình yêu thương với gia đình, với các con đã trở thành động lực để cha vượt qua chính mình. Tôi còn nhớ mãi, ngày cha tôi trở về, khuôn mặt gầy guộc, sự khắc khổ hằn sâu trong ánh mắt, tôi đã không kìm được nước mắt khi nhìn bàn tay cha bị nước “ăn” trắng bợt do khí hậu miền núi rét mướt phải dậy sớm trong thời gian dài để nấu nướng cho rất nhiều người ăn.

Sự vất vả khó khăn đeo đẳng khiến cha mẹ liên tục phải thay nghề, đổi việc. Nhờ sự khéo léo của đôi bàn tay, mẹ có thêm nghề đan lát thuê, cha có thêm nghề làm tranh đá. Mải cuốn vào công việc cho tới một ngày cha phải dừng lại vì ung thư phổi. Mọi thứ dường như sụp đổ trước mắt chị em tôi khi nghe hung tin ấy. Lẽ ra cha tôi phải là người được động viên, thì ngược lại, để chúng tôi an lòng, cha đã không ngừng động viên chúng tôi, giúp chúng tôi có đủ kiên cường đối diện với thử thách. Sự kiên cường ấy là bài học cho những đứa con mỗi khi gặp “chông gai” trên nẻo đường đời.

Một mùa Vu lan nữa lại về, tôi vẫn bước đi giữa dòng đời vội vã với bộn bề lo toan và ước mong mỗi dịp Giao thừa đến được nhìn thấy cha ngồi ngóng trông con sang “xông nhà”, được nhìn thấy tin nhắn hỏi thăm “các con về tới đâu rồi?” trên đường về quê… dù biết chắc, đó là điều ước “xa xỉ”.

Mùa Vu lan về mang theo tình yêu thương và sự hiếu đạo của những người con tri ân tới bậc sinh thành, dưỡng dục. Mùa Vu lan về cũng mang theo nhiều cảm xúc nhớ nhung cha mẹ, mang theo nhiều mơ ước giản dị của những đứa con trong cuộc sống hiện đại. Đó là mong cầu cho các bậc cha mẹ luôn được khỏe mạnh bên con cháu, mong muốn cho con cháu có lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, nguyện cầu bình an, hạnh phúc cho những người thân.

Những chiếc đèn hoa đăng được thả xuống nước mỗi dịp Vu lan “chở theo” biết bao yêu thương ấm áp, gửi đi niềm hy vọng cho những ai còn chưa kịp báo đáp công sinh thành của mẹ cha. Để mỗi mùa Vu lan về, ai cũng thêm trân quý những giá trị của đạo hiếu trong gia đình.

Nguồn: https://www.qdnd.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cả nhà cùng tu

Góc nhìn Phật tử 22:09 19/09/2024

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình dị, giữa những con người hiền hòa, chân chất. Từ nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh mẹ tụng kinh vào mỗi buổi sáng sớm, ba ngồi tĩnh lặng trước bàn thờ Phật sau một ngày dài làm việc.

Đại phước trong đời

Góc nhìn Phật tử 10:32 19/09/2024

...Con cũng bắt đầu tìm hiểu về đức Phật A Di Đà với 48 lời đại nguyện và thế giới Cực Lạc của ngài thông qua sách vở và những lời khai thị của các tổ Tịnh Độ tông.

Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa

Góc nhìn Phật tử 10:03 19/09/2024

Trong giáo lý nhà Phật, câu nói “Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa” mang một ý nghĩa sâu sắc về lòng từ bi và giá trị của mạng sống. Mỗi sinh mạng đều quý giá, không chỉ riêng con người mà tất cả các loài chúng sinh đều cần được tôn trọng và bảo vệ.

An vị Phật, Phật tâm đã an vị

Góc nhìn Phật tử 09:09 19/09/2024

...Hôm nay tôi được đầy đủ nhân duyên đi đến nhà Phật tử Diệu Đức làm lễ An vị Phật. Xe dừng lại tại khu chung cư An Sương, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh...

Xem thêm