Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/09/2014, 18:23 PM

Học Phật và hành thiện

Đời nay phật tử tại gia không những giúp đời sống xã hội thêm no đủ với những chuyện tặng quà, mà còn bố thí bằng những phương tiện mà chư Phật từng làm, đó là điều phúc đức để đến với Phật gần hơn.

Những thời khóa tụng kinh niệm Phật cùng đại chúng trên chùa giúp nhiều thanh niên phật tử thực tập sự tĩnh lặng tâm hồn, nhờ đó họ tiếp thu giáo lý Phật pháp thêm hiệu quả. Cho đến khi phật tử thâm nhập Phật lý ngày càng sâu sắc hơn, những thời khóa tụng niệm để tưởng nhớ ngày Vía Phật – Bồ tát gần như được thay thế bằng những việc làm thiện nguyện, để kế thừa và lan tỏa hạnh nguyện từ bi của chư Phật trong đời sống.
 
Bồ tát Quán Thế Âm được biết đến là vị Bồ tát gần gũi với thế gian nhiều nhất, Ngài là vị sứ giả của Như Lai đi trong nhân gian để tùy duyên hóa độ chúng sinh. Ngài được cung kính tôn xưng là Bậc thí vô úy. Bởi Bồ tát đã ban cho chúng sinh niềm tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống để chuyển hóa thành nghị lực vươn lên và hoàn thiện bản thân.
 
Chiêm bái đôi mắt từ mẫn nhìn cuộc đời của Ngài, nghĩ nhớ về Chú đại bi và danh hiệu Bồ tát, cũng như về các sự tích huyền thoại về Ngài, phật tử sẽ giữ được tâm bình an giữa phong ba bão tố cuộc đời, và còn thấu hiểu được mình nên làm gì để tỏ lòng tri ân hạnh nguyện từ bi của Bồ tát, nhân dịp 3 ngày Vía Bồ tát đàn sinh ( 19/02), ngày Bồ tát xuất gia (19/09), ngày thành đạo (19/06).

Theo sự tích Quán Âm Hương tích, Bồ tát Quán Thế Âm từng là công chúa Diệu Thiện nước Hưng Lâm, phía đông Thiên Trúc. Từ lúc Diệu Thiện mới 7 tuổi, công chúa thường xin phép vua cha đi ra ngoài cung điện để tiếp xúc với dân chúng và xem thần dân sinh sống ra sao, cuộc đời họ có những vui khổ nào. Mỗi lần như thế, công chúa Diệu Thiện đã bảo quân hầu đem hết phần bánh và xôi của mình mà phát cho các đứa trẻ nghèo đói bên đường.

Một cô công chúa bé nhỏ bình thường nếu lớn lên trong nhung lụa mà biết đồng cảm và sẻ chia, đó chỉ có thể là một vị Bồ tát thị hiện đản sinh ở nhân gian để thương yêu và bù đắp cho cuộc đời và con người. Vậy nên để kỉ niệm ngày Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh vào 19/02 hàng năm, phật tử không chỉ tụng kinh Phổ Môn, chú Đại Bi, mà nên chăng hãy tinh tấn phát huy tinh thần từ bi của công chúa Diệu Thiện bé nhỏ năm nào bằng những chuyến viếng thăm tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn.

Bồ tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn cho hết thảy chúng sinh, con người chúng ta có nhiều nỗi khổ về vật chất và tinh thần, con người niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm để được thoát khỏi khổ đau phiền não sẽ luôn cảm nhận được sự linh ứng, nếu trong tâm người nghĩ nhớ về hạnh nhẫn nhục của Bồ tát khi Người đi theo con đường xuất gia tu học. Tháng 9 Âm lịch hàng năm có ngày 19/9 tưởng nhớ sự kiện Bồ tát xuất gia, từ bỏ nhung lụa để tu tập và giúp người.
 
 
Lúc đó, Diệu Trang Vương vì muốn níu giữ con gái ở lại sống cuộc đời bình thường, nên đã ép nhà chùa bày nhiều thử thách cho một mình Diệu Thiện gánh vác, cốt để cô mệt mỏi và từ bỏ, nhưng đối với Diệu Thiện, tu theo Phật không có sự khổ. Trước đó, khi Diệu Thiện còn tại gia, Vua đã đày cô ra ngoài vườn, gần như cách ly và bỏ đói, một ngày chỉ được ăn một bát cơm muối mè.

Chính với chí nguyện một lòng xuất gia, Bồ tát Diệu Thiện mới thấu hiểu được, việc mình bị cha đày ra vườn thượng uyển lại chính là hình thức thực tập xuất gia, cô công chúa đã bước ra khỏi vàng son nhung lụa để trải hồn mình với thiên nhiên, ăn mỗi ngày một bát cơm muối mè để làm quen với nền nếp thanh tịnh nhẹ nhàng của đời sống xuất gia.

Sống trong cảnh màn trời chiếu đất, cô công chúa lá ngọc cành vàng ngày nào vẫn đủ bình yên và niềm vui trong lúc cuốc đất trồng cây, chăm hoa tỉa lá ở vườn thượng uyển, vậy là khi còn tại gia, Bồ tát chịu thiệt thòi mà vẫn có thể khiến thiên nhiên xung quanh đẹp xinh hơn để tô điểm cho cuộc sống.

Vậy nên Diệu Thiện đã sẵn sàng thích ứng với những thử thách của đời sống phạm hạnh. Đối với người bình thường, cảnh thiếu thốn và làm lụng vất vả như cuộc sống thực tập xuất gia và chính thức xuất gia của Bồ tát trước kia là khổ. Chỉ có chí nguyện một lòng học Phật mới có thể chuyển hóa phiền não thành Bồ đề.
 
 
Khi mỗi người trải nghiệm những rủi ro, nỗi buồn, thất bại của chính mình; khi quan sát nội tâm để hiểu được những cảm xúc, tâm tư, khao khát... đó là những nhân duyên, là chất liệu để cảm nhận vị đắng của cuộc sống, của con người.

Hiểu thấu vị đắng ấy sẽ giúp người cảm nhận, thấu cảm và đồng cảm tốt hơn với nỗi khổ của người khác. Hiểu thấu thì thương nhiều, người sẽ không muốn bon chen mang thêm nỗi buồn, nỗi khổ cho người khác nữa. Tạm gọi là vị tha. 

Từ vị tha chuyển hóa thành từ bi là một con đường có hương thơm bay ngược gió...

Vậy nên Sư cô Diệu Thiện thương yêu Ni chúng đồng tu như thể họ là người thân của mình. Đến khi Diệu Trang Vương cho quân đốt chùa, sư cô Diệu Thiện thương những vị đồng tu vì mình mà phải chịu liên lụy, cô liền chắp tay búp sen niệm Phật cầu gia bị, rồi cắn đứt ngón tay, rẩy những giọt máu vào lửa, trời đổ mưa dập lửa cứu hàng trăm tăng ni thoát hiểm.

Từ hàng thế kỷ xa xưa, Bồ tát đã dùng máu của mình cứu người khi còn là vị xuất gia đang tu tập trong chùa. Ngày nay để tưởng nhớ ngày Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia, nhằm tiếp nối huyền thoại Bồ tát dùng máu cứu người giữa hiện tại đời này, phật tử phát nguyện tinh tấn hiến máu để cứu sống mạng người, từ đó kế thừa và lan tỏa phần nào hạnh nguyện từ bi của Bồ tát.

Hiến máu hay cho máu là một nghĩa cử cao đẹp, trong nhà Phật gọi là bố thí nội tài nghĩa là cho đi những gì thuộc về bên trong cơ thể, đây là cách bố thí dễ làm, không tốn đồng xu nào mà công đức vô lượng, vì điều đó cứu sống ít nhất 3 mạng người mỗi lần hiến máu. Vì qua xét nghiệm, các bác sĩ có thể tách tiểu cầu, hồng cầu trong máu người hiến tặng để truyền cho các bệnh nhân cần nó.

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật dạy “đãi 100 người ác ăn không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi 1000 người thiện ăn không bằng đãi một người trì ngũ giới ăn. Đãi 10.000 người trì ngũ giới ăn không bằng cúng dường cho một vị Tu đà hoàn ăn”. Đoạn kinh này cho ta thấy, nếu Phật tử muốn tích lũy công đức để tu tập, thì công đức bố thí càng tăng trưởng, khi đối tượng bố thí là người có đạo đức, có tu tập, có trình độ tiến hóa cao, và con người là loài tiến hóa và có khả năng tu tập giải thoát cao nhất.

Nghĩa cử cứu người cao quý vô cùng, vì điều đó tạo điều kiện cho những người đang cận kề cái chết được sống tiếp. Đức Phật đã dạy “Như Lai là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, cứu sống người cũng chính như trợ duyên cho một vị Phật tương lai đi theo Bát Chính Đạo cùng với mình, nếu dòng máu chuyên chở tình thương yêu từ phật tử được truyền vào và chảy trong cơ thể người khác, một sự gieo duyên vi diệu để người khác sống tiếp cuộc đời tốt đẹp hơn.

Đức Phật có dạy rằng, có những người nhiều thiện tâm song họ không có đủ điều kiện để bố thí vật chất, thì họ vẫn có thể ban cho người khác sự sống và sức khỏe bằng cách bố thí nội tài (hiến máu), và cho người khác niềm an lạc, sự hoan hỷ bằng nụ cười thân tình cũng những chia sẻ Phật pháp. 

Thời trước, chư Phật Bồ tát đã từ bỏ của cải để xuất gia tu hành, một thân một bình bát đi trong đời không vướng bận tiền bạc, các Ngài cũng từng hóa độ chúng sinh bằng những phương tiện như vậy.

Đời nay phật tử tại gia không những giúp đời sống xã hội thêm no đủ với những chuyện tặng quà, mà còn bố thí bằng những phương tiện mà chư Phật từng làm, đó là điều phúc đức để đến với Phật gần hơn.

Con niệm Phật để lòng nhớ mãi hình bóng người cứu khổ chúng sinh, con không cầu khấn Phật ban phát cho điều gì, mà phát nguyện sẽ tiếp nối hạnh nguyện từ bi của Người mà hàng ngày hàng giờ giúp đỡ tất cả mọi người với tấm lòng rộng rãi không phân biệt, để đời này con và mọi người đều hạnh phúc.

Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm