Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/11/2016, 09:44 AM

Học viện Phật giáo Larung Ga, chứng tích của sự đàn áp tôn giáo dã man

Người xưa có câu: “Thà rằng khuấy động ngàn sông, còn hơn quấy nhiễu tâm người tu hành”, hay “Giết sư, phỉ báng Phật pháp, tất phải chịu ác báo”. Thế nhưng, trong suốt lịch sử Trung Quốc có giai đoạn tôn giáo giáo, tín ngưỡng đã bị đàn áp dã man.

Sự kiện phá hủy Học viện Phật giáo Larung Gar, "ngôi nhà" Phật giáo lớn nhất thế giới và là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất, có ảnh hưởng nhất thế giới là một trong những sự kiện lịch sử mới đây, thực ra trong quá khứ còn có những sự kinh hoàng đau thương khủng khiếp hơn nữa. 
 Quân lính đánh đập dã man một vị tăng sĩ và một nữ cư sĩ phật tử Tây Tạng
Đức tin vào Trời, Phật, tín ngưỡng tôn giáo đã trở thành cội rễ từ lâu trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Cổ nhân tin rằng: “Trên đầu ba  mét có Trời, Phật”. Sự kính trọng Trời, Phật gần như trở thành bản năng của con người. 

Người xưa có câu: “Thà rằng khuấy động ngàn sông, còn hơn quấy nhiễu tâm người tu hành”, hay “Giết sư, phỉ báng Phật pháp, tất phải chịu ác báo”. 

“Đả Tăng mạ Đạo” (Giết sư, phỉ báng Phật pháp)

Năm 1951, chính quyền Trung Quốc ra quy định đe dọa bỏ tù những người hoạt động tín ngưỡng không chính thức. 

“Không chính thức” tức không được sự thông qua của Nhà nước. Trong những thập niên 1950 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã bắt bớ, đàn áp và khủng bố ít nhất khoảng ba triệu tín đồ tôn giáo, các thành viên hội kín…
 Hồng vệ binh xông vào chùa đốt phá cơ sở tự viện Phật giáo, miếu, đền, thời “Cách mạng Văn hóa”
Giáo hội Phật giáo (1952) và Giáo hội Lão giáo (1957) là những tổ chức mang tính thế tục do Nhà nước dựng lên để điều khiển tôn giáo, tín ngưỡng. Trong bản tuyên bố thành lập của hai Giáo hội này đều khẳng định sẽ “Nghe theo sự lãnh đạo của chính quyền Nhân dân”. 

Thời “Cách mạng Văn hóa” (1966-1976), ngọn lửa điên cuồng của cái gọi là “Phá tứ cựu” gồm: “cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán” đã phá hủy gần như đến tận gốc rễ nền văn hóa tâm linh 5.000 năm của Trung Hoa. Các cơ sở tự viện Phật giáo, Đạo giáo, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, tượng Phật, Bồ tát, Thánh hiền, những bức thư pháp, đồ cổ, hội họa… đã bị phá nát trong tay Hồng vệ binh.
Đốt tượng Phật, một cảnh tượng thường thấy thời "Cách mạng Văn hóa"
Tất cả mọi thứ liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng đều bị Hồng vệ binh thẳng tay tàn phá. Trong “Di Hòa Viên-頤和園”một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc, với 1.000 bức tượng Phật chạm ngọc lưu ly tinh xảo, công phu. Sau phong trào “Phá Tứ cựu”, tất cả đều không còn nguyên vẹn, các bức tượng Phật đều bị phá hại.

Chùa Lạng Thiên (Thiểm Tây), tương truyền là nơi Lão Tử đã giảng Đạo và viết sách “Đạo Đức Kinh-道德經” nổi tiếng hơn 2.500 năm trước cũng bị đập phá, hủy hoại. Các vị đạo sĩ bị buộc phải rời khỏi nơi tôn nghiêm, bị cưỡng ép phải cắt tóc, cạo râu, từ bỏ thân phận đạo sĩ để làm việc trong các công xã nông thôn. Tháng 11/1966, ngay cả miếu thờ Khổng Tử đầy tôn kính ở Sơn Đông cũng bị Hồng vệ binh xâm hại nghiêm trọng.

Hơn 100.000 cuốn sách cổ đã bị đốt trụi
 Tháng 11/1966 hơn 200 Hồng vệ binh từ Bắc Kinh đã xông vào khu tổ hợp thờ Khổng Tử ở tình Sơn Đông phá hủy di tích và hơn 100 nghìn cuốn sách. Ảnh: Getty Images
Trung Quốc bắt người người Duy Ngô Nhĩ (維吾爾) theo đạo Hồi ở Tân Cương phải ăn thịt heo, cắt râu, bỏ trang phục Hồi giáo. 

Biến cố “Pháp nạn” xảy ra tại quốc gia Phật giáo Tây Tạng hơn 50 năm trước dưới chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền. 

Quân đội đã pháo kích, ném bom, phá hủy các làng mạc, chùa chiền khắp nơi. Nhiều dân lành Tây Tạng bị tra tấn, sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Trung Quốc thì con gái của họ từ 13 đến 20 tuổi đã bị cưỡng bức lõa thể và phải đi diễn hành ngoài đường phố, trong khi binh lính có những hành động đồi bại vừa la hò thích thú. Nhiều ni cô Tây Tạng bị hãm hiếp tập thể hoặc có trường hợp bộ đội Trung Quốc dùng súng, lưỡi lê cưỡng bức các nhà sư và ni cô phải diễn trò trước mặt họ. 
        Tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng bị đàn áp. Ảnh: Reuters
Chính quyền còn nhúng tay vào một trong những công việc thiêng liêng nhất của người dân Tây Tạng là chọn ra “Lạt Ma tái sinh”. Cuối năm 2015.

Gần đây nhất, chính quyền đã đưa người đến để tiến hành phá dỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, nơi được xem là Thánh địa Phật giáo Tây Tạng. Chính quyền sử dụng máy kéo, máy xúc đập phá toàn bộ những kiến trúc truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Tây Tạng, đẩy hơn 40.000 vị tăng ni đang cư trú tại đây phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, buộc phải rời khỏi tự viện truyền thống của mình. 
Học viện Phật giáo Larung Gar ở Tây Tạng bị san bằng
Sinh thời, lãnh tụ Mao Trạch Đông nói một câu đã trở thành kinh điển: “Đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người thật sướng vô cùng”. Thách thức với Trời Đất, Thánh, Phật, tàn sát nhân dân.

Những chiếc máy kéo, máy ủi đang giật sập từng dãy nhà ở Học viện Phật giáo Tây Tạng Larung Gar, là một cảnh tượng chưa từng thấy ở những quốc gia khác.  
 
Vân Thanh (Nguồn: Around the World)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm