Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/11/2020, 08:37 AM

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Lúc ấy, Đức Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có vậy trưởng giả tên là Tu-đạt, bẩm tính hiền lương, tin kính nơi Tam bảo, ngày nào cũng đến quét dọn các ngôi chùa tháp.

Một hôm người ấy có việc phải đi xa, không đến quét dọn như thường lệ. Khi ấy, Phật và các vị đại đệ tử như Mục-kiền-liên, Xá-lỵ-phất, Ca-diếp… cùng vào trong tháp, quét dọn sạch sẽ rồi cùng ngồi quanh Phật mà nghe thuyết pháp.

Phật dạy các vị tỳ-kheo rằng: “Các ngươi nên biết, việc quét dọn chùa tháp được năm công đức lớn. Một là tự trừ được những cấu uế trong tâm, hai là trừ được sự cấu uế, bất tịnh ở bên ngoài, ba là diệt trừ được tâm kiêu mạn, bốn là điều phục được tâm mình, năm là làm tăng trưởng công đức, có thể được sinh về những cõi lành.”

Khi ấy, ông trưởng giả Tu-đạt vừa đi xa về, liền đến tinh xá, nghe được Phật thuyết năm công đức lớn của việc quét dọn chùa tháp. Ông hết sức vui mừng, liền bạch với Phật rằng: “Nay con được nghe đức Thế Tôn thuyết năm công đức lớn của việc quét dọn chùa tháp, thật như được thấy chư vị hiền thánh thường ở trước mặt mình.”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đức Phật - Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

Phật liền dạy ông Tu-đạt rằng: “Ta từ nhiều kiếp lâu xa đến nay cũng thường kính ngưỡng, tu tập các thiện pháp như ông ngày nay vậy. Nay ông hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì ông mà phân biệt, giảng nói.

“Về thời quá khứ cách nay đã vô số kiếp, vua xứ Ba-la-nại tên là Phạm-ma-đạt-đa, trị nước theo chánh pháp, nhân dân giàu có, cuộc sống thảy đều sung túc, đầy đủ.

“Khi ấy, hoàng hậu có thai, tự nhiên trên đỉnh đầu hóa hiện một cái lọng quý, đi đâu cũng theo che cho bà. Vua liền mời các vị thầy tướng đến xem tướng cho hoàng hậu, các vị nói rằng: ‘Đứa trẻ này có phước đức rất lớn, sinh ra về sau sẽ khao khát tìm cầu diệu pháp ở khắp cả bốn phương.’

“Qua thời gian mang thai, hoàng hậu hạ sinh một thái tử dung mạo đoan trang, xinh đẹp. Nhân theo lời đoán trước của các vị thầy tướng, vua liền đặt tên là cho thái tử là Cầu Pháp.

“Thái tử dần dần lớn lên, quả thật có lòng mộ pháp vô cùng. Ngài sai người mang trân bảo, châu báu đi khắp bốn phương mà tìm cầu diệu pháp. Như vậy nhiều năm vẫn không được, thái tử hết sức buồn bã, áo não, ngày đêm buồn khóc, cảm động cả trời đất.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đức Phật dạy những gì và không dạy những gì?

“Lòng thành cầu pháp của thái tử chấn động đến cung điện của vua trời Đế-thích, khiến cho không được an ổn. Khi ấy, Đế-thích liền dùng thần lực quán sát, hiểu được nguyên nhân là do lòng cầu pháp chân thành của thái tử Cầu Pháp, cảm ứng mà có sự chấn động như vậy.

“Đế-thích khi ấy liền nghĩ rằng: ‘Ta nên hóa hình đến thử xem lòng cầu pháp của vị thái tử ấy đến mức nào.’ Liền hóa hình thành một người bà-la-môn tìm đến gần cung vua, tự nói rằng: ‘Ta có diệu pháp. Nếu ai muốn nghe ta sẽ vì người ấy mà thuyết giảng.’

“Khi ấy, thái tử nghe lời ấy thì vui mừng không kể xiết, thân hành đến nghinh tiếp, đón vào cung nội, mời ngồi lên ghế cao, rồi chí thành lễ bái, thưa rằng: ‘Kính mong đại sư từ bi thương xót, thuyết giảng diệu pháp cho nghe.’

“Khi ấy, thầy bà-la-môn mới nói rằng: ‘Việc cầu pháp chẳng phải dễ dàng, muốn tìm thầy cũng rất lâu mới gặp. Nay ta tuy có diệu pháp, nhưng thái tử vừa gặp đã muốn nghe, thật không phải lẽ.’

“Khi ấy, thái tử liền thưa: ‘Lòng tôi chỉ muốn cầu được nghe diệu pháp. Nếu cần điều gì xin đại sư cứ nói, dù phải xả bỏ thân thể, vợ con, cho đến voi, ngựa, châu báu các thứ, tôi quyết không hề tham tiếc.’

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

“Thầy bà-la-môn liền nói: “Những thứ mà thái tử nói đó, ta thật chẳng hề cần đến. Nhưng nếu thái tử có thể cho đào một cái hầm sâu mười trượng, chất đầy củi mà đốt cho lửa cháy rực lên trong đó, rồi tự mình nhảy vào được, thì ta sẽ đem diệu pháp mà nói cho nghe.’

“Thái tử nghe thầy bà-la-môn nói vậy rồi trong lòng vui vẻ, liền sai đào hầm, chất củi đúng như lời dạy của ông, sẵn lòng nhảy vào hầm lửa đó.

“Khi ấy, hoàng hậu và các vị quần thần đều hay tin, vội vã đến nơi, liền can gián thái tử, lại nói với thầy bà-la-môn ấy rằng: ‘Xin đại sư từ bi thương xót tất cả chúng tôi, đừng buộc thái tử phải nhảy vào hầm lửa, còn ngoài ra ngài muốn bất cứ điều chi, chúng tôi cũng xin đáp ứng.’

“Thầy bà-la-môn nói: ‘Ta không ép buộc, ấy là tùy ý thái tử quyết định. Chỉ làm được như vậy thì ta mới thuyết pháp cho nghe.’

“Thái tử nghe lời ấy rồi, liền nói: ‘Ta từ nhiều kiếp đã qua, từng xả bỏ bao nhiêu thân mạng rồi, nhưng chưa từng có ai vì vậy mà thuyết pháp cho ta nghe. Nay đại sư đây sẽ vì ta giảng thuyết diệu pháp, thì tiếc gì thân mạng?’ Nói rồi muốn nhảy vào hầm lửa.

“Khi ấy, hoàng hậu và các vị đại thần thấy thái tử chí thành cầu pháp, đã muốn nhảy vào hầm lửa, liền hết sức cản ngăn, can gián rằng: ‘Xin thái tử hãy nghĩ đến tất cả chúng tôi. Lẽ nào vì lời nói của một người mà xả bỏ hết thảy?’

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Thái tử đáp rằng: ‘Ta từ vô số kiếp đến nay, cũng từng trải qua các cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu bao khổ não, lửa dữ đốt thiêu, đói rét khốn khổ, đau đớn không sao nói hết, thân mạng mất đi chưa từng được sự lợi ích, chưa từng vì pháp. Nay sao các vị lại can gián ta, bỏ thân hư giả này mà cầu được đạo vô thượng Bồ-đề. Nay ta xả bỏ thân này, nguyện được đạo lớn mà cứu độ hết thảy chúng sanh thoát khỏi biển khổ sanh tử.’

“Nói như vậy rồi quyết định liều chết, liền nói với thầy bà-la-môn rằng: ‘Xin đại sư vì tôi nói pháp trước, nghe xong sẽ nhảy vào hầm lửa. Vì nếu chết rồi sợ chẳng nghe được pháp.’

“Khi ấy, thầy bà-la-môn liền vì thái tử mà thuyết kệ rằng:

Tâm thường tu lòng từ,

Trừ bỏ ý ghét giận.

Lòng bi thương chúng sanh,

Nhỏ lệ như mưa lớn.

Người tu pháp đại bi,

Cùng ta đều đắc pháp.

Cứu độ khắp muôn loài,

Ấy là hạnh Bồ-tát.

“Khi ấy, thái tử nghe thuyết kệ rồi vui mừng khôn xiết, liền giữ lời hứa tự mình nhảy vào hầm lửa. Khi ấy, hầm lửa bỗng nhiên hóa thành một cái ao sen, thái tử nhảy vào trong đó, ngồi trên một đóa sen thật lớn. Khắp cõi đất đều chấn động, từ trên trời rơi xuống những loại hoa thơm mà cúng dường người.

“Thầy bà-la-môn hiện lại nguyên hình là Đế-thích, khen ngợi thái tử Cầu Pháp, hỏi rằng: ‘Thái tử ngày nay không sợ nạn khổ, vì lòng cầu pháp chẳng tiếc thân mạng, ngài có nguyện được điều chi chăng?’

“Thái tử đáp: ‘Lòng tôi muốn cầu được đạo vô thượng Bồ-đề, độ thoát chúng sanh khỏi biển khổ sanh tử.’

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chân thân của Đức Phật

“Đế-thích nghe xong hết lòng tán thán, khen là việc chưa từng có, rồi từ biệt trở về thiên cung.

“Vua Phạm-ma cùng quần thần thấy việc cầu pháp của thái tử như vậy, đều khen là việc chưa từng có, mọi người đều sanh lòng vui mừng, hoan hỷ, cùng nhau đưa thái tử trở về cung nội.”

Phật lại bảo chư tỳ-kheo rằng: “Vua Phạm-ma thuở ấy, nay chính là vua Tịnh-phạn. Hoàng hậu thuở ấy, nay là hoàng hậu Ma-da. Thái tử Cầu Pháp nay chính là ta đây.”

Khi Phật thuyết nhân duyên cầu pháp này, trong chúng hội nhiều người đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-La-hán, cho đến có người phát tâm cầu quả vị Phật Bích-chi, có người phát tâm cầu quả vị vô thượng Bồ-đề.

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Trích 100 truyện tích nhân duyên Phật giáo – NXB Tôn Giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm