Tứ sanh là gì?

Trong sáu nẻo luân hồi, loài hữu tình chết nơi đây sanh nơi kia, hoặc do thai sanh, hoặc do noãn sanh, hoặc do thấp sanh, hoặc do hóa sanh. (Kinh Giải Thâm Mật).


Ảnh minh họa. 

Tứ sinh và Tứ đế

Thai sanh là chúng hữu tình từ nơi thai tạng mà sanh ra, như loài: voi, ngựa, trâu, dê, heo, lừa...

Noãn sanh là chúng hữu tình từ nơi trứng mà sanh ra, như loài ngỗng, công, se sẻ, anh võ, nhạn...

Thấp sanh là chúng hữu tình từ nơi chỗ ướt mà sanh ra, như loài trùng, muỗi, đỉa...

Hóa sanh là chúng hữu tình chẳng nương nơi nào, từ nơi không mà bỗng hiện ra đủ thân mình và chi phận, như chư thiên, loài ở Địa ngục....

Loài người sanh ra có đủ bốn cách: thai, noãn, thấp, hóa. Người do thai tạng sanh ra thì dễ biết, như nhơn loại hiện nay.

Người thuộc về noãn sanh như ông Ô Ba Thế La sanh từ trứng hạc, và trường hợp ba mươi hai người con của bà Lộc Nữ, năm trăm người con của vua Bà Giá La.

Người thuộc về thấp sanh như các vị: Ô Ba Giá Lư, Cáp Man Am La Vệ. Người thuộc về hóa sanh như loài người vào thuở kiếp sơ.

Chúng Bàng sanh có đủ bốn loại: thai, noãn, thấp hoá. Chư thiên, chúng Địa ngục và thân Trung hữu duy thuộc về hóa sanh. Quỷ thú chỉ có hai loại: thai và hóa.

Trong bốn loại thai, noãn, thấp, hóa, loài nào thắng hơn cả? Chỉ có loài hóa sanh là tối thắng.

Nếu thế tại sao bậc hậu thân Bồ Tát có thể sanh tự tại mà lại thọ thai sanh? Bồ Tát thọ thai sanh vì có những điều lợi ích như sau: Vì muốn dẫn dắt các hàng Thích chủng và thân thuộc vào chánh pháp. Vì muốn cho mọi người biết Bồ Tát dòng dõi Luân vương mà sanh lòng cung kính, bỏ tà về chánh. Vì muốn cho chúng sanh phát lòng hướng thượng nghĩ rằng: “Ngài cũng là người, ta cũng là người, tại sao ta không siêng năng tu tập để được như ngài?” Vì nếu không thị hiện như thế, thì khó biết tộc tánh, mọi người sẽ nghi là trời hoặc quỷ. Vì muốn dứt lòng nghi báng của ngoại đạo, bởi họ có truyền thuyết: “Qua một trăm kiếp sau, sẽ có nhà đại huyễn thuật ra đời, dẫn dụ chúng sanh”. Vì muốn lưu thân giới cho chúng sanh cúng dường để được phước sanh cõi trời và gieo nhân giải thoát.

Nếu Bồ Tát thọ hóa sanh, thì không tộc tánh, sau khi chết như ngọn đèn tắt, không còn lưu xá lợi để chúng sanh nương theo đó phát lòng tín ngưỡng.

Trong tứ sanh, loài nào nhiều hơn hết?

Chỉ có loài hóa sanh là nhiều hơn cả; vì trong ngũ thú, nhơn, súc, quỷ có thiểu phần hóa sanh, còn chư thiên, chúng Địa ngục và tất cả thân Trung hữu đều thuộc về hóa sanh. (Luận Câu Xá)

Trích từ: Niệm Phật Tinh Yếu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tứ sanh là gì?

Phật giáo thường thức 11:29 06/01/2025

Trong sáu nẻo luân hồi, loài hữu tình chết nơi đây sanh nơi kia, hoặc do thai sanh, hoặc do noãn sanh, hoặc do thấp sanh, hoặc do hóa sanh. (Kinh Giải Thâm Mật).

Nghi thức hồng danh sám hối chuẩn nhất

Phật giáo thường thức 10:51 06/01/2025

Pháp hồng danh sám hối giúp chúng ta thanh tịnh thân tâm, hướng lời nói và hành động ngày càng gần với hạnh nguyện của Phật. Dưới đây là nghi thức hồng danh sám hối, mời quý độc giả tham khảo và thực hành.

Làm thế nào để sám hối trong đời sống hằng ngày?

Phật giáo thường thức 10:49 06/01/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, trong đời sống hằng ngày, làm thế nào để tu hành sám hối?

Hoá ra do tu tâm từ mà bản ngã lại lớn hơn

Phật giáo thường thức 07:07 06/01/2025

Hễ mình còn nghĩ rằng "mình làm cái này, mình hành thế này, mình tu thế nọ để cho tương lai" ấy là sai rồi đó. Không có tương lai nào cả. Tương lai là để tương lai lo, chứ mình không lo tương lai được. Tương lai là sự vận hành của Pháp.

Xem thêm