Hội thảo Lý triều Quốc sư - Thiền sư Nguyễn Minh Không với nền y học Việt Nam
Vừa qua, tại chùa Bái Đính, Ninh Bình đã diễn ra hội thảo “Lý Triều Quốc sư – Thiền sư Nguyễn Minh Không với nền y học Việt Nam”, nhằm tri ân, tôn vinh ngài với vai trò là người Việt Nam đầu tiên (theo sử sách) chữa bệnh bằng thuốc Nam cho người dân và triều đình nhà Lý thế kỉ XI.
Tới tham dự Hội thảo có sự tham dự của Hòa thượng Thích Quảng Tùng (Phó Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN), HT. Thích Bảo Nghiêm (Phó Chủ tịch HĐTS GHPG VN), Thiền sư Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát, TT. Thích Thanh Quyết (Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, HT. Thích Hải Ấn (Viện Chủ Chùa Từ Đàm, Huế), TT. Thích Quang Nhuận, TT. Thích Thọ Lạc, TT. Thích Minh Quang, TT. Thích Tâm Thuần, Ni sư Thích Đàm Lan, TS Bùi Hữu Dược (Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ), GS, TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, Nhà nghiên cứu di sản văn hóa Phật Phật giáo: Ông Lê Doãn Thăng (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản Phật giáo), đồng thời là người phát tâm đề xướng tổ chức hội thảo này, và các Tăng ni Phật tử khắp nơi về tham dự.
Phía Đông Y có Ban Lãnh đạo Trung ương Hội Đông Y Việt Nam, TTND-BSCC. Trần Văn Bản, Đại diện Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa PG, các đồng chí lãnh đạo Ban Dân vận tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện một số sở, ban, ngành và các nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo, Phật học thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Học Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam...
Hội thảo “Lý triều Quốc sư - Thiền sư Nguyễn Minh Không với nền y học Việt Nam” tập trung thảo luận về 3 nội dung chính, gồm thân thế, sự nghiệp y dược và con đường hành hương của Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Thiền sư Minh Không không chỉ là một danh sư mà còn là danh y
Thiền sư Nguyễn Minh Không (1065-1144), là vị cao tăng nổi tiếng của triều đại nhà Lý. Ông được xem là người sáng lập nhiều ngôi chùa nhất ở nước ta và được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng. Cùng với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông là một trong những nhân vật lịch sử được tôn sùng làm “Đức thánh Nguyễn”.
Tương truyền, lúc 21 tuổi, vua Lý Thần Tông mắc chứng bệnh lạ, lông lá mọc khắp cơ thể, cuồng loạn, gầm thét như hổ suốt ngày. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua trong đó.
Các danh y được mời đến chữa nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Triều đình phải cho người đi tìm thầy thuốc khắp nơi. Khi đó, có đứa bé ở Chân Định hát rằng: Bổng bồng bông, tập tầm vông / Ở làng Điềm Xá, có Nguyễn Minh Không / Chữa được bệnh cho đức Thần Tông.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển 3, tờ 36a9 ghi việc vua Lý Thần Tông vào năm Đại Thuận thứ 4 (1131) đã "dựng nhà cho Đại sư Minh Không". Sau đó 5 năm, vào năm (Thiên Chương Bảo tự) thứ tư (1136), phần Bản kỷ của Đại Việt Sử ký toàn thư 3, tờ 39b7-9 chép việc vua Lý Thần Tông bị bệnh và Thiền sư Minh Không đến chữa: "Vua bệnh nặng, thuốc men không bớt. Thầy Minh Không chữa lành, phong làm Quốc sư, cho thuế hộ vào trăm". Rồi chua tiếp: "Đời truyền rằng, thầy Từ Đạo Hạnh khi sắp thi giải (trút xác), trong lúc bị bệnh, đem thuốc và chú giao cho đệ tử Nguyễn Chí Thành, tức Minh Không, nói rằng: "Hai mươi năm sau, thấy Quốc vương gặp bệnh thì đến chữa".
Tiếp theo chính sử triều Nguyễn, tức Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 4 phần chính biên tờ 31a6-b2 cũng chép: "(Thiên chương bảo tự) năm thứ 4 (1136), vua [Lý Thần Tông] bệnh, chữa khỏi, ban cho thầy Minh Không danh hiệu Quốc sư. Vua có bệnh, thầy thuốc chữa không khỏi, Minh Không trị lành, ban hiệu Quốc sư, cho thuế hộ vào trăm". Rồi chua tiếp: "Minh Không là người Gia Viễn - Binh, làm sư chùa Giao Thủy".
Sau khi khỏi bệnh, vua cảm phục tài năng của sư Minh Không, đồng thời cũng là để tạ ơn cứu mạng, Lý Thần Tông đã cho sư đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý và phong làm Quốc sư.
Trong Bộ sử Phật giáo đầu tiên của Việt Nam còn là Thiền uyển tập anh, tờ 59b2, cũng có tiểu sử về Quốc sư Minh Không, chùa Quốc Thanh ở Trường An, người làng Đàm Xá, Đại Hoàng, họ Nguyễn, tên Chí Thành, và chép việc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Theo Việt sử tiêu án, Tiến sỹ Ngô Thì Sỹ cũng xác nhận thiền sư Nguyễn Minh Không vẫn là gốc người Đàm Xá, huyện Gia Viễn. Việc ông trích Ngoại truyện và đưa Nguyễn Minh Không thêm họ Khổng Minh Không, dẫn đến những rối loạn về sau giữa Thiền sư Không Lộ và Thiền sư Minh Không là hai hay là một.
Theo một sắc phong mà TT. Thích Minh Quang đã phát hiện tại chùa Hang trên núi Đầu Cọp của xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình thì ngay từ thời Cảnh Hưng, tức nửa sau thế kỷ 18, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã mang họ Khổng ở một số địa phương.
Thế kỷ 18 cách thời điểm hành hoạt của Thiền sư Minh Không khá xa, tất nhiên cũng có thể do dẫn đến một số rối loạn nào đó mà chúng ta cần tìm hiểu thêm để lý giải vì sao chúng xuất hiện. Đây là một số vấn đề về thân thế của Thiền sư Minh Không mà hội thảo cần rất nhiều sự nghiên cứu đóng góp cho sáng tỏ.
Vì sao có thể gọi ngài là Thần y?
Năm 1131, vua Lý Thần Tông đã dựng nhà cho đại sư Minh Không. 5 năm sau được mời vào cung chữa bệnh cho vua. Ở Thiền uyển tập anh viết: "Từ Đạo Hạnh mất rồi, sư trở về làng cũ, cày cấy hơn 20 năm, không màng tiếng tăm. Lúc bấy giờ Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng rên la hốt hoảng khiếp đảm. Lương y trong thiên hạ ứng chiếu đến chữa, đều phải bó tay không làm gì được. Bỗng nghe có trẻ con ca rằng: "Muốn trị bệnh thiên tử, phải có Nguyễn Minh Không.' Bèn sai sứ tìm khắp nhân gian mới gặp được sư. Lúc ấy, Thiền sư Minh Không được miêu tả như một người nông dân "ăn mặc quê mùa, bị các tôn túc hạc đức khinh khi không đáp lễ".
Ở vùng quê Đàm Xá và những địa phương lân cận đều có dấu chân hành hoạt của người. Đây cũng là vùng có nhiều cây thuốc quý, là nơi ngài dựng chùa, chữa bệnh cho dân chúng.
Trong "Ngọc âm chỉ nam giải nghĩa" có 400 loài thảo dược được ghi nhận, mà sau này khi Thiền sư Chân Am Tuệ Tĩnh (1615-1713) viết Nam dược thần hiệu đã sử dụng và Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) khi viết Lĩnh Nam bản thảo cũng đã tham khảo tới.
Trong cuốn Lý hoặc luận do Mâu Tử viết khoảng năm 196-198 stl đã nhắc đến chủ trương của Phật giáo vào thời điểm ấy là có bệnh thì phải dùng thuốc và châm cứu để chữa bệnh chứ không phải dùng phép tu mà chữa bệnh được. "Hễ có bệnh thì cần tới châm cứu thuốc men". Chủ trương này giải thích cho ta tại sao qua lịch sử, phần lớn các vị Thiền sư Việt Nam đều là những nhà y dược và chùa chiền Việt Nam thường giữ chức năng là nơi chữa bệnh cứu người. Việc ghi tên Thiền sư Nguyễn Minh Không vào chính sử qua tài năng chữa bệnh của Ngài không những là một sự tôn vinh ngành y dược có liên hệ Phật giáo mà còn là sự tôn vinh cho ngành y dược VN cách chúng ta ngàn năm. Sự tôn vinh này đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn mới về Thiền sư Minh Không. Ngài không chỉ là một Thiền sư càng không phải là một vị Thiền sư có pháp thuật mà còn là một nhà y dược đại tài.
Xét theo khoa học hiện nay, vua Lý Thần Tông có thể mắc bệnh rậm lông, tên khoa học là Hypetrichosis (còn gọi bệnh người sói, bệnh ma sói, hội chứng người sói).
Đây là loại bệnh do sự phát triển bất thường râu, tóc ở các khu vực trên cơ thể. Có hai dạng của bệnh là tổng quát (lông và tóc mọc trên toàn bộ cơ thể) và cục bộ (lông, tóc chỉ xuất hiện ở vùng da nào đó trên cơ thể).
Trước căn bệnh lạ, thiền sư Minh Không đã dùng kim châm cứu, cùng các loại thảo dược nấu thành nước tắm, nhờ đó nhà vua từ từ khỏi bệnh. Hiện nay, vùng đồi núi ở Gia Sinh, Gia Viễn (Ninh Bình) còn có làng Sinh Dược, nơi Lý Quốc Sư dùng cây thuốc ở đây chữa bệnh nan y cho vua Lý Thần Tông.
Con đường hành hương theo vết chân của Thiền sư Minh Không
Tương truyền trong cuộc đời 76 năm ở trần gian, Thiền sư Minh Không đã xây dựng thiết lập 500 ngôi chùa. Quanh vùng Bái Đính Ninh Bình hiện nay trong bán kính 50 km, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hàng chục ngôi chùa có liên quan tới Thiền sư Minh Không. Ngôi chùa ngài dựng lên để lại cho chúng ta ngày hôm nay hầu hết nằm trong vùng dân cư có nhiều loài thuốc quý. Có những chùa ở vùng núi non xa xôi làm nơi trú chân của ngài trên bước đường đi tìm cây thuốc quý và là nơi ẩn tu của ngài. Con đường ngài đi qua cả Hải Dương, Bắc Ninh, rồi từ Hòa Bình xuống Hà Nam, xuống NInh Bình, qua Nam Định, Hà Nội, và nơi nổi tiếng là chùa Lý Quốc Sư nằm trên phố Lý Quốc Sư ở trung tâm thủ đô.
Qua các bản tham luận của HT Thích Quảng Tùng, HT Thích Bảo Nghiêm, Gs Lê Mạnh Thát, TT Thích Thanh Quyết, TT Thích Minh Quang, các nhà nghiên cứu như GS, TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ... đều đưa ra những ý kiến rất chính xác về tài năng đức độ và kiến thức y học thần dược thuốc nam của Thiền sư Minh Không.
Không chỉ là danh y nổi tiếng, Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng.
Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý, gồm Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh.
Theo HT Thích Quảng Tùng: Việc Thiền sư Minh Không chữa bệnh cho vua, phải chăng là câu chuyện răn đời, tránh việc khẩu nghiệp, bỏ tâm kiêu mạn. Còn theo TT Thích Thanh Quyết, 22 di tích thờ Thiền sư Minh Không thì có rất nhiều di tích thờ Vua cùng với Thiền sư, như vậy phải chăng là sự đánh giá vai trò Quốc sư của Thiền sư rất quan trọng. Ở miền Trung có hàng trăm di tích thờ Thiền sư Minh Không, cho thấy không chỉ là một danh sư, mà còn là một nhà văn hóa lớn của nước Nam.
Ở Ninh Bình phát hiện nhiều loại hạt mà người tiền sử dùng làm thuốc, cách đây hơn 10 ngàn năm, tiếp nối bởi Thiền sư Minh Không, đặc biệt là những vùng tiếp giao giữa nước mặn và nước ngọt, những nơi keo giao (Theo Phó giám đốc sở VH tỉnh Ninh Bình).
Các bài tham luận nghiên cứu và tôn vinh Thiền sư Minh Không
Theo TT Thích Thọ Lạc, Thiền sư quả là người có công rất lớn trong Phật giáo Việt Nam, dường như chưa Vị danh tăng nào có công xây dựng 500 chùa như Thiền sư Minh Không. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng và dấu chân của ngài không bao giờ dừng một chỗ, mà có sức lan tỏa rộng rãi theo bước đường tìm thuốc của Thiền sư. Vậy nên chăng, ở Ninh Bình, nơi có chùa Bái Đính cổ, nơi ngài tu tập, nên có tên đường Thiền sư Minh Không?
Theo TT Thích Minh Quang, trong chuyến đi điền dã tại Hòa Bình, hang Chùa Thượng, đã phát hiện nhiều sắc phong qua các triều đại còn giữ nguyên vẹn. Nhưng trong hang có vết chân mà tương truyền là vết chân của ngài Minh Không.
Những sắc phong này đang rất cần các nhà nghiên cứu tham gia làm sáng tỏ. Bởi trong đó có một đạo sắc ghi ngài mất ngày 10/8 mà ở chùa Bái Đính cổ làm giỗ ngài vào ngày 17/10- như vậy sự khác biệt này là như nào, và nói lên điều gì? Vậy ở hang chùa Thượng Hòa Bình thờ ngài Minh Không hay ngài Khổng Lộ thiền sư?
Theo nghiên cứu của cử nhân Hán Nôm Nguyễn Thị Vân, chuyến đi điền dã của chị cũng đã đem lại nhiều điều thú vị, và nhiều câu hỏi được đặt ra.
Theo Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, việc nghiên cứu và ghi nhận thần y dược Thiền sư Minh Không là cần thiết và cần làm sáng tỏ xác thực hơn nữa để vinh danh ngài.
Cuối cuộc hội thảo, có tuyên bố Bái Đính 2019 trân trọng ghi nhận những công lao đóng góp của Thiền sư Minh Không với nền y học nước nhà, vượt ra ngoài không gian, thời gian của triều đại nhà Lý thế kỷ 11-12 tỏa sáng tới hôm nay.
Hậu thế nguyện tri ân sâu sắc công ơn của ngài với nền y học Việt Nam và mong muốn được tôn vinh ngài Lý Triều Quốc sư - Thiền sư Nguyễn Minh Không là ông tổ nghề Đông y Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm