Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/08/2021, 13:51 PM

Hơi thở của bạn đáng giá bao nhiêu?

Dạo này lên Facebook, thấy những bài viết tưởng niệm người ra đi mà không thể nói lời từ biệt, những avatar màu đen mất mát ngày càng nhiều.

'Lắng nghe hơi thở' để chữa lành vết đau trong tâm hồn

Hôm nọ, tôi còn nghe một người ở gần chùa, buổi sáng thấy khó thở, đến chiều mệt mệt trong người nên đi nằm, tối ngủ một giấc, rồi không dậy nữa… Bây giờ diễn biến của dịch bệnh thật sự là rất khó lường, cũng chưa bao giờ thấy câu nói “mạng người trong hơi thở” lại rõ ràng đến vậy!

Ngày trước, hầu như chỉ có Thiền sư mới nói chuyện theo dõi/ luyện tập hơi thở, bây giờ thì hầu hết y bác sĩ đều khuyên người bệnh và cả người đang khoẻ mạnh đều nên như vậy.

Chỉ cần chúng ta nhiếp tâm vào hơi thở, thở vô biết mình thở vô, thở ra biết mình thở ra.

Chỉ cần chúng ta nhiếp tâm vào hơi thở, thở vô biết mình thở vô, thở ra biết mình thở ra.

Ông bà mình nói “Tâm bình – khí hoà”, hai vế này liên quan mật thiết với nhau. Khi bạn điều hoà được hơi thở, thì tâm thái cũng trở nên định tĩnh và tích cực hơn rất nhiều, ngược lại, nếu tâm trạng tồi tệ, việc hít thở ắt sẽ khó khăn hơn…

Chia sẻ một chút về cách luyện hơi thở mà tôi thường áp dụng gần đây và cảm thấy rất “linh nghiệm” (có tính chất cá nhân thôi nha). Theo đó, nếu có thể bạn hãy thử bắt đầu:

– Tìm một không gian thoáng đãng, vào bất cứ lúc nào trong ngày (riêng tôi thường thực tập vào sáng sớm, dưới ánh mặt trời), bạn có thể đứng, ngồi (hoặc nằm) nhắm mắt tập trung vào hơi thở.

– Quan sát hơi thở vào – ra, rồi từ từ điều hoà chúng thành chậm, sâu và đều. Có thể thực hiện việc điều hoà này song song với sự phồng – xẹp của bụng: Hít vào phồng bụng lên, thở ra xẹp bụng xuống… Khi quen dần thì giữa hai hơi vào – ra có thể dừng lại khoảng 5 giây.

– Nếu thấy mệt thì nghỉ ngơi một chút, còn cảm thấy như sắp buồn ngủ thì thở ra thật mạnh để đưa hết không khí ra ngoài, rồi hít vào luồng không khí mới cho tươi tỉnh. Mệt rồi thì quay lại cách thở chậm – sâu và đều…

– Cứ tiếp tục như thế, bao lâu tuỳ theo điều kiện và thói quen mỗi người (chí ít cũng từ 10 phút trở lên mới thấy được sự khác biệt).

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Thực tập cách này thường xuyên, sẽ giúp bạn có một tinh thần định tĩnh, một cuống phổi khoẻ mạnh, một âm thanh nội lực,…

Mùa này, tinh thần và hơi thở thật sự rất rất quan trọng, mọi người cùng cố gắng nhé!

Bên cạnh đó, nhà mình chịu khó tập uống nước ấm nha, nóng càng tốt. Súc mũi miệng gì cũng dùng nước ấm sẽ nhanh có tác dụng hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thầy Minh Niệm: Cần yêu thương hãy quay về nhà

Sống an vui 08:55 20/04/2024

Sự quan tâm, sự yêu thương vốn là đặc sản của dân tộc Việt Nam, của con rồng cháu tiên nên chúng ta luôn cảm thấy mình cần được yêu thương.

Niềm hạnh phúc mang tên “cha mẹ còn”

Sống an vui 08:30 20/04/2024

Cha Mẹ còn là còn gia đình, còn tình thương, còn nơi để quay về. Bất luận vất vả hay mỏi mệt, về đến nhà vẫn thấy mình hạnh phúc, có nơi để nương tựa. Hãy tận hưởng và trân trọng niềm hạnh phúc mang tên “Cha Mẹ còn”!

Tháng Tư ấm nắng

Sống an vui 07:00 20/04/2024

Theo giáo lý duyên sinh-vô ngã, mọi bản thể không tồn tại độc lập mà do nhiều yếu tố hợp thành, hay nói cách khác là do duyên sinh.

Những sai lầm và thất bại không phải là điểm kết thúc

Sống an vui 16:30 19/04/2024

Trong những khoảnh khắc u ám của cuộc đời, dù khi bạn phạm phải sai lầm lớn nhất, hãy nhớ rằng dù có gì xảy ra, điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại.

Xem thêm