Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hơn 500 con cá heo bị thảm sát ở Đan Mạch

Chính quyền địa phương của quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, hôm 15/6 cho biết, hơn 500 con cá heo đã bị giết từ tháng 5.

Audio

Sát sinh và từ bỏ, địa ngục và thiên đường

Theo "Grindadrap", một truyền thống của người Faroe, các thợ săn sẽ bao vây cá voi hoa tiêu và cá heo bằng một đội thuyền đánh cá xếp thành hình bán nguyệt rộng, sau đó lùa chúng vào vịnh nông khiến chúng mắc cạn. Các ngư dân trên bờ sẽ giết chúng bằng dao.

tham sat ca heo

Mỗi mùa hè, những hình ảnh về chuyến săn đẫm máu lại thu hút sự quan tâm trên khắp thế giới và khiến những người bảo vệ quyền động vật phẫn nộ, AFP hôm 15/6 đưa tin. Họ cho rằng hoạt động này rất dã man.

 "Hôm qua có hai đợt grindadrap, một đợt có 266 con và đợt còn lại là 180 con, theo các báo cáo sơ bộ", một phát ngôn viên của chính quyền Faroese cho biết. Tính cả hai đợt mới, tổng cộng đã có 5 đợt grindadrap trong mùa săn năm nay, lấy mạng một số lượng lớn cá voi hoa tiêu (thuộc họ Cá Heo).

Tổ chức phi chính phủ về môi trường Sea Shepherd từng cản trở chuyến săn năm 2014 bằng tàu của mình. Sea Shepherd cũng chỉ trích việc tàu hải quân Đan Mạch được phép ngăn các nhà bảo vệ môi trường cản trở chuyến săn.

Tuy nhiên, chuyến săn vẫn được ủng hộ rộng rãi tại Faroe. Những người ủng hộ chỉ ra rằng cá heo đã nuôi sống người dân địa phương suốt nhiều thế kỷ. Họ cho rằng phương tiện truyền thông cũng như các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.

Mỗi năm, quần đảo Faroe thường giết khoảng 800 con cá voi hoa tiêu để lấy mỡ và thịt. Năm 2022, chính quyền đã giới hạn số lượng cá heo hông trắng Đại Tây Dương có thể giết mỗi năm xuống còn 500 con, sau khi đợt giết mổ lớn bất thường gồm hơn 1.400 con cá heo dẫn đến sự phản đối dữ dội, kể cả người dân địa phương. Cả hai loại cá voi hoa tiêu và cá heo hông trắng Đại Tây Dương đều không thuộc nhóm nguy cấp theo Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

"Lịch sử nhân loại từ lúc khai thiên lập địa cho đến nay có không biết bao nhiêu cuộc tàn sát đẫm máu, giết hại lẫn nhau chỉ vì bảo vệ mạng sống cho mình và giống nòi nhà mình. Do nghiệp giết hại chiêu cảm nên thế giới này lúc nào cũng có chiến tranh, binh đao, khủng bố, bạo lực, hận thù, sóng thần, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, và các tai nạn đau thương, bất đắc kỳ tử khác" (Thích Đạt Ma Phổ Giác).

Theo Nghiệp sát sinh hại vật dẫn đến quả khổ đau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

'Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo' từ hiện tượng 'sư Thích Minh Tuệ'

Tin tức 08:24 17/05/2024

Đó là một trong các nội dung trong văn bản ngày 16/5 của Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn gửi đến các Ban, Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương....

Hà Nội: Chùa Linh Thông trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568

Tin tức 08:00 17/05/2024

Tối ngày 17/5/2024 (nhằm ngày mùng 10 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại chùa Linh Thông - thôn Trung Oai - xã Tiên Dương huyện Đông Anh - TP Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2568-DL.2024

Giáo hội PGVN thông tin về hiện tượng 'Sư Thích Minh Tuệ'

Tin tức 18:13 16/05/2024

Công văn số 151/HĐTS-VP1 do Thượng toạ Thích Đức Thiện ký chiều nay cho biết người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo.

Chùa cổ 2.000 năm hé lộ lịch sử Phật giáo Trung Quốc

Tin tức 17:28 16/05/2024

Chùa Ciyun ở Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, có lịch sử khoảng 2.000 năm. Ngôi chùa cổ này đóng vai trò như một kho lưu trữ phong phú các hiện vật lịch sử cho nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc.

Xem thêm