Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/05/2023, 17:00 PM

Hồn người mất trở về nhà sắp xếp lại đồ đạc

Sau nửa đêm, hình như ở nóc nhà có vật nặng gì rơi xuống. Một lúc sau lại nghe có tiếng như người mở tủ quần áo, kéo và đóng ngăn kéo, như có tiếng động thu dọn đồ đạc. Từ hôm đó trở đi thì không nghe tiếng động gì nữa.

Giáo sư Cố Cát Cương ở Yến Kinh Đại Học, là một học giả kiên quyết chủ trương vô thần, vô quỷ. Ông chẳng những không tin quỷ thần, cõi hư vô, mà kể cả các danh nhân trong lịch sử như Nghiêu Tấn Hạ Vũ mấy nghìn năm nay mọi người đều công nhận, ông cũng có nhiều điều công kích, cho rằng không hề tồn tại những nhân vật này.

Trước ngày 13 tháng 8, giới Học Thuật Bắc Kinh có một tổ chức rất lớn là Nghi Cổ Tập Đoàn - G.S Cố Cát Cương và Tiển Huyền là hội viên trung kiên trong tập đoàn này.

Sau khi địch chiếm Bắc Kinh, Cố Cát Cương cùng vợ và các con theo Chính Phủ sơ tán đến miền Tây. Khi đến Tứ Xuyên thì ở tại Bắc Bội Trấn.

Từ bi với những vong linh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mùa Thu năm Dân Quốc 33 (1944), vợ ông mất tại Bắc Bội. Vợ chồng ông tình cảm rất sâu đậm. Sau khi vợ mất, ông rất đau buồn. Từ đó ông không bước vào phòng mà trước kia hai vợ chồng ở chung nữa. Ông đem cửa phòng đó khóa trái lại. Ông và con gái, cùng một người làm và người bà con đến giúp việc thì ở các phòng bên ngoài.

Từ khi vợ ông mất, những tiếng động kỳ lạ và sự kiện kỳ quái liên tục xảy ra ở phòng ông khóa trái bỏ trống đó. Ông và mọi người trong nhà đều mắt thấy tai nghe. Việc này không thể không làm lung lay sự chủ trương vô thần, vô quỷ trước đây của ông. Các sự kiện kỳ quái liên tiếp sảy ra làm cho tinh thần ông bị giao động đến gốc rễ...

Sự việc xảy ra như sau: Từ sau khi khâm liệm Cát Phu Nhân xong thì cứ đến 12 giờ đêm, trong phòng nghe rõ tiếng người đi lại. Tiếng đóng và mở cửa các tủ áo và ngăn kéo. Tiếng di động của ghế, như có người thu dọn và sắp xếp, cho đến sáng hôm sau mới yên tĩnh. Cố Cát Cương và mọi người trong nhà đều nghe rất rõ. Sáng hôm sau, ông mở cửa vào xem thì thấy mọi thứ vẫn như cũ, không có gì khác thường cả.

Cứ như vậy liên tục ba ngày. Đến đêm ngày thứ Tư, ông ở ngoài phòng thắp mấy ngọn nến. Cách thức này là ông học được ở một cuốn sách cổ, cho rằng nếu có ánh sáng mạnh thì ma không dám đến gần. Nào ai biết rằng, sau nửa đêm, hình như ở nóc nhà có vật nặng gì rơi xuống. Một lúc sau lại nghe có tiếng như người mở tủ quần áo, kéo và đóng ngăn kéo, như có tiếng động thu dọn đồ đạc. Từ hôm đó trở đi thì không nghe tiếng động gì nữa.

Có người nói rằng:

"Ba đêm đầu vong linh (ma) từ ngoài phòng đi vào, ngày thứ tư vì tránh ánh sáng nên vào nhà từ trên nóc. Từ nay ra vào từ trên nóc nhà thấy không tiện nên ít về nhà nữa...".

Cũng có người cho rằng:

"Hồn người chết về sắp đặt dọn dẹp bốn ngày, mọi việc đã xong nên không về nữa...".

Đến một đêm hồn về trở lại, theo tục lệ của Tứ Xuyên đó là rắc bột vôi xung quanh và trong phòng rồi đóng cửa lại. Hôm sau mở cửa vào xem trên bột vôi có dấu vết gì không, thì có thể biết là hồn ma có về hay không? Cố Cát Cương bèn bố trí theo lời người địa phương. Sáng hôm sau mở cửa vào phòng kiểm tra thì thấy có nhiều dấu chân người đi giày da. Những hoa văn ở đế giày in rất rõ trên nền nhà có rắc bột vôi, ông nhận ra ngay hoa văn ở đế giày in trên nền nhà kia là của vợ ông, đôi giày mà vợ ông đã mua tại Thượng Hải từ mấy năm về trước. Đôi giày này đã được đi vào chân của vợ ông lúc khâm liệm vào quan tài khi vợ ông chết. Kiểu giày này ở Tứ Xuyên không có.

Câu chuyện này, những người bạn của chúng tôi tại Thượng Hải đều nghe nói, nhưng tôi vẫn không tin lắm. Tháng trước ông Cát về, gặp mặt nhau, tôi liền hỏi ngay chuyện này. Ông tỉ mỉ kể cho tôi nghe. Tôi liền hỏi ông:

- Đối với việc có vong linh (ma) hay không, ý kiến ông hiện nay ra sao?

Ông trả lời:

- Tôi không dám nói là không có vong linh (ma) nữa, việc này khoa học hiện nay vẫn chưa giải thích được...

Căn cứ vào ông Dương Âm Duy cư sĩ ở Vô Tích, là bạn rất thân với ông Cố Cát Cương, Tôi cũng có hỏi ông về việc này, mới biết rằng quả là chuyện trên không sai.

Trích "Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm