Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/01/2023, 13:10 PM

Sự nguy hiểm của vong hồn thai nhi

Cũng bao năm qua rồi, nhưng chị vẫn bị ám ảnh mãi. Nên đó giờ nhiều năm chẳng quen được ai! Chị sống gần như bất cần đời như vậy. Thời gian rảnh, chị đều đi làm thiện nguyện. Có vậy trong lòng mới tìm được một chút niềm vui.

Chị hỏi thật mày, đi phụ đám tang nhiều như vậy, thấy ma bao giờ chưa?

Bất chợt chị Nhung nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi. Nãy giờ ngồi trong quán, hai chị em tám dóc nhăng cuội, tự dưng chị đổi đề tài.

Vốn nhóm chúng tôi hay tham gia những việc thiện nguyện, phụ giúp những gia đình neo đơn có người thân qua đời không lo nổi ma chay, nghe chị hỏi tôi đáp luôn:

– Em mong còn không gặp đây, người ta có về, thì về gặp người thân của họ, chứ gặp em làm gì?

Vừa phì phèo điếu thuốc, chị hỏi tiếp:

– Vậy mày có tin là có ma không?

– Tin chứ, chả có gì là không thể cả!

Chị nhấp một ngụm cà phê, rít thêm một hơi thuốc, có vẻ để lấy thêm tinh thần, rồi chị hạ giọng nói với tôi:

– Để chị kể chuyện cuộc đời chị cho mày nghe. Nó là vết sẹo lúc nào cũng đau đớn, nhức nhối trong lòng chị.

Chị Nhung lớn hơn tôi 7-8 tuổi, đến giờ vẫn cô đơn lẻ bóng, nghe nhóm đi từ thiện ở đâu là hăng hái đi liền. Còn thì tôi nhỏ nhất trong nhóm thiện nguyện, đa số là các cô, các chú đã lớn tuổi, thêm mấy anh chị cũng đều lớn hơn tôi. Vì chung một nhóm, bao nhiêu lần đi làm từ thiện với nhau, nên tôi quen biết chị, rồi ngày càng thân nhau hơn, như là chị em trong nhà vậy. Chị bắt đầu kể:

– Đời chị là một chuỗi đau khổ nối đuôi nhau em ạ. Có lẽ chị được sinh ra kiếp này là để trả nghiệp, đền tội cho quả báo kiếp trước vậy. Gia đình chị người Việt gốc Hoa, sau năm 1975, khi chị mới sinh ra được mấy tháng, thì ba mẹ chị đi vượt biên. Gửi chị cho một bà dì họ, hàng tháng ba mẹ gửi tiền về cho bà dì nuôi chị.

Nghi thức cầu siêu cho thai nhi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chị không biết ba mẹ gửi về bao nhiêu, nhưng chị sống chị rất khổ, ngày ngày đều là cơm chan nước mắt. Gia đình họ, người này thay phiên người kia mắng chửi, đánh đập chị mỗi lúc họ buồn, họ hết tiền.

Chị biết thân biết phận nên rất ngoan, rất giỏi phụ giúp mọi việc. Trong nhà có một bà chị họ lớn hơn chị 2 tuồi, chỉ riêng bà chị ấy thường đứng ra bảo vệ chị mỗi khi chị bị ăn hiếp, thế nên hai chị em rất thân.

Năm đó chị lên lớp 9, một hôm, chị ấy bảo: “Hôm nay là sinh nhật chị, mày mặc đồ thật đẹp, tối chị về chở mày đi chơi”.

Chị cũng háo hức lắm, vì chả mấy khi chị được ra ngoài đường chơi.

Tối đó cả đám ăn uống xong, rủ nhau đi Karaoke hát hò, rồi lại rủ nhau đi khách sạn.

Chị nào có biết gì, người ta chở đi đâu thì chị đi đó thôi. Vào trong khách sạn, cả đám bày bồ đà, hàng trắng ra hít. Có đứa rủ chị hít. Cái này thì chị biết, chị từ chối thẳng thừng.

Chị chỉ ngồi uống nước, và nhìn họ phê thuốc với nhau. Chẳng hiểu sao, chị bỗng thấy buồn ngủ kinh khủng, thế rồi chị ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Sáng dậy, chị thấy toàn thân mình đau nhức, người không một mảnh vải che thân. Nhìn quanh là đám bạn của bà chị họ đang còn nằm ngủ la liệt. Hiểu ngay ra số phận của mình, chị đau đớn, ôm thân mình ngồi khóc tức tưởi…

Sau đó, bà chị họ kia chở chị về nhà. Trước khi về không quên hăm dọa chị một trận, dặn không được nói cho ai biết, bằng không sẽ bị đánh, bị đuổi học.

Khi ấy chị còn nhỏ dại, chị sợ, rất sợ bị đuổi học, vì chỉ lúc đi học chị mới có cái cớ ra khỏi cái nhà như nhà tù, nhà ngục ấy. Thế nên, chị cũng đành ngậm đắng nuốt cay mà im lặng.

Từ ngày đó, chị cũng trở nên bất cần, cứng đầu, cứng cổ. Chị như muốn nổi loạn. Trước người ta đánh chị còn van xin. Nay chị kệ ! Muốn đánh bao nhiêu thì đánh. Chị cứ trơ ra.

Cuối năm lớp 9, cũng là thời gian ba mẹ chị về lại Việt Nam. Chị được ba mẹ đón về nhà, và không bao lâu, ba mẹ chị cũng phát hiện ra cái bụng con gái mình to một cách bất thường…

Mẹ chị dẫn chị vào bệnh viện Từ Dũ khám, bác sĩ cho biết, thai được 20 tuần tuổi rồi.

Và rồi, chị bị đánh một trận thê thảm, bị chửi là đồ hư hỏng, ba mẹ vặn hỏi chị cha đứa trẻ là ai?

Đến nước này thì chị chẳng cần giấu diếm gì cả, vừa khóc vừa tuôn hết mọi chuyện ra.

Lập tức bà chị họ kia bị nắm đầu lại, hỏi đầu đuôi cho ra nhẽ. Lúc này, chị mới đau đớn nhận ra, người chị họ mà chị yêu thương, tin tưởng, người mà lúc nào cũng bảo vệ chị, lại chính là người hại chị thê thảm nhất.

Hóa ra bồ chị ta dọa chia tay. Chẳng biết vì sao chị ta lại lụy tình đến vậy, van xin đủ kiểu để hắn đừng bỏ chị ta. Thế là tên nham hiểm ấy vẽ ra một kế hoạch bẩn thỉu, đòi chị ta đáp ứng. Ấy vậy mà bà chị họ kia cũng đồng ý. Chị ta cam tâm bỏ thuốc ngủ vào ly nước của chị, dâng chị cho bồ chị ta và đám bạn thay nhau cưỡng hiếp …

Thực sự, khi ba mẹ hỏi cha đứa bé, chị cũng chả biết con chị là của tên nào trong đám đó. Chị không muốn bỏ, nhưng mẹ chị ép chị phải phá bằng mọi giá.

Mẹ chị đưa chị vào Từ Dũ “bỏ” đứa bé ấy đi. Nhưng bác sĩ nói thai lớn quá, không bỏ được. Bà lại dẫn chị ra phòng khám tư, rồi bà năn nỉ mãi, người ta mới chấp nhận cho chị uống thuốc kích sinh non.

Chị vừa tủi, vừa đau, nhưng mẹ ép quá nên phải vâng lời. Đau quằn quại hai ngày trời, chị mới sinh ra một cái thai nam đã tím tái. Mọi chuyện cũng dần chìm vào quên lãng…

Ba năm sau, chị học lớp 12, kinh tế gia đình chị trở nên sa sút. Ngày ba mẹ chị mới về Việt Nam, kinh tế rất vững, có thể nói là giàu số 1, số 2 trong cộng đồng người Hoa chỗ chị ở.

Nay vì mẹ chị cứ đau bệnh triền miên, hết bệnh viện này đến phòng khám khác, thuốc thang tốn kém kiểu gì cũng đã thử, nhưng bệnh cứ trơ ra, không thể khỏi.

Tiền hết, ba mẹ chị bán cả đất, cả nhà, bán hết cả tài sản để mẹ chị ra nước ngoài chữa trị. Rồi thì cũng không thấy bệnh tình thuyên giảm chút nào.

Một ngày, sau khi chị đi lễ ở nhà thờ Ba Chuông về (đường Lê Văn Sĩ, quận Phú Nhuận), đang ngồi ăn bánh ướt ở quán, thì có một cô ngồi gần đó, cứ nhìn chị với một ánh mắt dò xét.

Cuối cùng cô lại gần và hỏi : “Con có anh chị em gì chết trẻ không?”

Chị trả lời : “Không cô ạ, con là con một.”

Cô ấy bảo, vậy thì chị phải đi qua quận 3 ,nhà cô đó, địa chị đó… Nhờ người ta gọi hồn xem sao, vì cô ấy thấy có vong đứa bé cứ đi theo chị.

Chị cũng bán tín bán nghi, nhưng tính tò mò, nên cũng đi một chuyến xem sao.

Đến nơi, sau đủ các thứ nghi lễ gọi hồn. Gọi mãi một lúc sau, cô kia tự nhiên rùng mình. Rồi khóc oe oe như trẻ con.

Rồi vừa mếu máo, vừa kể lể : “Con thương mẹ lắm,nhưng con ghét bà ngoại, bà ngoại không cho con ra đời gặp mẹ.”

Nghe đến đây, bao nhiêu tủi hờn chuyện năm ấy ùa về, tự nhiên chị cũng òa khóc lên.

“Đứa bé” cứ thút thít khóc, giọng nói ngọng nghịu, không được tròn vành, rõ tiếng. Nó kể, lúc người ta lôi nó ra ngoài, họ lấy cái kìm, kẹp đúng vào miệng, rồi lôi nó ra làm nó bị rách miệng.

Rồi nó kể, nó về tìm bà ngoại, người khi xưa quyết đòi giết nó để báo thù.

Ngày thì nó cưỡi lên đầu, nắm tóc bà ngoại ghì xuống mà đạp, mà hành. Đêm thì nó phá không cho bà ngoại ngủ. Đó là lý do vì sao mẹ chị đau đầu quằn quại, đau cổ, nhức vai, mất ngủ… mà khám thì lại không ra bệnh gì. Đến mức tán gia bại sản vì chữa chạy cũng không thể khỏi.

Nó còn bảo: “Con trả thù cho mẹ rồi đấy ! Đứa hại mẹ, con cho nó treo cổ chết tươi rồi!”

Chị giật nảy mình, không biết nó nói thật, hay chỉ là con nít nói đùa. Rồi chị tạm biệt nó, hẹn nó một ngày gần nhất, lại gọi lên gặp nói chuyện.

Về nhà, chuyện nó nói làm chị đứng ngồi không yên. Chị liền tìm đến nhà bà dì hỏi thăm. Chị hận họ thấu xương, nên không muốn nghe một chút tin tức gì của họ nữa. Kể từ ngày mẹ chị đón về nhà, chưa một lần chị quay lại căn nhà ám ảnh ấy nữa.

Chị hỏi ra mới biết, đúng thật, bà chị họ kia đã treo cổ tự tử, chết cũng được mấy tháng rồi!

Chị lập tức về nhà, kể lại cho mẹ chị nghe. Mẹ chị cũng bán tín bán nghi, gia đình theo đạo Công Giáo, nên không tin những chuyện kiểu thế này. Nhưng trước những chứng cứ sờ sờ, cũng đồng ý theo chị đi gọi hồn.

Sau những nghi lễ như lần trước, “thằng bé” lên nhập vào người ta, liền vừa khóc, vừa xổ ra một tràng những lời tủi hận.

Nó kể lể, trách móc, oán hờn mẹ chị đủ điều: “Con ghét bà ngoại lắm…con không thương bà ngoại đâu.”

Mẹ chị cũng khóc nức nở, đến lúc này, nghe những điều nó kể về chuyện năm xưa, thì bà đã tin.

Bà van xin thằng bé: “Xin con hãy hiểu cho ngoại. Lúc đó, mẹ con còn nhỏ quá! Nó mới học lớp 9, tương lai của nó sẽ ra sao? Bà ngoại cũng là bất đắc dĩ mới phải làm như vậy! Xin con nếu thương mẹ, thì cũng hãy hiểu và thông cảm cho ngoại.”

Mẹ chị phải hứa rước nó về, đem lên nhà thờ đàng hoàng, mãi nó mới chịu tha thứ cho.

Cũng bao năm qua rồi, nhưng chị vẫn bị ám ảnh mãi. Nên đó giờ nhiều năm chẳng quen được ai! Chị sống gần như bất cần đời như vậy. Thời gian rảnh, chị đều đi làm thiện nguyện. Có vậy trong lòng mới tìm được một chút niềm vui. Đó, cuộc đời chị, nó như thế đó…

Tôi lặng người nghe hết câu chuyện của chị. Tâm can như thắt lại, không nói được lời nào. Chị rít một hơi thuốc lá, rồi nhìn ra xa, từ từ nhả ra những sợi khói xám xịt, xám như cuộc đời chị vậy.

Quang Tử, viết lại từ lời kể của Thanh Vân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm