Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/10/2014, 09:02 AM

Hồng Kông: Hội thảo tư tưởng Triệu Phác sơ

Vào ngày thứ Bảy ngày 01/11/2014 sẽ diễn ra buổi Hội thảo về tư tưởng của Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu), một cư sĩ Phật giáo Trung Quốc có ảnh hưởng nhất trong thời hiện đại. Hội thảo do Bửu Liên Thiền Tự tu viện Phật giáo lớn nhất của Hồng Kông, Po Lin tổ chức, địa điểm Hội thảo tại Khách sạn Regal Airport, 9 Cheong Tat Road, Hong Kong, Trung Quốc.

Chân dung Triệu Phác Sơ năm 1986
Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) sinh ngày 05 tháng 11 năm 1907 và Vãng sinh ngày 21 tháng 05 năm 2000, hưởng thượng thọ 92 xuân. Với tuổi cửu tuần của ông đã trải qua thời gian một chuỗi dài với một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử Trung Quốc, quá trình chuyển đổi từ đế quốc cai trị, sự hỗn loạn nội bộ của cuối triều đại nhà Thanh và sự ra đời của Cộng hòa Trung Hoa, chia rẽ giữa Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cuộc xâm lược của Nhật Bản và cuộc kháng chiến của Trung Quốc, kết quả của cuộc nội chiến (Quốc Cộng Nội chiến - kéo dài từ tháng 4 năm 1927 đến tháng 5 năm 1950, là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc) do đấu tranh quyền lực giữa Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phong trào chính trị gây tai họa cho Phật giáo đó là cuộc Cách mạng Văn hóa.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Phật giáo Trung Quốc suy giảm trầm trọng và các sự kiện nêu trên và ý thức hệ vô thần cực đoan của các nước Cộng sản quốc tế đã gây ra sự thiệt hại hơn nữa cho sự phát triển của nó và thậm chí đe dọa sự tồn tại của nó ở Trung Quốc.

 
Theo Ban tổ chức, Hội thảo được tổ chức để đánh giá những đóng góp của Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) cho sự hồi sinh của Phật giáo ở Trung Quốc. Chủ đề: 

-“Đóng góp của Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) cho sự phát triển Phật giáo ở Trung Quốc”

-“Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) và Phật giáo nhân văn & văn hóa, giáo dục Phật giáo”.
 
Cuộc họp với Đặng Tiểu Bình, Triệu Phác Sơ 

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nhật Bản xâm lược, Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) đã tham gia vào các hoạt động chống Nhật. Từ những năm 1950 trở đi, sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông đã đã cho thấy rằng sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc thời bấy giờ bằng con đường nhân văn, nói cách khác là được sự kết nối chặt chẽ với đời sống thế tục.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, những nỗ lực của mình để kích hoạt Phật giáo tồn tại và phát triển ở Trung Quốc trong những thập niên 1980-1990, Ông là nhân vật trung tâm trong việc liên lạc giữa vòng tròn Phật giáo ở Trung Hoa đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, và Macao.
 
Vào những năm 1980, Ông đã tạo điều kiện cho 05 thanh niên tăng đi du học tại Sri Lanka, lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc. Trong những vị thanh niên Tăng đi du học tại Sri Lanka thành đạt có Hòa thượng Tiến sĩ Tịnh Nhân (Dr. Jing Yin) (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triết học cuộc sống và cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học HKU), Giáo sư Xue Yu (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Nhân văn, Đại học phật giáo, thuộc Đại học Trung Quốc của Hồng Kông. (CUHK). Hòa Thượng Guang Xing (phó giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Phật HKU). Bây giờ những vị ấy đã trở thành những nhân vật quan trọng trong giới Phật giáo Hồng Kông, Trung Quốc và tất cả quý vị ấy sẽ phát biểu trong Hội thảo sắp tới.

Theo BTC, Hội thảo cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu), những người bạn tốt và nhân vật nổi bật trong chính trị, giáo dục và các lĩnh vực tôn giáo. Tất cả các diễn giả tiêu biểu như Hòa thượng Xue Cheng, phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc (BAC); Hòa thượng Yuan Ci, Giám đốc BAC; và Giáo sư Lee Chack-fan, Giám đốc Trường HKU của chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên.

Hội thảo này là một cơ hội thông tin cho những người quan tâm tìm hiểu thêm về cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu). 

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm