Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/10/2017, 22:07 PM

HT.Khánh Hòa với phong trào chấn hưng PG và truyền thống Bến Tre

Ngày 19/10/2017, tại Hội trường chùa Viên Minh, Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Bến Tre đã diễn ra Hội thảo khoa học “Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng PGVN và truyền thống Bến Tre” do Trung tâm Nghiên cứu PGVN, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN, BTS GHPGVN tỉnh Bến Tre đồng tổ chức.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Phước, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre phát biểu rằng: Hòa thượng Khánh Hòa là người có tố chất thông minh, tấm lòng từ bi vô ngã vị tha và ý chí kiên cường, quyết tâm tu học theo con đường Phật pháp, đồng thời luôn yêu nước nồng nàn, tích cực tham gia bàn luận các hoạt động yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

Đối với công cuộc chấn hưng Phật giáo, Hòa thượng Khánh Hòa là người có công rất lớn, thông qua các hoạt động của Ngài với các nhà sư yêu nước tiến bộ, đã cho thấy vai trò và sự quyết tâm chấn hưng PGVN, bằng những phong trào hoạt động do Ngài sáng lập như: Chủ tịch Nam kỳ Nghiên cứu Phật học hội; Lưỡng xuyên Phật học; chủ bút tạp chí Từ bi âm; tạp chí Duy tâm... đã quy tụ được rất nhiều vị cao tăng thạc đức, trí thức Phật giáo nổi tiếng Nam Kỳ và nhân sĩ trí thức yêu nước trong công cuộc chấn hưng PGVN.

Tại Tổ đình Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre, nơi Ngài trụ trì, đã tổ chức nhiều hoạt động truyền giảng giáo lý Phật Đà, giáo dục đào tạo tăng tài, mở rộng tầm hoạt động, từ những hoạt động tích cực, hương thơm tiếng tốt của Ngài càng vang xa, và trở thành người có uy tín lớn trong Phật giáo Nam Kỳ và Trung Kỳ thời bấy giờ.

Với lòng kính trọng một vị cao tăng thạc đức, uyên thâm về triết học Phật giáo, có công xây dựng giáo hội. Năm 1951, Giáo hội Tăng già Lục hòa tăng và Lục hòa phật tử suy tôn Hòa thượng Khánh Hòa “Tổ sư Phật giáo miền Nam”.

Đối với nhân dân và cách mạng, Hòa thượng Khánh Hòa là người rất thương dân, và hết lòng ủng hộ cách mạng. Tại Tổ đình Tuyên Linh, nơi Ngài trụ trì, cùng với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh mở lớp dạy học, khám và bốc thuốc trị bệnh miễn phí cho nhân dân, thường xuyên đàm luận việc đại sự quốc gia giữa Ngài và cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và chư vị cao tăng yêu nước như các vị: Sư Đôn Hậu, Sư Thiện Chiếu, Sư Huệ Quang...

Năm 1928, mật thám Pháp phát hiện những hoạt động chống Pháp tại Tổ đình Tuyên Linh, để bảo vệ những người yêu nước, Hòa thượng Khánh Hòa đã bí mật đưa cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rời khỏi Tổ đình Tuyên Linh, đến ở tại chùa Hòa Long, Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ, Hòa thượng Khánh Hòa kêu gọi phật tử và nhân dân ủng hộ chính quyền cách mạng, tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng trong buổi đầu thành lập.

Năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Bến Tre, Ngài đã tập hợp tăng, ni, phật tử và huấn thị rằng: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách (nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm). Nước nhà đã độc lập mà người Pháp muốn đô hộ nước ta lần thứ hai. Các con là thanh niên, là tăng sinh hãy cởi áo cà sa, khoác chiến y lao ra trận mạc. Nếu ai muốn tu chờ nước nhà độc lập hãy trở lại tu hành. Hôm nay, thầy tuyên bố xả giới cho các con hãy lên đường cứu nước”. 

Tại ngôi Tổ đình Tuyên Linh, Ngài sử dụng làm cơ sở hoạt động cách mạng, bảo vệ, nuôi giấu cán bộ cách mạng thời bấy giờ và sau này tiếp nối sự nghiệp của Ngài, các vị trụ trì luôn thể hiện tinh thần yêu nước, và Tổ đình Tuyên Linh vẫn tiếp tục là cơ sở cách mạng của tỉnh Bến Tre, trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. 

Qua tiểu sử về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Ngài cho thấy 70 tuổi đời, 49 năm hành đạo, Ngài là người luôn có ý chí, quyết tâm tu thân, hành đạo rất tích cực và sáng tạo, hết lòng vì công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đồng thời là tấm gương cao đẹp về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hết lòng bảo vệ cán bộ, ủng hộ cách mạng vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc. Tổ đình Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre, nơi “Tổ sư Phật giáo miền Nam” Hòa thượng Khánh Hòa trụ trì từ năm 1907, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1994.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm