Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/03/2020, 16:45 PM

Hướng đến ngày lễ kỷ niệm xuất gia của Đức Phật Thích Ca

Ngày mùng tám tháng hai âm lịch hằng năm, hàng con Phật chúng ta tổ chức lễ kỷ niệm xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là một ngày lễ đặc biệt quan trọng trong Phật giáo Việt nam nói riêng và Phật giáo trên khắp thế giới nói chung.

> Tướng lạ về bàn chân của Đức Phật

Sự kiện Thái tử Tất-đạt-đa xuất thành trong đêm, ngài cưỡi con ngựa Kiền-trắc (Kanthara) cùng với người hầu tên Xa-nặc (Channa) vượt sông Anoma. Từ đây, Ngài bỏ lại con ngựa quý, trang phục vương giả cho người hầu mang về. Ngài đã để lại những thứ trân quý của đời, để lại những phồn hoa thị thành, để lại những danh vị chức tước của thế gian mà tìm cầu đạo giải thoát, tháo gỡ những triền phược, khổ đau của của cuộc đời.

Tôn tượng Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni trong tư thế ngồi kiết già với Xúc địa Thủ ấn (Bhumisparsha mudra) được an trí tại một địa điểm ở Gaya, Bihar, India; đánh dấu cho sự kiện Đức Phật vượt qua những thử thách của binh đoàn và ba cô con gái của Ma vương sai cử đến.

Tôn tượng Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni trong tư thế ngồi kiết già với Xúc địa Thủ ấn (Bhumisparsha mudra) được an trí tại một địa điểm ở Gaya, Bihar, India; đánh dấu cho sự kiện Đức Phật vượt qua những thử thách của binh đoàn và ba cô con gái của Ma vương sai cử đến.

Thật vậy, khổ đau là một hiện thực mà tất cả chúng hữu tình phải đối diện, và tuỳ theo từng mức độ nghiệp duyên sai biệt mà thọ nhận. Nhưng dù hình thức này hay hình thức khác, sanh lão bệnh tử là cái khổ chung của chúng hữu tình. Cái khổ đó được nung nấu bởi ý chí ham muốn và chấp thủ, ham muốn chấp thủ cái thường trong khi thế giới là vô thường và biến động. Đức Phật nói đến thực tế khổ đau (dukkha), nhưng Ngài không nói một thực thể ngã nào chịu nổi khổ đó, khổ đau không phải được gây ra bởi ta, không phải được gây ra bởi người khác, mà khổ đó là do duyên khởi; do vô minh duyên hành, hành duyên thức… đó chính là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn. Như trong Kinh Tương Ưng, Ngài dạy rằng:

“Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu “khổ do tự mình làm ra”, như vậy có nghĩa là thường kiến. Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: “Khổ do người khác làm ra”, như vậy có nghĩa là đoạn kiến. Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo. Vô minh duyên hành, hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.”

Một ngày của Đức Phật

Ngài đã quyết tâm ra đi để tìm ra nguồn chơn lý, mở ra nguồn tuệ giác vô tận, soi sáng cho tất cả chúng sinh, từ bỏ những tà kiến, để trở về với bến bờ giác ngộ. Thử thách cuối cùng của Ngài trước khi thành đạo dưới cội cây Bồ-đề là đối mặt với ba cô con gái của Ma vương sai cử đến, đó là Taṇhā, Arati, and Rāga; Taṇhā biểu tượng cho ái dục, Arati biểu tượng cho sự bất mãn, và Taṇhā biểu tượng cho sự tham muốn, nhưng rồi Thái tử Tất-đạt-đa đã vượt qua tất cả những thử thách đó, để rồi sau khi nhập thiền định, ngài chứng ngộ giải thoát với mười danh hiệu cao quý: Như lai, Ứng cúng, Chánh Biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế Gian giải, Vô Thượng sĩ, Điều ngự Trượng phu, Thiên Nhân Sư, Thế tôn.

Gaya, Bihar, India – địa điểm này được cho là nơi mà Bồ-tát Tất-đạt-đa hàng phục chúng quân của Ma vương cử đến để phá hoại sự tu hành của Ngài, đây là nơi thử thách sau cùng trước khi ngài giác ngộ giải thoát dưới cội cây Bồ-đề

Gaya, Bihar, India – địa điểm này được cho là nơi mà Bồ-tát Tất-đạt-đa hàng phục chúng quân của Ma vương cử đến để phá hoại sự tu hành của Ngài, đây là nơi thử thách sau cùng trước khi ngài giác ngộ giải thoát dưới cội cây Bồ-đề

Hôm nay, hướng đến ngày kỷ niệm Xuất gia của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, chúng con một lòng hướng đến công hạnh sâu rộng, ý chí xuất trần của Ngài, quyết tâm từ bỏ những tà kiến cố chấp, thực hành nếp sống từ bi và trau dồi trí tuệ, góp phần giải thoát những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, đem lại bình an và hạnh phúc cho tự thân, cho nhân loại. 

Ngày mùng bảy, tháng hai, năm Canh Tý, Phật lịch 2563.

Ấn Độ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm