Im lặng - một loại ngôn từ
Y chang cái chuyện của Đức Phật ngày xưa. Họ chửi, Phật không nhận. Chửi về ai?
Nhà mình có từng bán một quán cà phê nhỏ, mà cái hẻm thì đông đúc lắm. Cái gì cũng xảy ra: người bán vé số cười, người sửa xe cằn nhằn, mấy bà tám chuyện rần rần như hội chợ lô tô mấy dịp cận Tết. Cô Tám hàng xóm á, tính bả bộc trực dữ lắm. Cái gì thấy ngứa mắt là bà nói liền. Có bữa mình bưng ly cà phê qua, bả ngó mình một cái rồi càm ràm: “Con trai gì đâu mà lầm lầm lì lì, cái mặt ngó thấy là hông ưa rồi”. Mình nghe, đứng khựng lại một hồi.
Bữa đó, về nhà mình khóc. Khóc mà hổng dám để má thấy, sợ má nói mình mít ướt. Ngoại tự đâu ghé nhà chơi đúng lúc thấy mình buồn hiu, kêu lại:
- Hồi nãy con làm gì bà Tám nói con vậy?
- Con có làm gì đâu ngoại. Bả ghét con thôi.
Ngoại cười hề hề, rót ly nước mưa, đưa mình:
- Thì kệ bả. Người ta nói là chuyện của người ta. Con không nhận, thì thôi.
Cái câu “không nhận, thì thôi” nó như cây kim tây cài áo, gắn ngay trước ngực mình từ dạo đó. Tự nhiên mình thấy nhẹ nhõm, hổng còn nặng nề trong lòng như lúc nãy nữa. Tại mình đâu có lỗi, tại mình đâu có làm gì sai, mà đi ôm lời người khác làm chi cho nặng.
Ở đời này, hễ mình sống khác chút xíu, người ta nói mình "khác người". Mình sống hiền lành quá, người ta nói "khờ". Mình mạnh mẽ hơn một chút, người ta nói "không biết điều". Có khi không làm gì hết, người ta vẫn ghét, vậy là sao? Ngoại nói: "Tại chúng thấy mình không giống người ta thôi con. Nhưng người ta quăng gì cho mình, mình không nhận thì nó còn ở lại với người ta hà."
Y chang cái chuyện của Đức Phật ngày xưa. Họ chửi, Phật không nhận. Chửi về ai? Chửi về họ. Còn Chúa Jesus (Giêsu), đứng trước tòa công luận của mấy gã vu khống, bị đẩy vào đường cùng mà vẫn im lặng. Bởi vì, có những điều không cần giải thích, không cần đôi co. Cái người thương mình á, họ không cần phải nghe mình nói nhiều. Còn người đã không thương mình, có nói mấy cũng vô nghĩa.
Đôi khi cái im lặng của ba, cái lặng thinh của má, nó không phải là yếu đuối, mà là mạnh mẽ tới lạ lùng. Người lớn không giải thích, không phải vì họ không biết nói, mà là vì họ hiểu có những điều, giải thích cũng chẳng làm ai hiểu hơn. Không nhận, thì thôi!
Còn mình, mình cũng đang học như vậy. Ở đời, gặp chuyện buồn lòng, gặp lời nói không hay, mình tự nhủ: “Người ta đưa quà, mình không nhận. Mình còn thương ngoại, thương má, thương mấy anh em mình, thì ai nói gì cũng vậy thôi.”
Nhiều khi mình nghĩ, im lặng cũng là một loại tiếng nói, mà chỉ người thương mình mới nghe được rõ ràng mà thôi…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Im lặng - một loại ngôn từ
Phật pháp và cuộc sống 11:39 18/12/2024Y chang cái chuyện của Đức Phật ngày xưa. Họ chửi, Phật không nhận. Chửi về ai?
Bao lâu rồi bạn chưa uống trà?
Phật pháp và cuộc sống 09:58 18/12/2024Mỗi lần về thăm nhà thấy bã trà trong ấm đã mốc rêu, cặn trà đọng dưới đáy chén vàng khè là tôi biết đã lâu rồi không có khách ghé chơi.
Người nào có thể nếm được hương vị của đại tự tại?
Phật pháp và cuộc sống 16:00 17/12/2024Đại tự tại không phải là sự thoát ly khỏi đời sống, mà là hòa tan trong đời sống, tựa như một dòng sông ôm trọn mọi vật trong lòng nó mà không ngừng chảy về biển cả.
Giết rắn bị báo ứng hại chết con mình
Phật pháp và cuộc sống 15:07 17/12/2024Tại vùng đất phía Nam thành Giang Sơn, có người nông dân nọ rất thích sát sinh. Đã trên bốn mươi tuổi mà chỉ có được một người con duy nhất.
Xem thêm