Kẻ phiêu bồng giác ngộ
Patrul Rinpoche được xem là bậc thầy hiệu quả nhất của phái Đại Thành (Dzogchen) trong thế kỷ 18. Đại Thành có nghĩa ‘Tri kiến trực tiếp về tự tính thanh tịnh’. Vì vậy Đại Thành không phải chỉ là một tông phái hay một phép tu, không chỉ là một dòng tái sinh, không phải chỉ là trạng thái đạt đạo.
Đại Thành chính là tinh yếu của giáo pháp đức Phật. Vì lẽ đó mà Patrul Rinpoche được xem không phải chỉ là một vị đạo sư, thi sĩ hay nhà tiên tri, ngài cũng là một vị Phật hoàn toàn. Thực ra, người ta xem ngài là một trong những tái sinhcủa đức Quán Âm mà người Tây Tạng gọi là ‘Chenrezig’: lòng đại bi.
Có lần trong một chuyến du hành Patrul Rinpoche gặp một nhóm Lạt-ma, các vị đó trên đường tham dự buổi lễ tại miền Đông Tây Tạng. Các vị Lạt-ma không nhận ra Patrul, thấy ngài trong bộ quần áo nhàu nát, với thái độ kiêm tốn, cho rằng đây cũng chỉ là một kẻ tầm đạo. Vì thế họ vui lòng cho Patrul tham gia trong nhóm, bắt nấu trà, nhóm củi và phục vụcác vị lớn tuổi trong đoàn. Đoàn vừa đến vùng Kham thì có tin gần đó có một vị Lạt-ma cao cấp sẽ chỉ dẫn và khai thị cho đoàn. Nhóm Lạt-ma vội vàng lên đương để tham dự buổi lễ. Tất cả Lạt-ma và cư sĩ được đưa vào ngồi theo thứ tự chính thức, người được ngồi trên ghế trọng vọng, kẻ phải đứng ở xa. Các vị Tăng mang nón mũ, áo quần, huy hiệu hết sứcrực rỡ. Vị Tăng thống ngồi trên một bệ cao. Sau khi tiếng còi, tù và, chiêng trống dứt hẳn và phần nghi lễ đã qua thì mọi người hiện diện lần lượt đi qua trước vị đó để nhận phép lành và gửi nơi chân vị Tăng thống một tấm khăn trắng.
Trước hết vị Tăng thống đưa tay rờ đầu các người đi ngang. Về sau khi thấy đoàn người quá nhiều đi không muốn hết, ngài chỉ còn rờ đầu bằng một sợi lông công. Hàng giờ trôi qua, cuối cùng người còn lại là một kẻ quần áo lôi thôi, vốn đi nấu trà cho một nhóm Tăng sĩ không mấy quan trọng.Vị Tăng thống bỗng mở mắt thật lớn nhìn con người có dáng vẻ phiêu bạt đang quỳ dưới chân mình. Nguời đó không ai khác hơn hính là một vị Phật đang hiện tiền,vị đạo sư Đại Thành (dzogchen) Patrul Rinpoche độc nhất vô nhị và người đó lại đang xin phép lành của mình.
Vị Tăng thống nhảy ào từ trên cao xuống, nằm mọp dưới chân kẻ áo quần rách rưới. Đám đông hoảng hốt kêu lên sợ hãi, vị Tăng thống ngồi dậy, dúi vào tay Patrul Rinpoche sợi lông công rồi lại quỳ xuống. Patrul khoát tay từ chối, sau đó đưa tay nâng vị Tăng thống lên, không để cho vị này cứ quỳ lạy mình mãi.
Trích cuốn “Sư tử tuyết bờm xanh”, NXB Tổng hợp TP HCM
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Trì niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ tát, bệnh lâu năm không thuốc mà tự khỏi
Tư liệu 19:00 05/11/2024Dung Tông Tố bị bệnh tê liệt, có người gọi là phong thấp, chữa trị đã nhiều, nhưng vẫn không thấy hiệu nghiệm. Mỗi khi gặp thời tiết biến đổi, bệnh lại phát ra, chân tay sưng lên, đi lại bất tiện, xương cốt trong mình rất là đau nhức khổ sở.
“Chắc đây là nghiệp chướng của tôi”
Tư liệu 16:20 05/11/2024Tôi kể ra câu chuyện này không phải để dọa các vị, mà là muốn các vị hiểu rõ để không sát sinh và đừng kiếm sống bằng những nghề sát sinh. Mong quý vị hãy tự bảo vệ tốt cho mình!
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Xem thêm