Kết quả “Nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch văn bia Phật giáo Nghệ An”
Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo công bố kết quả nhiệm vụ “Nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch văn bia Phật giáo Nghệ An”, ngày 12/3.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị có văn bia Phật giáo; trụ trì các chùa có văn bia cùng các nhà nghiên cứu khoa học và chuyên gia Hán Nôm.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu và chuyên gia Hán Nôm đánh giá cao kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch Văn bia Phật giáo Nghệ An”.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã dập thác bản, dịch nghĩa và giải nghĩa 25 văn bia tại 19 ngôi chùa, đưa ra tổng quan về 7 giá trị nội dung của văn bia Phật giáo Nghệ An - phản ánh lịch sử du nhập và phát triển lâu đời của Phật giáo Nghệ An; phản ánh đặc trưng chùa làng của vùng đất xứ Nghệ.
Văn bia Phật giáo Nghệ An cũng phản ánh cuộc sống thanh bình, niềm tự hào về cảnh đẹp quê hương; phản ánh cấu trúc ngôi chùa đặc trưng của xứ Nghệ cũng như việc trùng tu, tôn tạo di tích; phản ánh tục bầu Hậu ở xứ Nghệ; phản ánh tính chất tam giáo đồng nguyên trong đời sống tôn giáo - tín ngưỡng của người Nghệ An.
Đồng thời, văn bia Phật giáo Nghệ An cung cấp thêm thông tin về hành trạng và sự nghiệp, tư tưởng cũng như tín ngưỡng của nhiều danh nhân lịch sử.
Qua công trình nghiên cứu, nhóm tác giả nghiên cứu kiến nghị các ngành, các cấp hữu quan, các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm văn bia đã bị mất; hoặc tiếp cận văn bia một cách gián tiếp qua nguồn sử liệu quốc gia và địa phương, qua thần tích, thần phả, các dòng họ, qua các cơ quan lưu trữ…
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu và chuyên gia Hán Nôm cũng thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót của công trình nghiên cứu như về tên gọi một số ngôi chùa, tài liệu tham khảo, cách triển khai nhiệm vụ, dịch nghĩa các văn bia.
Trên cơ sở đó, đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục chỉnh sửa để xuất bản thành sách, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của nhân dân địa phương.
Đề tài khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch văn bia Phật giáo Nghệ An” do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn tỉnh (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) triển khai thực hiện. Mục tiêu của đề tài là khôi phục nguyên văn, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải toàn bộ hệ thống văn bia Phật giáo trên địa bàn Nghệ An.
Nghiên cứu giá trị của văn bia Phật giáo Nghệ An trên các phương diện: Lịch sử, văn học, văn hóa, địa lý, giáo dục; đính chính, bổ cứu những vấn đề chưa thỏa đáng, thiếu sót của một số văn bia. Từ đó, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn bia Phật giáo trên địa bàn Nghệ An.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Nghiên cứu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Nghiên cứu 13:19 13/11/2024Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.
Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ
Nghiên cứu 09:36 13/11/2024Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.
Xem thêm