Thứ ba, 19/02/2019, 21:28 PM

Khai ấn đền Trần và bản chất khoa học lịch sử thời Trần

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học): qua nghiên cứu tư liệu địa phương chí, quốc sử các triều đại, hội điển được biên soạn thời Nguyễn, TK 19, không có chi tiết nào đề cập hoạt động phát ấn ở di tích đền Trần nào trong lịch sử.

Tại hội thảo khoa học về lễ hội đền Trần của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Nam Định tổ chức năm 2011, tôi đã có tham luận khẳng định việc khai ấn ở đền Trần Tức Mặc là một xuyên tạc lịch sử và không nhận được một phản biện khoa học nào.

Chuyện khai ấn – phát ấn ngày một tràn lan trên nhiều tỉnh thành. Nhiều tệ nạn cũng sinh ra từ đó…

Đầu tiên là Nam Định nâng cấp lễ hội làng Tức Mặc thành lễ hội cấp quốc gia. Sau đó “đẻ” ra chuyện khai/phát ấn ở đền Trần Thương (Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà Nam), đền Trần Tam Đường (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình), ở khu văn hóa núi Bài Thơ (TP Hạ Long, Quảng Ninh), khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)…

Cá nhân tôi với tư cách một người làm khảo cổ học khẳng định: không có một cái ấn nào, không có một lễ khai ấn nào có được bất kỳ một căn cứ lịch sử và khoa học nào.

Khai ấn đến Trần 19/2/2019 (Ảnh: VOV)

Khai ấn đến Trần 19/2/2019 (Ảnh: VOV)

Khai ấn đền Trần - Không có căn cứ lịch sử và khoa học

Bài liên quan

1. Chuyện khai ấn và phát dưới 10 bản in ấn “Trần miếu tự điển” (Tôn miếu của nhà Trần từ xưa) vốn chỉ là chuyện nội bộ của làng Tức Mặc, dưới thời Nguyễn, để chống lại, giảm thiểu tác hại của việc đâu đâu cũng nhận là đền “chân truyền” thờ Đức Hưng Đạo đại vương.

Sau đó việc này bị nhập nhèm giữa chuyện phong ấn/khai ấn của chính quyền hằng năm với việc bịa tạc về chuyện vua Trần thưởng công, phong tước sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất năm 1258. Rồi chẳng biết từ khi nào “dân gian hiện đại” tin rằng có được lá ấn ấy sẽ được thăng quan tiến chức, mua may bán đắt…

Tại hội thảo khoa học về lễ hội đền Trần của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Nam Định tổ chức năm 2011, tôi đã có tham luận khẳng định việc khai ấn ở đền Trần Tức Mặc là một xuyên tạc lịch sử và không nhận được một phản biện khoa học nào.

2. “Tiểu sử” của “lễ phát lương” ở đền Trần Thương (Hà Nam) cũng hoàn toàn là hư cấu. Kể cả có tin theo truyền miệng dân gian rằng ở đây từng là kho trữ lương thời Trần thì chẳng có lý nào lại cho tờ in ấn vua Trần vào trong túi lương gồm ngô vàng, thóc nếp.

Có thể đặt ra hàng loạt nghi vấn: “Ấn vua Trần” mượn đâu về? Ngô – thóc ấy lấy ở đâu ra? Ai bật đèn xanh và đạo diễn cho việc phát lương này?

3. Lễ khai ấn ở đền Trần Tam Đường thậm chí còn không dựa trên một “tương truyền”, đồn thổi nào. Cái ấn đồng (do một chủ doanh nghiệp cúng vào đền) sau các phê phán của nhiều nhà nghiên cứu đã được chính Bộ VH-TT&DL thừa nhận là ấn rởm. Các cụ trong ban quản lý đền đã bị phê phán nghiêm khắc!

4. Lý do của lễ khai ấn ở khu văn hóa núi Bài Thơ cũng không rõ ràng. Ấn gỗ đẽo mới năm 2014, vừa được đúc lại bằng đồng đã được chỉ rõ là sai cả chữ khắc: tên ấn “Tao Đàn hội Hồng Đức hiệu” thì chữ Tao 騷 (phong nhã) khắc thành chữ Tao 遭 (gặp gỡ), chữ Hồng 洪 (lớn) lại khắc thành Hồng 紅 (màu đỏ); thậm chí năm làm ấn Giáp Ngọ 2014 lại khắc thành Nhâm Ngọ.

5. Lễ (thử nghiệm) khai ấn ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long cũng không có nguồn cơn lịch sử nào. Nguyên gốc của cái ấn phục chế chỉ là 2 mảnh gỗ mỏng chưa đến 1cm, đã bị nhiều nhà nghiên cứu chỉ rõ không phải là ấn.

Dù ban tổ chức liên tục phát loa tuyên truyền, nhưng những nhiều người vô ý thức vẫn tranh thủ nhét tiền hoặc ném về phía kiệu Ngọc Lộ. Ảnh VOV

Dù ban tổ chức liên tục phát loa tuyên truyền, nhưng những nhiều người vô ý thức vẫn tranh thủ nhét tiền hoặc ném về phía kiệu Ngọc Lộ. Ảnh VOV

Làm sao để chấm dứt tệ khai/xin/mua/cướp ấn?

Có thể nhận thấy hầu hết các lễ khai ấn được tổ chức đều nhằm mục đích muốn “chia lửa”, vì ấn đền Trần Tức Mặc quá thành công về thương mại (chính bà phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định công bố với báo chí “hằng năm lễ hội khai ấn mang về cho Nam Định khoảng 10 tỉ đồng”).

Để xảy việc này, trách nhiệm trước tiên là từ những người tổ chức ra các lễ khai ấn.

Bài liên quan

Người ta đã không ngần bóp méo lịch sử, dựng lên các huyền tích hoàn toàn mới, mạo danh việc phục hồi lễ hội truyền thống. Người ta thổi phồng các lễ hội của làng/cấp làng thành lễ hội quốc gia, trong đó có việc mời bằng được các lãnh đạo cấp cao của tỉnh, của trung ương về khai ấn.

“Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa...” nhờ báo chí, truyền thông. Các tờ giấy in ấn được nâng cấp thành lụa là cùng với đồn thổi về công năng huyền bí của các “cánh ấn”. Sự có mặt của các quan chức góp phần tăng trọng lượng, như một bảo chứng cho các đồn đãi.

Cho đến khi tiền bán ấn trở thành một nguồn thu không nhỏ thì người ta (dù đã thừa nhận mọi tiêu cực của tệ nạn này) không thể dừng lại nổi. Mọi phê phán, góp ý đều bị coi là thiếu xây dựng!

Cũng phải kể đến một nguyên nhân khiến tệ này không dứt được là vì được một số nhà nghiên cứu, một số cơ quan hữu quan chống chế, bênh vực...

Xin được nhắc lại điều đã phát biểu tại hội thảo nói trên của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và UBND tỉnh Nam Định: “Để chấm dứt việc xuyên tạc lịch sử, xin hãy trả lại việc đóng ấn cho các nhà đền! Chính quyền các cấp không nên tham gia vào việc này nữa!”.

Tại Hội thảo quốc gia về vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại (tháng 8-2016), theo nhiều nhà nghiên cứu, qua những nghiên cứu tư liệu địa phương chí, quốc sử các triều đại, hội điển được biên soạn vào thời Nguyễn, thế kỷ XIX cũng không tìm thấy chi tiết nào đề cập hoạt động phát ấn ở bất cứ di tích đền Trần nào trong lịch sử. (V.V.T)

phat an den tran

Đến thời điểm này, BTC lễ hội khai ấn Đền Trần vẫn chưa tiết lộ số ấn sẽ được phát ra vào rạng sáng 19/2/2019, tuy nhiên trưởng BTC khẳng định sẽ cố gắng đảm bảo đủ ấn phát cho người dân. (Theo VOV)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm