Thứ, 28/01/2019, 06:40 AM

Khai thị ông Thần Táo - câu chuyện ngụ ngôn hay tuyệt vời

Ở một làng kia, người ta đồn có một ông thần Táo rất linh, linh đến nỗi ai mất bò dê, trâu heo đến khấn là thần Táo giúp cho tìm lại được đem về. Để cám ơn vị thần Táo, dân làng đem heo, gà đến cúng thần trước cái lò đặt bên gốc cây đa.

Một ngày nọ, một nhà sư đi ngang qua vùng nầy, nghe đồn chuyện thần Táo bèn dẫn đồ chúng đến xem cái lò ấy. Nhà sư đi quanh mấy vòng, dừng lại nhìn cái lò một lúc rồi lấy gậy gõ ba cái trên đầu lò bảo: “Ồ, ta tưởng mi ghê gớm lắm, hóa ra mi vốn do đất nặn lên, có gì là linh thánh trong mi đâu, sao mi lại sát hại nhiều vật mạng như vậy!”

Sau lời khai thị của nhà sư, cái lò vỡ ra từng mảnh, đổ sụp xuống. Lát sau, một ông thần mũ cao, áo rộng đi đến phủ phục lạy dưới chân nhà sư và thưa rằng: “Bạch Thầy, con xin đảnh lễ tri ân Thầy”.

“Ông là ai?”, nhà sư hỏi.

“Con chính là vị thần Táo bị đọa ở đây 500 năm rồi. Hôm nay nhờ lời khai thị của Thầy nên con ngộ được Lý duyên sinh”, thần Táo đáp.

 Nhà sư cười bảo: “Lý duyên sinh là tự tánh của mi, không phải do ta khai ngộ mới có.”

Thần Táo thưa: “Đành là như vậy, nhưng không có Thầy khai thị con chẳng thể ngộ được.” Nói xong thần Táo biến mất.

Các đệ tử của nhà sư thấy lạ, bèn thưa: “Thầy có phép mầu gì khai thị được thần Táo kia? Xin Thầy nói lại cho chúng con nghe.”

Nhà sư nói: “Ta chỉ nhắc vị thần ấy rằng ông ta vốn là Đất tạo thành”. Các đệ tử vẫn chưa hiểu được điều kỳ diệu trong lời nói đó của nhà sư.

Thần Táo hiểu được điều kỳ diệu ấy nên thần thoát được kiếp bị đọa 500 năm. Nếu chúng ta nhận ra được điều kỳ diệu trong lời nói đó, chúng ta sẽ biết quay lại tự thân để nhận được con đường Niết bàn.

Khai thị ông Thần Táo - câu chuyện ngụ ngôn hay tuyệt vời 1

Hôm nay nhờ lời khai thị của Thầy nên con ngộ được Lý duyên sinh”, thần Táo đáp. (Ảnh minh họa)

Trở lại với cuộc đời của vị thần Táo nọ. Vì là thần, không có hình thể vật lý, ông có thể biến mất nơi này, hiện ra nơi khác một cách nhẹ nhàng. Ông đi bằng tâm thức, sáng chơi non Nam, chiều dạo biển Bắc, chưa hề bị ràng buộc bởi một điều gì.

Bài liên quan

Một hôm đang ngồi vắt vẻo trên cành cây đa, ông thấy có người đến đốt hương khấn vái cái lò đặt ngay dưới gốc cây, cầu xin tìm được con bò đang bị lạc ở đâu đó. Ông nghĩ là người ấy khấn xin ông giúp kiếm con bò dùm. Ông liền chạy đi tìm bò, tìm được, ông lùa bò về chỗ chủ của nó ở.

Người dân trong làng thấy “cái lò” linh hiển, hễ mất cái gì, người ta rủ nhau đến khấn “cái lò”, ông đứng kề bên nghe thấy, vất vả ngược xuôi tìm kiếm dùm cho dân làng thật tội nghiệp. Thế là ông bắt đầu gắn đời ông vào cái lò, ông thấy ông là cái lò, và cứ thế ông tất tả ngược xuôi làm việc để thỏa mãn cho mọi người.

Khai thị ông Thần Táo - câu chuyện ngụ ngôn hay tuyệt vời 2

Thế là ông bắt đầu gắn đời ông vào cái lò, ông thấy ông là cái lò, và cứ thế ông tất tả ngược xuôi làm việc để thỏa mãn cho mọi người.

Một hôm có đứa trẻ chăn bò vào nghịch phá, lấy chân đá vào cái lò. Ông cho là xúc phạm đến ông, ông bẻ gãy chân nó. Rồi khi bất như ý, thần linh như ông nổi giận bất an sầu não y như người thường. Tất cả chỉ vì ông đồng hoá mình với chiếc lò đất bể được đặt ở gốc cây đa.

Nhà sư khi nhìn thấy điều ấy, chỉ nhẹ nhàng nhắc rằng ông không hề là cái lò, ông là vị thần linh thánh vô hình khác ở bên sau cái lò đất nham nhở hủ mục ấy.

Từ điều này, chúng ta hãy tự hỏi thân này “là ta”, hay “của ta”? Câu trả lời thông minh phải là “Thân chỉ là vật sở hữu của ta, thân này không phải là ta.”

 Xin nhớ rằng cái gì là “của tôi”, cái đó đều là vật sở hữu. Khi mọi vật đã là sở hữu thì đâu phải là mình.

Vậy mà chúng ta chúng ta hóa thân vào mọi thứ, từ tình cảm (niềm vui, nỗi buồn, thương, giận...) cho đến vật chất (nhà, xe, tiền của, con cái, người thân...).

Chúng ta xem những cảm thọ và vật chất ấy “là ta” giống như vị thần linh nọ hóa thân vào cái lò bể, vì thế chúng ta khổ vô cùng.

Tóm lại, điều cần làm là quay lại nhận rõ chúng ta không phải là thân hình bên ngoài, càng không phải những tình cảm vui buồn hay nghĩ suy lo lắng bất an bên trong.

Chúng ta là tuệ giác “nhận biết” luôn sẵn có nơi tự thân không bao giờ bị mất đi hay bị hủy hoại. Hiểu được vậy, chúng ta đã tự khai thị cho chính mình như nhà sư đã khai thị cho vị thần Táo.

HT. Thích Phước Tịnh

Trích bài phiên tả pháp thoại “Lý Duyên Khởi”  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất

Kiến thức 19:00 08/04/2025

Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.

Công đức cúng dường thức ăn lớn như thế nào

Kiến thức 10:14 07/04/2025

Công đức cúng dường thức ăn, dù bạn gieo nơi phước điền Tam Bảo, hay bố thí cho người, cũng đều được vô lượng vô biên phước báo.

Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?

Kiến thức 09:38 05/04/2025

Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.

Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật

Kiến thức 09:09 03/04/2025

Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo