Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/01/2019, 13:10 PM

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo theo dân gian

Theo tục cổ truyền của người Việt, hàng năm, trước 12h ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm lễ cúng tiễn vua Bếp, cũng gọi là nghi lễ cúng ông Công ông Táo chầu trời để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian. Tại sao lại như vậy và nghi lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Bài liên quan

Đồ lễ, đồ cúng ông Công ông Táo

Thông thường đồ cúng, đồ lễ ông Công ông Táo chỉ đơn giản là bánh, kẹo và nước trà, với mong muốn Táo công "ngọt giọng", nói những điều hay. Không cần thiết làm cả mâm cỗ và nếu làm cỗ mặn cũng không được đặt lên ban thờ, mà đặt ở bàn con bên dưới.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ ông Công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa, tức đốt đi sau lễ cúng ông Táo. Trên thực tế cũng không cần thiết phải dùng đồ vàng mã này, nhiều gia đình hiện nay không sắm nhằm giản tiện nghi thức.

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc hay cúng con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông.

Mâm cơm Chay cúng ông Ông ông Táo (Ảnh: Internet)

Mâm cơm Chay cúng ông Ông ông Táo (Ảnh: Internet)

Cá chép đỏ để đưa ông Công, ông Táo về trời.

Cá chép đỏ để đưa ông Công, ông Táo về trời.

Bài liên quan

Tại miền Bắc, mũ dành cho các ông Táo có hai cánh chuồn, mũ Táo bà không có cánh chuồn và người dân cúng thêm 3 con cá làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời. Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.

Cá chép giấy phục vụ Tết ông Công, ông Táo.

Cá chép giấy phục vụ Tết ông Công, ông Táo.

Đồ hàng mã phục vụ Tết

Đồ hàng mã phục vụ Tết "Ông Công, ông Táo" trên phố Hàng Mã.

Bài liên quan

Tại miền Trung, người dân cúng thêm một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.

Tại miền Nam, do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên đồ cúng ông Táo cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”. “Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc.

Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Mâm cúng ông Công ông Táo.

Mâm cúng ông Công ông Táo.

Ngày nay trên khắp cả nước, nhiều gia đình thường làm mâm cỗ tươm tất trong ngày Tết ông Táo. Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới.

Vị trí đặt đồ lễ cúng ông Công ông Táo

Nhiều gia đình thường làm lễ cúng ông Công ông Táo ngay ở ban thờ thần linh gia tiên. Một số nơi nhất là miền Nam thì có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp.

Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.

Phóng sinh Tết ông Công ông Táo đúng cách sẽ giúp các con vật được giải thoát và chúng ta được thêm phần công đức.

Phóng sinh Tết ông Công ông Táo đúng cách sẽ giúp các con vật được giải thoát và chúng ta được thêm phần công đức.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Bài liên quan

Theo quan niệm dân gian, cúng ông Công ông Táo phải vào buổi trưa 23 tháng Chạp. Nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể làm cỗ cúng trước 1-2 ngày.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Cụ thể có thể cúng trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Khi khấn ông Công, ông Táo đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Thuốc trị bệnh tham sắc

Kiến thức 08:05 27/04/2024

Đến bệnh tham sắc. Đây cũng thuộc loại bệnh trầm trọng. Bệnh này lấy thuốc quán bất tịnh để trị.

Vì sao chúng ta không thường niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà?

Kiến thức 07:57 27/04/2024

Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy.

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Xem thêm