Khai thông

Có rất nhiều phương pháp khai thông. Nói chung là cách nào cũng được, miễn giúp cho việc bài tiết mạnh hơn, thông thoáng hơn, kể cả những phương pháp vật lý, đánh thông vùng nghẽn tắt, xoa bóp, massage, đánh gió, các phương pháp vật lý trị liệu…

Trong pháp hành của Đức Phật, đi kinh hành là pháp luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên, việc đi kinh hành trong phái Thiền vẫn được mặc nhiên xem là pháp luyện tập hướng nội, tập trung ý thức vào bên trong- đó là cách hành trì của định. Nếu câu hữu cả với thân hành nội-ngoại với  định vô lậu sẽ cho bạn kết quả  cao hơn nhiều. Bởi lẽ động thái đi kinh hành không chỉ là pháp luyện tập ý thức, luyện tập điều tâm mà còn là việc giải phóng, bài tiết những dính mắc, uế trược để điều thân. Tương tự như thế ăn chay ngày một bữa cũng không chỉ là rèn luyện giới hạnh, giới đức mà còn là một khoa học thực chứng, liên quan hữu cơ đến hoạt động tiêu hóa một cách thần kỳ. 

Bạn không thể tu tập với thân tâm bệnh tật, suy yếu, bạc nhược. Sống trong hạ liệt không thể chứng đạt cái cao thượng. So với động thái của loài thú săn mồi khi quyết liệt, bức rút vài cây số để săn mồi hay một võ sĩ quyền anh trên sàn đấu, thì việc đi kinh hành đường dài vẫn chưa là gì.

Để thân và tâm khai thông những uế trược nghẽn tắt vượt qua được bệnh tật đòi hỏi những nổ lực không nhỏ. Việc lưu thông khí huyết với cường độ cao (như loài thú săn mồi hay như võ sĩ boxing) giải quyết tối đa những uế trược, nghẽn tắt mà thói quen sinh hoạt thường nhật đã huân tập vào. Ta vẫn hay gọi là tập khí. Ta gọi tập khí nhưng không biết tập khí khu trú ở đâu trên thân tứ đại. Chính dòng chảy năng lượng vận chuyển dưỡng chất và mang mọi thứ tập nhiễm rải đầy khắp trên xa lộ thông tin ấy bằng khí huyết. Những tập nhiễm, triền phược, bám bẩn trên hệ thống từ cả 3 nghiệp: Thân, Khẩu, Ý.

01

Nghẽn tắt

Do vậy, nghiệp của thân, khẩu, ý là nhân quả hiện tiền. Khí huyết vận chuyển, tạo nên từ trường thiện lành hay xấu ác như một thỏi nam châm với từ trường mạnh yếu do ta làm tăng - giảm mỗi ngày. Nếu thực hành tứ chánh cần để nuôi dưỡng cái thiện lành xả bỏ, đoạn diệt cái xấu ác. Bệnh sinh từ cái xấu ác đó, từ việc con người chìm đắm trong ác nghiệp, không hiểu tường tận cái khổ của SANH-GIÀ-BỆNH và CHẾT. Do vậy bị già lại tầm cầu cái bị già, bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh (Kinh thánh cầu). 

Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Chính hiểu biết giới hạn mà trong môi trường Trường Sinh Học (TSH) cố thực hiện giữ thiện nghiệp của thân, của khẩu mà  không biết rằng ý – mới là căn gốc, cội rễ sinh bệnh mà Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: Ý dẫn đầu mọi pháp vẫn đều đặn đóng vai trò “chuyển mầm bệnh” đến liên tục. Do vậy, nhiều học viên thường có câu hỏi giống nhau: “Tôi thiền liên tục không kể ngày đêm, rất tinh tấn, rất bền bỉ, kiên trì...lâu lắm rồi, nhiều năm nay mà sao bệnh vẫn còn” thậm chí nhiều người bệnh...nặng hơn.

Đông y phân ra bệnh thuộc biều hay bệnh thuộc lý là trong nội tạng hay ngoài lớp vỏ cơ thể.  Liên hệ với bệnh thực thể (Thân) hay bệnh thuộc phần mờ (Tâm, Tâm linh) cũng giống như thế chứ không thể chiết tách làm đôi được. Tâm hay Tâm linh không chỉ có “tổng hành dinh là não bộ” mà nó là toàn bộ, nó là sự dung thông xuyên suốt  trong hệ thống thần kinh vận động, thần kinh cảm giác, đối cảm giác...nó không chỉ là những thông tin mã hóa, những electron, điện tử vô hồn. Bệnh tật dung thông, qua lại trong từ trường Thiện - Ác đó, nó không tình cờ ghé qua một cách ngẫu nhiên mà là đến từ nhân quả. Biểu và Lý là cách ví von cho dễ hiểu để khỏi nhầm lẫn rằng có thể chiết tách thân (hữu sắc) với tâm (vô sắc). 

Đến đây thì có lẽ các bạn hình dung được khai thông là khai thông cái gì, khai thông chỗ nào. Đó là bài học về 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc. Lậu hoặc đâu phải chỉ bên ngoài thâm nhập vào mà quan trọng chính là cái bên trong, cái làm nên “lực hút” nam châm ta gọi là ác Pháp của thân, của tâm. Xin nhắc lại về 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc: Tri kiến, Phòng hộ, Thọ dụng, Tránh né, Trừ diệt, Tu tập. Bảy Pháp là bảy nấc thang từ thấp đến cao.           

Đức Phật để lại cho chúng ta những bài học rất cụ thể, rất rõ ràng từ bậc sơ đẳng đến bậc cao để rồi từ đó Ngài còn dặn dò: “Hãy thắp đuốc lên mà đi” . Đi một cách mạnh mẽ, đi một cách tinh tấn, chắc chắn, không bệnh tật, ẻo ợt, bạc nhược...

Đối với những nhà khoa học, chiến đấu bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự cân bằng sinh thái thì kêu gọi con người ăn rau củ quả để giảm bớt việc giết hại động vật. Đối với những người hoạt động tôn giáo thì kêu gọi đừng sát sinh để nuôi dưỡng tâm từ vô lượng, nền tảng của việc tu tập. Nhà hoạt động tôn giáo hay nhà khoa học đều nói lên tiếng nói riêng, góc nhìn riêng. Cho nên người theo đạo, những Phật tử, cư sĩ không sát sinh, chỉ mua thịt sơ chế về chế biến còn những nhà hoạt động môi trường hạn chế tàn sát sinh vật, họ ăn thịt hộp thôi...

Chúng ta chưa biết thắp đuốc lên, hoặc đuốc hết dầu, không đủ sáng nên dò dẫm, mò đường, thậm chí mất dấu giữa rừng già âm u, tăm tối.....Đức Phật là nhà của các nhà nên Einstein bảo: “Những điều hôm nay chúng ta mới khám phá thì Đức Phật đã thấy rõ hàng ngàn năm trước” , Đức Phật chay tịnh không chỉ vì giới đức, giới hạnh mà trong thịt động vật chứa đựng toàn bộ uế trược, chướng ngại, chất làm nghẽn tắt sự thông suốt năng lượng cần cho sự tồn tại của từng cá thể. Tất cả sợ hãi, căm thù, đau đớn...bạn nhìn từ sự dung thông thân tâm, biểu lý sự tương tác từ trường thì hiểu được khi thọ dụng thực phẩm từ thịt động vật, bạn đang nhấm nháp nỗi lo sợ, căm thù, đau đớn đó. Nó làm nghẽn tắt dòng chảy cả trên thân và trên tâm. Bạn không thể có tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không khi còn thọ dụng thường xuyên chất uế trược, tập nhiễm như thế. 

Trong Tăng nhất A hàm tập 3 (Theo Những lời gốc Phật dạy tập 1 -Trưởng lão Thích Thông Lạc):

Tất cả Thở vô thở ra (thân hành) Tầm tứ (khẩu hành), Tưởng thọ (tâm hành), vì vậy Thân - Khẩu  -Ý  là một hợp thể tứ đại không tách rời.

Đức Phật không ăn phi thời không chỉ vì hạnh đức, trí đức mà cao hơn vì chu kỳ hoạt động của bộ máy tiêu hóa, phát huy tối đa việc chuyển hóa, khí hóa thực phẩm thọ dụng, vì sự duy tu bảo dưỡng bộ máy nuôi toàn bộ cơ thể, chế biến toàn bộ năng lượng hoạt động: Đó là ngài biết nuôi dưỡng chánh mạng (một trong Bát chánh đạo). 

Điều hành lại hoạt động tiêu hoá, khai thông nghẽn tắt đó là hai việc cần kíp để bạn giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, vượt qua bệnh tật.

Có rất nhiều phương pháp khai thông. Nói chung là cách nào cũng được, miễn giúp cho việc bài tiết mạnh hơn, thông thoáng hơn, kể cả những phương pháp vật lý, đánh thông vùng nghẽn tắt, xoa bóp, massage, đánh gió (phương pháp Tây y đã triệt hạ gần như rốt ráo), các phương pháp vật lý trị liệu…

Tất cả mọi người đều thừa nhận chân lý mà Đức Phật đã trải qua, đã để lại dấu chân cho mọi người đi theo, tuy vậy, con người vốn sinh ra từ tham, từ dục quyến luyến, chẳng rời được những thói quen đã huân tập nhiều đời...

         

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lâm chung niệm Phật vãng sanh, độ được nhiều oan hồn đến đòi mạng

Nghiên cứu 15:30 25/12/2024

Ni sư Phổ Kiết, người Đài Loan. Lúc còn tại gia, bà thích ác khẩu mắng người, gieo duyên không lành với nhiều người.

Nhân quả kỳ lạ và uy thần công đức của Kinh Địa Tạng, chú Đại Bi

Nghiên cứu 12:00 25/12/2024

Tôi kể câu chuyện có thực này ra là mong các đệ tử Phật sớm buông bỏ hết mọi ân oán cá nhân, đừng do dự nữa. Vì một khi vô thường tới, những ân oán chưa kết thúc này sẽ biến thành chướng ngại mạnh mẽ ngăn cản bạn ra khỏi tam giới.

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Xem thêm