Bức tâm thư cho đồng môn trường sinh học
Dù chưa phải là thân quen với tất cả nhưng cũng không quá xa lạ với những ai từng đến Trung tâm dưỡng sinh Bình Dương (Tổng Hành Dinh của trường sinh học (TSH)), tôi: Nguyễn Công Dinh - Nguyên phó văn phòng Trung tâm dưỡng sinh TSH Bình Dương. Tôi đã gửi bức tâm thư chào từ giã thầy M.
Nhưng rồi kể từ đấy vẫn như còn nợ nần với TSH với trang khoẻ sức khoẻ, Thiền sức khoẻ nên tôi vẫn xuất hiện thường xuyên để chia sẻ trao đổi cùng các bạn đồng môn cho dù đôi khi không nhận được thiện cảm hoàn toàn của các bạn. Sự có mặt trên các trang đã ít nhiều giúp cho một số đồng môn tiếp nhận được ít nhiều kiến thức mới mẽ, hữu ích và cũng ít nhiều gây nên phản ứng cho những ai chưa thông hiểu, còn nhận định phiến diện, cực đoan, cố lấy “tinh thần bảo vệ pháp môn” để phản pháo, công kích. Không sao cả. Tôi tự nhận sự kém cỏi của mình trong cách truyền đạt do đó chưa đem đến kết quả thật tốt, thật như ý.
Hôm nay tôi chuyển bức tâm thư này đến Phatgiao.org.vn, trang thông tin của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để có nhiều bạn đọc hơn, rộng đường dư luận hơn.
Trước đây, tôi có đưa lên đề xuất phân chia 2 Giáo phái chính trong Phật giáo đó là chữa bệnh và giác ngộ thay vì Nam tông và Bắc phái như vẫn gọi.
Bởi vì Nam hay Bắc Tông cũng đều nhắm đến giác ngộ trong khi với TSH có lẽ các đồng môn sẽ đồng tình với tôi khi mà tiêu chí họat động của TSH đó là thiền, đó là chữa bệnh. Thực hành thiền định trong chữa bệnh, TSH đã tạo nên nhiều ngạc nhiên trong giới Phật tử, tu sĩ nhất là khu vực An Giang và các tỉnh Tây Nam Bộ.
Tất cả đều có thể đồng ý với tôi: Xuất phát điểm của thiền TSH là từ Phật giáo chỉ có điều vẫn còn nhiều tranh cãi về nguôn gốc, về tổ sư (thực ra lại không quan trọng nếu như hoạt động TSH đem lại hiệu quả chắc chắn hơn, rõ ràng hơn chứ không phải là nỗ lực tạo uy tín và ngày càng xa rời với thực tế, càng sai lầm phản khoa học, mê tín, dị đoan…). Không ai có thể phản bác một thực tế TSH đem laị sự ổn định sức khoẻ cho rất nhiều người. Nhưng đồng thời không ai thống kê số lượng những người đã xa rời TSH, đã vĩnh biệt (bệnh trầm trọng rồi mất đi), người ta chỉ liệt kê số còn lại hiện thời. Một con số rất nhỏ so với những người đã ra đi, những mất mát không đáng có.
Tôi đến với chánh pháp cũng bắt đầu từ TSH, do đó món nợ với TSH tôi xin hứa sẽ phải trả cho bằng hết khi còn phước duyên, còn sống trong cuộc đời này dù trong quá trình ấy, tôi gặp không ít những phản ứng gay gắt, những lời xúc xiểm nhưng bài học nhẫn nhục, tuỳ thuận và thấu hiểu căn cơ định luật nhân quả tôi vui vẽ gánh chịu khi còn nợ khi trả nợ nhân gian. Vậy thôi.
Từ sau bài viết này, tôi sẽ tập trung viết về những điều còn sai lầm, cần hiểu biết để sửa chữa trên bước đường trị bệnh để có thể tiến tu trên con đường giác ngộ.
Cả chữa bệnh và giác ngộ lẽ ra phải là một ngọn cờ nhưng giờ lại bị phân hai: Chữa bệnh thì không giác ngộ, giác ngộ thì không chữa bệnh.
Nhận thức về “vị đạo sĩ chữa được mọi chứng bệnh”
Đường dẫn trên đây là một chương trong tập “Hành trình về Phương Đông” – tập sách gối đầu cho học viên cấp 4 (TSH), gần như tất cả đều lùng tìm cho bằng được theo hướng dẫn của thầy M. Theo đường dẫn trên đây hẳn các bạn đồng môn đọc và sẽ nhất trí với tôi rằng nếu có sự thống hợp giác ngộ và chữa bệnh để làm vơi bớt nỗi khổ của chúng sinh thì đó là may mắn cho nhân loại hơn là tôn thờ sư huyễn hoặc của tín ngưỡng thần quyền, của tôn giáo ru ngủ, an thần, niềm lạc quan của thường, lạc, ngã, tịnh… mà con người ngày càng sa đoạ, suy vi, càng hiện rõ sự vô tâm với đồng loại chứ đừng nói gì đến các loài hữu tình trên quả đất này.
Thực sự chưa bao giờ loài người chứng kiến sự sa đoạ khủng khiếp như hiện nay. Sự lãnh cảm trước thực trạng tàn ác giết chóc. Trong thời niên thiếu của tôi, một án mạng, chết người là rúng động dư luận, còn bây giờ hầu như phổ thông, thường xuyên, được miêu tả như việc bình thường. Nhưng vụ án giết một lúc nhiều người, những vụ xả súng ở trường học, ở siêu thị… Thậm chí bệnh tật, chết rất đơn giản người ta chạy trên đường, tạt vào dựng xe rồi ngồi đấy: chết. Một người bán vé số, đi xe lăn, tạt vào bên đường: chết. Rất nhiều những câu chuyện như vậy. Riêng hình ảnh trên đất nước Trung Quốc, tai nạn xe tông, xe cán qua người ngay ngã ba, ngã tư, người đi đường bước tranh sang bên như trông thấy một con vật nuôi bình thường không may xe cán chết. Vậy thôi.
Trải qua một giai đoạn trong môi trường TSH với mong muốn làm việc có ích cho cuộc đời này, tôi đã chứng kiến khá nhiều cái chết của những đồng môn. Có người chết ngay trong vòng tay tôi. Cho đến khi tôi gặp một học viên thốt lên câu hỏi: “Chú ơi học thiền để chữa bệnh hay để giác ngộ chú”. Tôi đã trả lời như mê sãng, như lên đồng “Trước trị bệnh, sau giác ngộ”. Sự kiện ấy đối với tôi như một công án thiền, băn khoăn, day dứt mãi cho đến khi tôi tìm cho mình hướng đi như ngày hôm nay.
Tôi đang làm hết sức mình theo hướng đi đó - hướng đi của Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc hướng đi mà Đức Phật đã từ bỏ cả bạc vàng, nhung lụa, ngôi báu, quyền lực, thậm chí quên đi cả giang sơn gấm vóc…từ hàng ngàn năm trước. Tất nhiên điều ấy còn tuỳ thuộc rất nhiều vào duyên may của mỗi người, có tự thắp lên được ngọn đuốc soi đường hay không, có tự mở ra được cánh cửa vô minh hay không mà thôi. Hay như một giai thoại thiền về vị thiền sư trẻ, làu thông kinh điển đươc dịp khoe mẻ, huyên thuyên khiến vị sư già rót trà chảy lênh láng trên bàn. Vị sư trẻ dừng lời. “Tràn hết ra ngoài rồi thưa sư”. Vị sư già điềm nhiên “Nó đầy nên rót không vào”.
Cuộc sống chúng ta cứ trôi xuôi như thế, đáng ngại như thế đấy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm