Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/08/2023, 09:29 AM

Nghẽn tắt

Sau “Bức tâm thư cho đồng môn trường sinh học” của tác giả Kỳ Nam, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu những bài viết của tác giả trong lĩnh vực Thiền chữa bệnh. Rất mong nhận được ý kiến của bạn đọc.

Bạn có bao giờ tìm thấy sự nhất quán trong tất cả các thông tin liên quan đến sức khỏe? Không bao giờ. Tại sao vậy, mỗi một thông tin đều hàm chứa thiết thực một lợi ích, một mục đích cụ thể nào đó cho chủ thể hoặc chí ít đó là kiến thức hạn cuộc của chủ thể chứ chưa phải là sự qui chiếu nhiều chiều của khoa học –Thứ khoa học nền tảng, chân nguyên của nhà bác học Einstein đã để lại.

Thì đấy, con người đã có mặt trên trái đất này bao nhiêu ngàn năm, trải bao nhiêu bận sinh sinh diệt diệt. Lẽ ra, với hàng triệu triệu năm luân hồi trên cõi thế nếu đúc kết cho mình kinh nghiệm sống nhiều đời, nhiều kiếp cũng có được tiếng nói nhất quán về sức khỏe. Nhưng không. Tây y bảo “Tối thiểu mỗi ngày uống hai lít nước”, Đông y gàn lại “Chỉ uống khi thấy khát. Càng ít càng đỡ hại thận”. Tây y bảo “Không được cạo gió, vỡ mao mạch là chết”, trong khi với Đông y việc đánh thông khí huyết  là phương pháp tối ưu, quyết định cho tất cả mọi sự nghẽn tắt, ứ trệ  bởi vô số lý do từ việc huân tập thói quen ăn uống, nói năng, suy nghĩ (3 nghiệp của Thân - Khẩu - Ý). Cả đến 3 nghiệp này cũng thế, những  tưởng giải cao siêu, mơ hồ, thậm chí huyền hoặc, mông lung xa hơn đời sống thực, hàng ngày của con người, cái điều mà Đức Phật luôn muốn gieo duyên, hoằng pháp, độ chúng giải thoát khỏi Sanh - Già - Bệnh - Chết. 

Khi còn dốc sức cống hiến cho Trường Sinh Học (TSH), một phái Thiền chữa bệnh đang thịnh hành cả nước, tôi đã gặp một câu hỏi của học viên mới: “Học Thiền để chữa bệnh hay để đốn ngộ chú?”. Tôi trả lời không chút đắn đo. “Trước là chữa lành bệnh, sau là hướng đến con đường giác ngộ”. Thực sự, tôi chưa ý thức đầy đủ, chưa thông hiểu đầy đủ những lời Phật dạy lúc ấy nhưng cứ trả lời như kiểu lên đồng. Và cũng chính câu trả lời này dẫn tôi đi về phía chánh pháp.  Trong tôi lúc nào cũng nghĩ đến những đồng môn TSH. Cứ như vẫn còn món nợ chưa trả.

Bức tâm thư cho đồng môn trường sinh học

01

Đức tin mạnh mẽ trong pháp môn TSH đó là  bệnh gì cũng hết. Đức tin của một tôn giáo cũng chỉ đến thế. Và tôi, người được phân công tư vấn cho CLB K và Tiểu đường ở Trung Tâm Dưỡng Sinh Bình Dương hiểu hơn ai hết những khiếm khuyết trên con đường thiền tập, chữa bệnh của TSH. 

Cuối cùng rồi những người bệnh trầm kha, nan y đều ra đi. CLB K và Tiểu Đường giải thể mà không cần tuyên bố.

Kể cả Tây y, Đông y, Y học Bổ Sung, Y Học Thực Dụng...mỗi nghành đều đưa ra lời tuyên bố như đã bắt được tay, day được cánh thủ phạm bằng những lời hùng hồn. Ôn tồn, khiêm tốn hơn, các phái Thiền chữa bệnh bảo rằng “Đó là bệnh căn, bệnh nghiệp”

Đấy, bệnh nào mà chẳng căn, chẳng nghiệp.

Thực ra cách gọi của Thiền chữa bệnh nhằm phân biệt hai loại bệnh. Thực thể và tâm linh. Sự khu biệt hai loại bệnh cũng đang rơi vào trạng thái vô hạn của con người mà Einstein nhắc đến.

Hãy bắt đầu bằng nguyên lý mà không ai có thể chối cãi rằng: Sự thông suốt khí huyết chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân bệnh tật.

Bắt đầu như thế, chúng ta trở lại với căn nguyên gốc rễ mà Đức Phật đã tuyên bố:Tứ đại, con người là một thực thể của tứ đại hợp thành gồm Đất - Nước - Gió - Lửa. 

Khí (gió) và Huyết (là lửa, là nhiệt năng, là năng lượng) là hai trong số  4 thành tố luân chuyển cân bằng Đất - Nước - Gió - Lửa. Khi có hiện tượng mất cân bằng là bắt đầu sự thay đổi trạng thái. Sanh, lão, bệnh cuối cùng là sự hoại diệt cái chết là vậy. Năng lượng một trong bốn thành phần của tứ đại được rất nhiều người nhắc đến cũng vậy theo cách nhìn hạn cuộc của mỗi người mà trở thành một khái niệm trừu tượng, siêu hình hoặc một đối tượng của nghiên cứu khoa học (khoa học phi Eisten). Sẽ chẳng bao giờ bạn tìm thấy sự nhất quán giữa các khái niệm về năng lượng vũ trụ, năng lượng sinh học...nhiêu khê như hiện nay. Trong tổng quan một cơ thể tứ đại có:

1. Xương thịt, mô cơ...(chất rắn) - Đất 

2. 70% các dịch chất là nước trong cơ thể (chất lỏng) - Nước 

3. Các thể khí trong phổi và các mô các cơ bắp đều có (chất khí) - Gió       

4. Năng lượng - Lửa 

Người ta không chỉ rõ được năng lượng nằm ở đâu trong cơ thể vì vậy chỉ trỏ mơ hồ về hào quang, về sự thu phát như ra- đa. Sự thực nó chính là dòng chảy khí huyết trên cơ thể bạn. Bạn cứ thu nhỏ lại cái tổng thể thì dòng chảy này cũng là cấu trúc hoàn chỉnh của Tứ đại. Với các hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, huyết thanh, đạm, béo, đường, oxy, các nguyên tố kim loại...Năng lượng- một nhu cầu thiết yếu của sự sống đến từng tế bào để hòa hợp, để cân bằng, để tồn tại hữu hạn trong thế giới...vô thường. So sánh máu với xương, thịt, mô cơ…thì nó là năng lượng nhưng khảo sát chính nó thì lại là cấu trúc tứ đại giả hợp mà thành. Tế bào máu là bản sao vi tế của năng lượng, của tứ đại.

Những người hoạt động cơ bắp thật nhiều là những người giữ trạng thái cân bằng tuyệt vời nhất cho đến khi hoạt động cơ bắp yếu dần, sự cân bằng tạm thời mất đi đồng nghĩa với cái chết. Không chỉ là những nhà thể thao, những vận động viên boxing...Ngay đến loài thú săn mồi cũng thế thôi. Chính hoạt động săn mồi, đuổi bắt con mồi là đang đánh thông khí huyết đã nghẽn tắt cục bộ trên cơ thể để rồi khi nhấm nháp con mồi, chúng tiếp tục nạp vào những uế trược, những nghẽn tắt kế tiếp, chờ đánh thông.

Triết lý Trung Quốc về ngũ hành hoàn toàn không có chỗ đứng khi  chúng ta phân tích: KIM,MỘC,THỔ (3 dạng vật chất thể rắn (đất), THỦY (nước), HỎA ( lửa) hoàn toàn Ngũ hành không có chất khí, thế nhưng triết lý này chi phối cả văn chương, nghệ thuật, khoa học, y học... thế giới. Từ hàng ngàn năm nay.; Và  con người luôn... tin vào truyền thuyết, tin vào truyền thống, tin vào nơi phát xuất có uy quyền, tin vào kinh tạng truyền tụng...như thế. 

Đức tin luôn bị lợi dụng. Con người luôn mù quáng.

Lời Phật dạy: “Này các Kàlàmà! Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình v.v... Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”.Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

Chỉ cần một chút phản tỉnh là bạn có thể nghiệm ra, có thể tìm thấy, đối chiếu pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau. 

Trong các pháp hành của Đức Phật có bài học  4 tinh cần:

1. Tinh cần chế ngự

2. Tinh cần đoạn tận

3. Tinh cần tu tập

4. Tinh cần hộ trì

Toàn bộ trong ấy là những pháp chiến đấu, phòng ngự với ác pháp, với lậu hoặc mà tinh cận đoạn tận trên thân, trên tâm chính là giải quyết những ứ trệ, uế nhiễm đó. Theo pháp của Phật thì việc nhiếp tâm tác ý đuổi bệnh khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tinh cần dũng mãnh, dùng ý chí mà đuổi bệnh. Theo Y học Thực Dụng áp dụng phương pháp đánh thông những ứ trệ, uế nhiễm đó cũng là một pháp hữu hiệu. 

Khi bạn hiểu đúng về nguyên lý của bệnh thì việc chữa bệnh cũng thế. Rất đơn giản. Không chấp vào phương pháp. Phương pháp nào chữa được bệnh thì ta áp dụng. Để phục vụ con người thì tất cả những gì là tinh hoa đều không thuộc tài sản riêng của giáo phái, pháp môn hay phe nhóm nào.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tôi ăn chay

Góc nhìn Phật tử 08:08 25/11/2024

Tôi bắt đầu ăn chay cách đây năm năm, một sự thay đổi không lớn nhưng lại khởi nguồn từ một câu chuyện sâu sắc. Tôi chưa từng nghĩ rằng việc ăn chay lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm thức mình đến vậy.

Cách niệm Phật Dược Sư chữa bệnh

Góc nhìn Phật tử 07:12 25/11/2024

Nói về đức Phật Dược Sư thì đa phần người ta nghĩ ngay đến việc chữa bệnh, chớ đều không biết được rằng: Ngoài chữa bệnh ra, danh hiệu của ngài còn giúp cho chúng ta tăng phước, tăng thọ và tiêu trừ tai nạn ngay trong đời này.

Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa

Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024

Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.

Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi

Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024

Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.

Xem thêm