Khám phá kiến trúc chùa Khmer ở Hà Nội
Chùa Khmer xây dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây – Hà Nội) là công trình đặc sắc trong kiến trúc của người Khmer, được coi là biểu tượng của nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer.
Trong đời sống văn hóa của người Khmer, ngôi chùa là một tập hợp toàn vẹn các yếu tố quy hoạch, kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, điêu khắc trang trí. Hầu như mọi sinh hoạt của đồng bào đều diễn ra tại chùa, từ việc học, tu tập đến sinh hoạt cộng đồng, địa điểm tổ chức các lễ hội truyền thống. Chùa Khmer là một biểu tượng văn hóa ẩn chứa và phô diễn những giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa Khmer.
Chùa Khmer xây dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội) có quy mô lớn, hòa hợp với thiên nhiên, theo lối kiến trúc truyền thống.
Không gian văn hóa này bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Khmer.
Công trình kiến trúc này là nơi đồng bào Khmer tới Thủ đô giới thiệu với cộng đồng các dân tộc anh em những giá trị đặc sắc trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc mình.
Đặc điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa Khmer đều có hệ thống tượng, phù điêu trang trí từ những bức tường bao cho đến chính điện.
Các môtíp trang trí hoa văn của người Khmer trên công trình tạo tác rất tinh tế và công phu, tính thẩm mỹ cao.
Các vị thần có hình dáng dữ dằn, thường được gọi là Chằn, rắn thần Naga năm đầu được trang trí ngay trước cổng chùa hoặc quanh chính điện. Những bức tượng đều ẩn chứa thông điệp về quyền năng giáo hóa cái ác thành cái thiện của đức Phật.
Các điển tích trang trí trên các tường bao chính điện, đều ngầm định hướng tới ý nghĩa hướng thiện, tôn vinh Phật pháp.
Hệ thống tượng phù điêu được đặt quanh tường bao, trên các cột đỡ mái, mang hình tượng về các tiên nữ hoặc chim thần Krud, linh vật rắn Naga của người Khmer thể hiện quyền năng hay truyền bá đạo pháp khắp mọi nơi.
Hầu hết mọi sinh hoạt của người Khmer đều diễn ra ở chùa, từ việc học, tu tập đến các lễ hội truyền thống như: Lễ Choi Chnam Thmay, lễ Ok Om Bok, lễ Dolta...
Trong không gian văn hóa này bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Khmer.
Kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa Khmer ở Tịnh Biên, An Giang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm