Khám phá ngôi chùa lâu đời nhất của người Hoa tại TPHCM
Chùa ông Bổn toạ lạc tại quận 5 - khu vực đông người Hoa sinh sống. Đây là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TPHCM.
Chùa ông Bổn còn có tên là miếu Nhị Phủ (Hội quán Nhị Phủ), nơi đây do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Khám phá ngôi chùa lâu đời nhất của người Hoa tại TPHCM. Ảnh: Ngô Việt Anh
Nhị Phủ Miếu thờ Ông Bổn, tức Chu Đạt Quan là một viên quan nhà Nguyên (Trung Quốc) được người Phúc Kiến (gốc Hoa) ở TP.HCM tôn là Bổn Đầu Công – vị thần bảo vệ đất đai và con người vùng Chợ Lớn. Hằng năm, miếu mở nhiều lễ hội, đặc biệt hai ngày lễ hội lớn nhất trong năm là hội rằm tháng Giêng và tháng Tám – ngày sinh và ngày hoá của Ông Bổn.

Hình ảnh đằng sau Chùa Ông Bổn được vẽ rất công phu. Ảnh: Cát Tiên
Miếu Nhị Phủ tọa lạc trong một khuôn viên rộng, kiến trúc tổng thể theo hình chữ "Khẩu", gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi khối nhà đều có một lớp mái riêng, lợp ngói ống, diềm mái lợp bằng ngói men xanh. Tiền điện có hai tầng mái, trang trí công phu.

Chùa ông Bổn thu hút nhiều du khách đến tham quan và lễ bái, đặc biệt là các du khách người Hoa. Ảnh: Cát Tiên
Miếu Ông Bổn hiện còn lưu giữ nhiều liễn đối và hoành phi bằng gỗ, có niên đại từ năm 1864 – 1901. Ngoài ra, miếu còn hai quả chuông, một bằng đồng và một bằng gang.
Nơi chính điện thờ của Nhị Phủ miếu, ngoài việc được trang trí nhiều câu đối, hoành phi, bình phong thời cổ đại, nơi đây còn lưu giữ một số hiện vật quý như: trống chầu, chuông cổ, tượng kỳ lân bằng đá... tạo sự tò mò, thích thú cho khách du lịch phương xa, nên đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là một di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.

Hình ảnh bên trong Chùa Ông Bổn. Ảnh: Ngô Việt Anh
Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi quy tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Phúc Kiến).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu
Chùa Việt
Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc
Chùa Việt
Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội
Chùa Việt
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Chùa Lâm Dương - đạo quán cổ trên đất làng rèn
Chùa Việt
Chùa Lâm Dương nằm bên bờ con sông Nhuệ, thuộc vùng cửa ngõ phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Hệ thống tượng thờ phản ánh đậm nét những tư tưởng của Đạo giáo chính thống, đồng thời cũng thể hiện xu hướng bản địa hóa của Đạo giáo, sự kết hợp với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian để đan xen phát triển trong các thời kỳ lịch sử.
Xem thêm