Mái chùa che chở hồn dân tộc
Tôi tới chùa Phúc Diên ở Tứ Kì Hải Dương lần đầu tiên là ngày mồng bốn tết năm Canh Tí (2020). Nhà chùa hôm ấy làm lễ kỉ niệm trưởng giả Cấp Cô Độc về với cõi trời, có rất nhiều người mang con nhỏ đến dự lễ. Trẻ nhỏ được đi chùa lễ Phật là một duyên lành.
Mùa xuân đến rồi nhưng cái lạnh vẫn chưa qua, sáng se lạnh trưa lại nắng thời tiết tựa vùng Tây Nguyên. Người chở xe cho tôi nhận ra ngôi chùa từ xa bằng hình ảnh thấp thoáng bóng mái đao cong vút giữa vòm trời xanh lam. Anh đi chậm lại để cảm nhận không khí yên bình của làng quê. Chùa có một khuôn viên rộng lớn và rất nhiều cây với tiếng chim trên cành ríu rít. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi bước qua cổng tam quan.
Mùa xuân Quý Mão năm nay tôi muốn về chùa rất nhiều nhưng điều kiện lại không cho phép. Tôi muốn ở chùa mấy hôm để hưởng không khí thanh tịnh nơi cửa Phật, tôi muốn được ăn chay trong ngày đầu năm mới nhưng duyên chưa đủ để có được niềm hạnh phúc ấy. Chùa Phúc Diên năm nay có thêm 22 pho tượng điêu khắc từ chất liệu đá của Ngũ hành sơn Đà Nẵng và một quả chuông lớn, tất cả kết hợp với nhau tạo nên một cảnh chùa rất đẹp linh thiêng và cổ kính, để mỗi Phật tử bước chân vào đến cổng Chùa đã thấy sự thoát tục và an vui. Với không gian thoáng rộng của làng quê tiếng chuông ngân lên, loang ra trong gió, rồi vọng lại, đem đến cảm giác bình an, thanh thản, nhẹ nhõm.
Chùa Phúc Diên cách nhà tôi gần năm mươi cây số, tôi đến được chùa là nhờ một chữ Duyên. Từ khi biết đến đạo Phật qua bài giảng của thầy giáo dạy môn lịch sử triết học, tôi đã cảm thấy mến yêu những nét đẹp mà đạo Phật mang lại cho đời sống xã hội nhưng người hỏng mắt không thể xuất gia tu hành vì thiếu 1 căn quan trọng nhất.
Triết học Phật giáo luôn đúng với mọi thời đại, nhà bác học Albert Einstein nói: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".
Đối với mỗi người Việt sinh ra ở các làng quê thì ngôi chùa là trường học đạo làm người, hạt nhân đoàn kết xóm làng. Người quê xưa giận nhau đến mấy khi tới chùa vẫn ngồi cùng mâm làm chung công việc sư trụ trì giao. Mỗi lần ra chùa nghe Pháp về cái tôi trong mỗi người lại giảm đi một chút, rồi từ đó người ta thêm yêu quý nhau hơn, gia đình hòa thuận, xóm làng đoàn kết. Đi lễ chùa, người quê không hề biết trước rằng, theo cách rất tự nhiên, không chủ ý, những lẽ đời tốt đẹp thấm dần vào trí nhớ, thành những nghĩ suy và hành động chứa chan lòng nhân ái. Chùa nào cũng mở rộng cửa đón mọi người đến lễ Phật nhưng người hỏng mắt như tôi đến được chùa là rất khó khăn.
Chùa Phúc Diên là nơi đầu tiên tôi được ăn cơm cùng mâm với một nhà sư. Những món ăn như kho đông và canh cá đều được làm từ thực vật do tự tay sư trụ trì nấu ngon đến lạ lùng. Chùa Phúc Diên là một ngôi chùa cổ có từ thời Nhà Lý, xưa kia là chốn tổ lớn có Thiền sư Thích Viên Thông là học trò của Thiền sư Vô Tế nổi tiếng của Việt Nam đã về trụ trì và dạy học. Trải qua một thời gian dài vắng sư trụ trì, đất chùa bị thu hẹp lại. Về trụ trì thầy đã vận động nhân dân hiến đất và chắt bóp tiền mua lại, mới có 8 năm mà diện tích tăng lên gần mười lần so với ngày mới nhận chùa. Vẫn theo thầy giáo dạy lịch sử triết: “Sư trụ trì có ý thức phục hồi diện tích đất chùa cũ, mở rộng diện tích cây xanh bảo vệ môi trường là người rất có tâm”. Chùa nào cũng thờ Phật nhưng đến nơi nào có nhiều cây cổ thụ sẽ cảm thấy linh thiêng hơn. Thầy trụ trì chùa Phúc Diên không cho phép tôi ghi rõ tên mình, tự thầy cảm thấy là những việc làm được trong tám năm qua không có gì đáng nói. Những Phật tử tới chùa lâu năm đều nhận xét thầy làm được rất nhiều, việc Phật việc đời chiếm hết thời gian của tu sĩ: “Hai chín tết gọi điện thầy vẫn đang nhặt cỏ chăm cây”. Với tôi chỉ cần một việc thầy phục hồi lại diện tích cũ cho chùa cũng đáng nể trọng rồi! Thầy là một người có tấm lòng bao dung độ lượng với kẻ gặp khó khăn.
Lần nào tôi tới chùa cũng được thầy quan tâm như đứa con về nhà cha mẹ. Phải rồi! Chùa là của chung tất cả mọi người, sư trụ trì là thầy của chúng sinh: “Nhà có vàng, không bằng làng có sư”. Hệ thống chùa làng mỗi ngày một khang trang là nhờ những nhà sư âm thầm cống hiến như thầy. Hơn nghìn năm kể từ khi nhà Lý thay nhà tiền Lê làm chủ đất nước và Đạo Phật trở thành Quốc giáo suốt hai triều đại Lý - Trần không ai có thể kể hếtcó bao nhiêu nhà sư trụ trì chùa làng, mang nét đẹp văn hóa của đạo Phật hòa vào với tập quán bản địa tạo nên hồn Việt. Theo thiển nghĩ của tôi: Chính những nhà sư trụ trì chùa làng, là những tu sĩ giữ cho đạo Phật trường tồn với dân tộc.
Mặc dù hiện nay luật nhân quả của vũ trụ chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng nét đẹp văn hóa của đạo Phật, triết lí nhân sinh, ở hiền gặp lành, gieo gió thì gặp bão vẫn được gửi gắm qua các tác phẩm văn học giảng dạy trong nhà trường. Người Việt có một kiến trúc Phật giáo cho chùa làng riêng. Những mái đao cong vút dưới nền trời đầy nắng là hình ảnh không thể mờ phai với mỗi người con xa quê. Ngôi chùa mái ngói rêu phong bốn mùa thâm trầm nằm lặng dưới tàng cổ thụ già nua luôn là ngọn lửa làm thức tỉnh phần thiện lương trong mỗi trái tim con người.
Chùa làng là nơi bình an, thanh thản, níu giữ những điều thật khó có thể diễn tả hết thành lời: “Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống bao đời của tổ tông”. Chùa là trường học dạy con người phải biết sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ngay cả ở một thế giới khác, vẫn có những người đáng thương, cần được sẻ chia. Thế giới vô hình và thế giới hữu hình sống đan xen và hòa hợp với nhau. Nhớ ơn những người đi trước thì làm điều thiện hồi hướng công đức cho họ. Biết bao bài học đẹp đẽ con người học được từ mái chùa, từ những điều giản dị nhưng luôn ngời lên khiến mỗi cá nhân tự nhiên mà hướng đến. Vậy nên chùa làng là nơi học đạo làm người suốt đời của mỗi cá nhân. Muốn con cháu mình là những người hiếu kính với ông bà, cha mẹ thì hãy cho tới chùa lễ Phật và nghe Pháp từ khi còn rất nhỏ. Tôi rất mong một ngày mai có đủ nhân duyên để được thường xuyên tới chùa lạy Phật.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Lê Trung Cường - Giáo viên trường khiếm thị Hải Phòng; địa chỉ: Thôn Bốn, Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm