Khéo hiểu ý kinh điển mà vận dụng tu hành
Nhiều người đến với đạo Phật họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí rần rần..., nhưng không biết tiêu trừ bản ngã.
Thuở xưa có một người có việc cần đến phương xa, khi sắp đi, kêu người nô bộc dặn:
“Con ở nhà phải coi chừng cửa nẻo cho cẩn thận và xem lại giây buộc con lừa có chắc chắn, đừng để nó sút giây chạy mất”.
Sau khi người chủ đi rồi, ngày nọ, xóm gần có đờn ca xướng hát rất vui tai. Người nô bộc biết có đám hát vui như thế, trong lòng rộn rực không yên, muốn đi xem hát. Bây giờ bèn gỡ cửa buộc lên lưng lừa, dắt lừa đi xem hát.
Sau khi người nô bộc đi rồi, kẻ trộm vào nhà vơ vét hết đồ đạc, tiền của, không còn một món.
Khi người chủ trở về thấy trong nhà đồ đạc, tiền của bay đi đằng nào sạch trơn, rất lấy làm quái lạ, liền tra gạn người nô bọc rằng:
– Tại sao có việc lạ đời như thế?
Người bô bộc trả lời:
Ông chủ bảo tôi giữ cửa, xem chừng giây buộc lừa và con lừa, bây giờ ba món ấy đều còn đủ, không sót một vật nào. Ngoài ra tất cả tôi đều không biết.
Người chủ nghe nói thế tức giận vô cùng, nổi cơn thịnh nộ trách mắng người nô bọc rằng:
– Ngươi là đồ ngu ngốc, bảo ngươi giữ của, chính là vì giữ những tài vật trong nhà, bây giờ tài vật đã mất hết, còn lại những cánh cửa dùng vào việc gì?
Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa
Lạm bàn:
Trong Tứ Y có một điều Phật dạy đó là: ''Y nghĩa bất y ngữ''. (Đạt ý quên lời). Đọc tụng kinh Phật thì phải hiểu ý kinh để vận dụng tu hành, đấy chính là người có trí huệ biết xài của báu nhà Phật.
Nhiều người đến với đạo Phật họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí rần rần..., nhưng không biết tiêu trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi... Đến khi gặp chuyện không vừa ý thì ''tam bành lục tặc'' nỗi lên, tạo khẩu nghiệp vô vàn..
Một phút sân hận đã tiêu hủy bao công đức họ đã dày công tạo nên trước đó. Những người như vậy chính là người chỉ biết ''giữ cái cửa'' mà để vuột mất Pháp lành, công đức như.. trong đoạn Kinh Bách Dụ Phật kể trên.
Tu tướng cốt là để chuyến hóa cái tâm. Tu tướng mà không chuyển hóa được tâm, thì chỉ là tu hình thức chứ không thấy được điều cốt tủy trong Phật Pháp là giác ngộ, giải thoát khổ đau.. Hoài công mà thôi vậy!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm