Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/05/2024, 17:00 PM

Khẩu nghiệp sẽ phá hoại đức hạnh và công phu tu hành của chính mình

Thích phê bình người khác, thích nói lỗi người khác, đây thật sự gọi là hữu lậu, hết thảy công đức bạn đã tu tập hoàn toàn chảy mất hết. Nói lỗi của người khác là lỗi lầm lớn nhất, là lỗi lầm nghiêm trọng nhất. Bạn nghĩ xem tại sao vậy?

Từ nhỏ chưa có học qua, cho nên trong việc này, chúng ta không có cách nào so với cổ nhân, các Ngài đã học từ nhỏ. Học điều gì? Là học làm người, họ đã tiếp nhận sự giáo dục đó. Chúng ta từ nhỏ đến hiện nay không có người dạy.

Chương trình tu học, trong những năm gần đây ở Cư sĩ Lâm đã dạy cho các em nhỏ học Đệ Tử Quy. Bắt đầu học từ Đệ Tử Quy. Ngày xưa, mọi người đều đã học qua, cho nên họ tu thập thiện không khó, trì giới cũng không khó. Từ nhỏ họ đã biết giữ phép tắc, tư tưởng kiến giải thì thuần chánh, lời nói việc làm đều là hợp với quy củ. Vì từ nhỏ đã được dạy dỗ rồi, cho nên khi tiếp xúc với Phật pháp, trong Phật pháp nói đến giới luật thì họ chẳng có chút khó khăn nào, họ dễ dàng làm được. Chúng ta ngày nay khó ở chỗ nào? Khó là từ nhỏ chúng ta chưa có học qua, hiện tại thì toàn thân đã có nhiều khuyết điểm.

Giữ gìn khẩu nghiệp sẽ được quả báo tốt đẹp gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khuyết điểm nghiêm trọng nhất là tạo khẩu nghiệp. 

Trước đây thầy Lý đã dạy chúng tôi, thầy Lý thường nói, công đức đã tu tập của các bạn mỗi ngày đều từ nơi miệng mà chảy ra hết. Phật pháp có nói đến chữ lậu, chính là từ cái lỗ rất to này mà chảy ra.

Thích phê bình người khác, thích nói lỗi người khác, đây thật sự gọi là hữu lậu, hết thảy công đức bạn đã tu tập hoàn toàn chảy mất hết. Nói lỗi của người khác là lỗi lầm lớn nhất, là lỗi lầm nghiêm trọng nhất. Bạn nghĩ xem tại sao vậy?

Từ bản thân của bạn mà nói, là tâm của bạn không thanh tịnh. Chúng ta nói Bồ-đề tâm, bạn không có tâm chân thành, tâm của bạn là giả dối, bạn không có tâm thanh tịnh, tâm của bạn bị nhiễm ô, bạn không có tâm bình đẳng, tâm của bạn có cao thấp, đều cho là bản thân mình thì đúng, người khác thì sai, vậy là không có tâm bình đẳng. Bạn không có từ bi thì bạn sẽ tự tư tự lợi.

Cho nên từ nơi khẩu nghiệp thì biết được bạn hoàn toàn là vọng tưởng phân biệt chấp trước, bạn không tương ưng với Bồ-đề tâm. Không tương ưng với Bồ-đề tâm thì chính là không tương ưng với toàn bộ Phật pháp Đại Thừa, với bất cứ pháp môn nào trong Phật pháp Đại Thừa bạn cũng sẽ không thành tựu.

Theo pháp thế gian mà nói, cái miệng là cửa của họa và phước. Thích phê bình người khác, có ý hay vô ý kết oán thù với người ta. Đã kết oán thù rồi thì không sớm thì muộn bạn sẽ gặp sự báo thù. Nhân quả thông ba đời.

Bạn thích phê bình người ta thì người ta cũng phê bình bạn, quả báo là như vậy, bạn làm sao mà tránh khỏi được. Đây là từ bản thân của bạn đã phá hoại đức hạnh của chính bạn, tự bản thân bạn đã phá hoại công phu tu hành của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để vơi bớt ưu phiền trong cuộc sống?

Kiến thức 14:00 16/06/2024

Người xưa nói: "Bất viễn lự, tức cận ưu" nghĩa là không có trí tuệ nhìn xa nghĩ sâu thì sẽ gặp những chuyện buồn trong thời gian gần. Làm sao để cắt đứt gốc rễ ưu phiền, giảm bớt âu lo để sống vui hơn, nhẹ nhàng hơn...

Dùng khổ để trừ ác nghiệp

Kiến thức 13:07 16/06/2024

“Đau khổ này là một bài học cho ta. Bài học này dạy rằng nếu không muốn khổ nữa thì phải từ bỏ nguyên nhân của nó là các hành vi phi đạo đức”.

Nghĩa sâu của vô thường

Kiến thức 12:15 16/06/2024

Lý vô thường không phải làm cho con người bi quan, khi rõ tất cả là vô thường thì chúng ta không mê lầm, sống trở lại nguồn gốc chân thật mà chúng ta đã bỏ quên.

Sanh tử như ngủ và thức

Kiến thức 11:20 16/06/2024

Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta sanh ra rồi tử, tử rồi lại sanh, giống như con người thức rồi lại ngủ, ngủ rồi lại thức. Tối đến đi ngủ thì giống như người chết. Ðến sáng thức dậy, giống như người mới sanh ra.

Xem thêm