Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/03/2024, 10:35 AM

Khi ai đó tung tin không tốt về mình...

Có nhiều người, khi mới tới chùa thì dễ thương ơi là dễ thương: thấy bóng áo nâu, áo vàng từ xa là thu mình lại, cung kính xá chào bằng câu Phật hiệu quen thuộc - Nam mô A Di Đà Phật; kể cả gặp đồng đạo cũng hoan hỷ, tươi vui, nhẹ nhàng chào y vậy...

Audio

Dần dần, không hiểu sao, lại có biểu hiện thiếu tôn trọng, cho tới lúc không những không kính mà còn đi xầm xì chỉ lỗi của thầy, sư cô trong chùa, trở thành người không còn dễ thương nữa.

Gìn giữ sơ tâm - điều quan trọng của một người học Phật

Gìn giữ sơ tâm - điều quan trọng của một người học Phật

Cũng có những người, ban đầu đến với thầy vì muốn hộ pháp, chung tay với chùa làm những việc lợi đạo - ích đời; nhưng thân cận thời gian lại muốn “chiếm giữ” vị thầy cho riêng mình, thậm chí sinh tình riêng nam nữ...

Tất nhiên, nếu xảy ra chuyện gì đó không tốt trong mối quan hệ thầy-trò vốn ban đầu tốt đẹp, ngoài nguyên nhơn đến từ Phật tử thì người hướng đạo ít nhiều cũng có liên quan.

Chợt nhớ lời một vị thầy, khi ai đó tung tin không tốt về mình thì mình phải xem lại chính sự tu-học của mình có vấn đề chi không để có hướng xử lý cho tốt. Mà người thực tu thì tin đồn hay tin thất thiệt chẳng bao giờ xi-nhê được họ cả, càng có tin đồn (thử thách) thì càng như lửa làm cho vàng thêm tốt hơn thôi. Khi đó, cũng không cần bảo môn đồ mình “bảo vệ” bằng bất cứ hình thức nào.

Đến chùa hoặc đi tu bao giờ cũng cần và bắt đầu bởi sơ tâm tốt đẹp - là mong muốn giải thoát, hướng thượng. Giải thoát bớt những ràng buộc, buông bỏ bớt ham muốn, sân si để an lạc hơn, để vững chãi giữa Ta-bà là hạnh nguyên cao đẹp. Tuy nhiên, do tâm ban đầu chứa hạt giống bồ-đề ấy không được nuôi dưỡng nên đã để cho cỏ, lau, lách phát triển, cuối cùng càng tu càng... “chứng” (làm bậy, làm càng, cái tôi bự chảng ra).

Do vậy, việc giữ gìn tâm ban đầu để luôn sống trong ý niệm kính Phật - trọng Tăng, giữ gìn cho người tu cũng là gìn giữ cho chính mình cần được hành giả nhắc nhở như “thần chú” - giúp mình thay đổi tích cực ý-khẩu-thân, để càng học Phật càng hóa giải được phiền não, càng an vui chứ không phải thành bà-la-làng ở chốn nghiêm tịnh...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vị thuốc cho phiền não

Góc nhìn Phật tử 13:07 28/04/2024

Nỗi buồn hay phiền não là một thuộc tính cảm xúc, là yếu tố gây nên khổ đau của con người. Chuyển hóa phiền não là yếu tố quyết định hàng đầu mà mỗi người cần phải thực hiện.

Nhiếp tâm niệm thần chú Đại bi

Góc nhìn Phật tử 16:02 27/04/2024

Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Dùng thân khẩu ý để niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 15:50 27/04/2024

Thân người khó được lắm thay/ Dùng thân tu tập, chớ đày đọa thân/ Đem thân vô chốn hồng trần/ Để cho Duyên, Nghiệp mãi dần thân đau.

Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

Góc nhìn Phật tử 12:10 27/04/2024

Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ-tát Thích Quảng Đức đều kể rằng Bồ-tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng.

Xem thêm