Khi ta “chạm” tới Không là ta bắt đầu “chạm” tới Niết bàn
Tu tập trong đời sống hàng ngày ta phải nhận diện được ngũ uẩn. Tu tập chính là tu với ngũ uẩn. Khi quán sát ngũ uẩn ta thấy chúng luôn thay đổi. Sắc uẩn luôn thay đổi. Điều này ta thấy rõ ràng mỗi ngày có biết bao là các tế bào chết đi và cũng có các tế bào khác được sinh ra.
Thọ uẩn: thọ là cảm thọ của mỗi chúng ta và nó cũng luôn thay đổi. Có lúc ta có khổ thọ, lúc thì lạc thọ, và lúc thì không khổ cũng không lạc ta gọi là xã thọ hay cảm thọ trung tính.
Tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn cũng luôn thay đổi như thế, có nghĩa là 5 uẩn của ta luôn biến đổi, vô thường.
Mà hễ các uẩn của ta vô thường thì nó làm sao? Nó vô ngã. Phải không? Nếu mà nó vô thường thì nó phải vô ngã. Vô thường có nghĩa là thay đổi thì nó đâu có cái ngã nào nhất định đâu do đó cái gì vô thường thì cái đó vô ngã.
Mà cái gì vô ngã thì có nghĩa là nó không có tự thể đúng không? Nó không có tự thể thì bản chất nó sẽ là không? Không ở đây không phải là không có. Mà không ở đây là không có một cái tự thể. Ví dụ như một bông hoa. Bông hoa nó được tạo thành bởi những cánh hoa. Nếu bây giờ ta ngắt hết những cái cánh hoa đi thì cái bông hoa nó còn không?
Bởi vì bông hoa nó được tạo nên bởi những yếu tố không phải là bông hoa do đó bông hoa gọi là vô ngã hay còn gọi là không. Không có cái tự tánh của riêng bông hoa mà nó được tạo từ những yếu tố không phải là bông hoa. Do đó nó gọi là không. Như vậy cái không này còn được gọi là tánh không.
Nếu không có tánh Không, tất cả pháp chẳng thành
Không ở đây là không phải là không có mà không ở đây là không có tự thể riêng của nó mà nó do vô số những điều kiện hợp lại mà thành. Nên gọi nó là không. Không có một cái thực thể. Nếu mà ta nói rõ ra là không ở đây là không có thực thể chứ không phải không ở đây là không đối đãi với có. Mà không ở đây nó vượt ra ngoài có và không.
Khi ta “chạm” tới KHÔNG là ta bắt đầu “chạm” tới niết bàn rồi đó.
Bây giờ ta trở lại câu kinh Bát Nhã vừa rồi. Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Chiếu kiến là soi thấy, soi thấy gì? Soi thấy rằng năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không. Cái không ở đây thâm sâu lắm.
Bây giờ ta đi vào cái không đi, thì trong cuộc sống này nếu như mà ta không có cái không thì không có cái gì tồn tại hết. Đúng không? Ví dụ như ta ở trong nhà nhà mà ở trong căn nhà này nó dày đặc thì ta có thể để cái bàn ở đó được không? Để cái ghế được không? Như vậy cái không nhiều người hiểu nhầm nó là hư vô là không đúng. Cái không này ta có thể hiểu nó giống như bầu trời có không gian trống nha. Và cái không này không phải là cái không hiện hữu ngược lại cái không này nó luôn hiện hữu.
Vạn vật nhờ cái không này mà cái dụng mới được phát hiện ra. Ví dụ cái ly, nhờ cái ly không thành ra ta mới chế được nước vô. Cái ly không mà ta chế nước vô thì ta gọi là ly nước. Ta chế trà vô thì ta gọi là ly trà, mà ta bỏ càfê vô thì gọi nó là ly càfê.
Có nghĩa là nhờ cái không mà nó trở nên dụng, trở nên hoạt - hoạt dụng. Nhờ cái không đó mà vạn vật nó được biểu hiện do đó ta gọi cái không này là diệu hữu. Chân không nhưng mà là diệu hữu. Là trong cái không mà nó chứa cái có trong đó.
Chính vì là không nên nó mới trùm khắp. Còn nếu mà nó có thì nó đâu có thể trùm khắp được và con người chân thật của ta, tánh giác ta cũng là không thành ra tánh giác cũng trùm khắp. Còn nếu giác là một vật thì nó bị kẹt rồi. Nó là một vật là nó sanh diệt. Thành ra cái không này nó vượt ra ngoài sanh và tử. Nó vượt ra ngoài đối đãi. Thì cái đó gọi là tánh không.
Vạn vật đều tồn tại trong cái tánh không này. Trong cái không này. Và nếu bây giờ ta quay về lại vị trí giác mà nhìn. Có phải ngay vị trí giác đó là ta đang an trú ngay nơi tánh không không?
Ở vị trí giác đâu có vật nào, đâu có cái gì đâu, không hình không tướng thành ra như vậy nên nó trùm khắp. Ngay chỗ này thâm sâu lắm. Mà bây giờ khoa học hiện đại đang tiến dần đến cái không này rồi đó. Chúng ta sẽ sớm có một cái bài pháp nói riêng về tánh không này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm