Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/12/2021, 14:08 PM

Khổ vui tương tức

Vào thời Lý - Trần, Thiền tông ở Việt Nam rất vững chãi. Đời Trần, pháp môn Niệm Phật đã trở thành quan trọng. Tuệ Trung thượng sĩ và vua Trần Thái Tông đã tu thiền. Nhưng hai người đã bắt đầu thấy được sự quan trọng của pháp môn Tịnh Độ.

Vào thời Lý - Trần, Thiền tông ở Việt Nam rất vững chãi. Đời Trần, pháp môn Niệm Phật đã trở thành quan trọng. Tuệ  Trung thượng sĩ và vua Trần Thái Tông đã tu thiền. Nhưng hai người đã bắt đầu thấy được sự quan trọng của pháp môn Tịnh Độ. 

Chúng ta hãy nghe tổ tiên của chúng ta nói về Tịnh Độ. Trước hết, vua Trần Thái Tông, trong tác phẩm Khóa Hư Lục - đây là một tác phẩm của vua Trần Thái Tông viết về Thiền - đã viết:

"Niệm Phật là do tâm phát khởi, tâm phát khởi về nẻo Thiện thì đó là thiện niệm, thiện niệm đã phát khởi thì thiện nghiệp sẽ đền bồi. Tâm phát khởi về nẻo Ác thì đó là ác niệm, ác niệm đã sinh thì ác nghiệp sẽ ứng nghiệm. Như kính hiện ảnh, như bóng theo hình. Cho nên Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ nói: Ai mà vô niệm, ai mà vô sanh?’’

Đó là ý niệm căn bản về sự thực tập. Vua Trần Thái Tông nói tất cả đều do tâm. Nếu tâm niệm mình Thiện thì hành động của mình và nếp sống của mình sẽ là Thiện và mình sẽ được đền bồi bởi điều Thiện. Và nếu tâm mình khởi ác niệm thì con người mình và hành động của mình sẽ là Ác. Ác nghiệp đưa tới những hậu quả không có hạnh phúc. Và vì vậy, khi tâm mình lấy đức A Di Đà và TịnhĐộ làm đối tượng, thì Niệm đó thành ra Thiện Niệm, mà có Thiện Niệm là có sự đi lên, tức là có hạnh phúc.

đạo đức Phật giáo

Chúng ta hãy nghe vua nói tiếp: "Nay hành giả muốn khởi Chánh niệm để dứt Tam nghiệp thì cũngcần mượn công phu Niệm Phật. Vì sao? Vì niệm Phật là dứt trừ được Tam nghiệp. Khi niệm Phật, thân ngồi ngay thẳng, không hành tà đạo, đó là dứt thân nghiệp. Miệng tụng chân ngôn (tức là danhhiệu Bụt), không nói lời tà ngữ, đó là dứt trừ khẩu nghiệp. Ý duy trì tinh tấn mà không khởi tà niệm,đó là dứt trừ ý nghiệp. "Đây là những giải thích rất đơn giản của vua Trần Thái Tông. Khi niệm Bụt,thân mình ngồi ngay thẳng, không làm những tà

nghiệp, miệng mình không nói những lời ác độc, ganh tỵ thì cái đó cũng gọi là thiện niệm của thân và khẩu nghiệp. Ý của mình không nghĩ đến chuyện ganh đua, sợ hãi, tham đắm và vì vậy, ý nghiệp của mình cũng thiện. Thân, khẩu, ý đều hướng về nẻo thiện, đó là kết quả của sự niệm Bụt. Và như vậy theo vua Trần Thái Tông, niệm Bụt cũng là một hình thức của sự tập Thiền. Tại vì trong khi tập Thiền, thân khẩu ý đi vào đường chính. Vua lại nói: "Tuy nhiên, có ba trình độ trí giả. Đối với bậc thượng trí, tâm chính là Phật, không cần thêm gì vào, chủ thể niệm và đối tượng niệm là một, không phải là hai thực thể tách rời nhau. Đối tượng và chủ thể niệm vốn bản nhiên thanh tịnh. Vì thế nên nói rằng như như bất động là Phật thân. Pháp thân và thân ta không phải là hai hình tướng khác nhau, nó tịch nhiên thường tồn, vượt ngoài mọi tư duy, nên gọi là Phật đang sống.’’

Ở đây, vua Trần Thái Tông nói về ba căn trí hay ba trình độ Niệm Bụt. Đối với bậc thượng trí - bậc caonhất, thì Bụt không phải là một thực thể ở ngoài, mà nằm ngay trong tâm mình. "Đối với bậc thượng trí, tâm chính là Bụt, không cần thêm gì vào, chủ thể niệm và đối tượng niệm là một không phải là haithực thể tách rời nhau.’’ Năng niệm và sở niệm là một, tất cả đều ở trong tâm, và đối với bậc thượng trí,Tịnh Độ là Duy tâm Tịnh Độ, và A Di Đà là bản thể vắng lặng, trong suốt của tự tâm.

Tổ tiên của chúng ta đã thấy được như thế. Nếu niệm Phật mà niệm theo kiểu thượng thừa đó, thì Phật không phải là một thực tại bên ngoài nữa mà Phật ở trong tâm. Năng niệm và sở niệm (chủ thểNiệm Bụt và đối tượng là Bụt) không chia cách. Tuệ Trung thượng sĩ, tên là Trần Quốc Tung, anh ruột của tướng Trần Hưng Đạo, cũng đã làm một bài kệ bốn câu như sau:

Di Đà vốn thật pháp thân ta

Nam, Bắc, Đông, Tây khắp chói lòa

Trăng thu ngự giữa trời cao rộng

Đêm lặng trùng dương rạng chiếu xa.

Vua Trần Thái Tông và Tuệ Trung thượng sĩ là hai cây đuốc sáng của Thiền học đời Trần. Cả hai đều có nói về Tịnh Độ và cái thấy của họ rất chín chắn. Đối với những vị này, đức A Di Đà cũng như cõi Tịnh Độ không phải là những thực tại nằm ngoài không gian mà là một thực tại nằm ngay trong tâm. Và đức A Di Đà, trước hết đối với Tuệ Trung thượng sĩ, là pháp thân của chính ta:

Tâm nội Di Đà tử mạc khu

Đông, Tây, Nam, Bắc pháp thân chu

Trường không chỉ kiếncô luân nguyệt

Sát hải trừng trừng dạ mạn thu.

IMG_3162

Pháp thân (Dharmakaya) là pháp thân của chính mình. Tất cả chúng ta, người nào cũng có nhục thân và người nào cũng có Pháp thân. Pháp thân của chúng ta là đức A Di Đà. Đó là một thực tại, khôngphải là một ý niệm, nó nằm trong không gian, nó có trong thời gian. Nếu nó là Pháp thân của chính ta, thì nó không phải chỉ có mặt ở phương Tây thôi, mà còn có mặt ở phương Nam, phương Bắc và phương Đông nữa - "Nam, Bắc, Đông, Tây khắp chói lòa". Đây là vượt thoát ý niệm "Tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ". "Tây" là một ý niệm. Nếu đức A Di Đà là Pháp thân của mình rồi, thì đâu có phải "cõi Tịnh Độ chỉ nằm ở phía Tây". Nó cũng nằm ở phía Nam, phía Bắc, phía Đông, nó nằm ngay trong tâm mình - cùng khắp chói lòa. Nghĩa là chỗ nào cũng có mặt Ngài. A Di Đà là ánh sáng - là vô lượng quang, là vô lượng thọ, nên cõi Tịnh Độ cũng có khi gọi là "Thường tịch quang" - cõi Tịnh Độ thường tịch quang luôn luôn có ánh sáng, ánh sáng đó không bao giờ bị ngưng lại, luôn luôn chiếu sáng, nên Bụt cũng gọi là Vô lượng quang hoặc Vô lượng thọ. Chân tâm của mình là pháp thân của mình, nó vắng lặng, nghĩa là không bị ràng buộc bởi những ý niệm và danh từ .Tịch ở đây nghĩa là sự im lặng của tất cả mọi ngôn từ và ý niệm. Và chỉ có ánh sáng thường trực nên gọi là Thường tịch quang. Vậy thì đức A Di Đà, cũng như cõi Tịnh Độ, là ánh sáng chiếu soi cùng khắp. Ánh sáng là Pháp thân của mình. Đây là lời tuyên bố của Tuệ Trung thượng sĩ về A Di Đà và cõi Tịnh Độ: ‘‘Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ là ánh sáng của pháp thân, không bị ngăn cách bởikhông gian và thời gian.’’ Và cả hai câu sau

đây là hai câu của thi sĩ muốn dùng hình ảnh trăng và biển để làm cho rõ thêm. Thi sĩ phải dùng hình ảnh làm cho rõ lên điều mình muốn nói:

Trăng thu ngự giữa trời cao rộng

Đêm lặng trùng dương rạng chiếu xa. 

Trên kia có trăng và dưới này có biển lớn. Đi tới đâu ta cũng thấy bóng trăng chiếu xuống. Đứng tại nơi này cũng thấy  bóng trăng, đi tới một trăm cây số nhìn xuống cũng còn thấy bóng trăng. Bóng trăng ở khắp nơi, nghĩa là ánh sáng của trăng thu này không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian, giống như pháp thân A Di Đà trong ta luôn luôn có mặt không chỉ ở phương Tây mà ở khắp nơi. Trùng dương là biển rộng. Vì biển lặng nên mình thấy trăng thu có mặt khắp nơi. Đó là hình ảnh mà thi sĩ dùng để diễn tả cái pháp thân A Di Đà của ta. Đó là quan niệm về A Di Đà và Tịnh Độ củabậc thượng trí.

Bây giờ ta hãy nói đến quan niệm của bậc trung trí. Chúng ta trở về với lời tuyên bố của vua Trần Thái Tông: "Đối với bậc trung trí, tất cả đều cần mượn đến phương pháp Niệm Phật, chuyên tâm tinh cần, niệm trước nối tiếp niệm sau, không vong thất, gián đoạn, tự tâm thành ra thuần thiện. Thiện niệm được hiện thì ác niệm liền tiêu, ác niệm đã tiêu thì chỉ còn lại thiện niệm. Dùng thiện niệm để ý thức đến sự có mặt của khái niệm và dùng khái niệm để diệt trừ khái niệm. Khái niệm đã diệt, tất nhiên hành giả trở về với chánh đạo. Khi mạng chung thì ta đạt tới niềm vui Niết bàn. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh vốn chính là chất liệu Niết bàn của Bụt vậy.”

Đức Phật 2

Đối với bậc thượng trí, A Di Đà là Pháp thân của mình và Tịnh Độ cũng nằm trong Pháp thân đó. Đốivới bậc trung trí thì hành giả phải thực tập tinh chuyên niệm Bụt, niệm trước nối tiếp niệm sau không vong thất, không gián đoạn. Và niệm Bụt trước hết là niệm cái tâm của mình, trở về với tâm mìnhtrong giây phút hiện tại. Bụt A Di Đà và cõi Tịnh Độ là đối tượng của Niệm. Mình phải mượn hình ảnhcủa Bụt A Di Đà, hình ảnh của ánh sáng, hình ảnh của một cõi không ô nhiễm bởi danh lợi, sân si,phiền não làm đối tượng của Niệm. Vì

niệm bao giờ cũng phải niệm một cái gì. Niệm là nhớ. Niệm có chủ thể niệm và đối tượng niệm. Vàniệm đó phải là niệm liên tục. Đối với bậc thượng căn, thượng trí thì không cần niệm. Tại vì A Di Đàvốn là pháp thân của mình, cõi Tịnh Độ vốn là pháp thân của mình. Nhưng đối với bậc trung trí chưathấy được A Di Đà là tâm của mình, thì cần phải thực tập niệm để trở về với giây phút hiện tại, và đối tượng của giây phút hiện tại là đức A Di Đà và cõi Tịnh Độ. Bậc trung trí luôn luôn nỗ lực để duy trìchánh niệm để chánh niệm có mặt liên tục. Nhờ sự thực tập liên tục đó mà một ngày kia, khi đã đượcthuần thục, ta sẽ đạt tới chỗ vô niệm - nghĩa là không còn niệm nữa mà A Di Đà và cõi Tịnh Độ vẫnhiện tiền. Bậc trung trí luôn luôn duy trì thiện niệm, do đó ác niệm không sanh. Tại vì khi mà đức A DiĐà và cõi Tịnh Độ còn tiếp tục có mặt trên ý thức của mình thì những phiền não không có môi trườngvà cơ hội để sinh khởi. Thiện niệm miên mật ngăn được tà niệm, đó là sự thực tập của bậc trung trí.

"Đối với bậc trung trí, cần mượn đến phương pháp Niệm Phật, chuyên tâm tinh cần niệm trước nối tiếp niệm sau không vong thất, gián đoạn, khiến tự tâm thành ra thuần thiện, đưa hành giả trở về với chánh đạo".

Lúc đó hành giả từ nơi niệm trở về với vô niệm nghĩa là không cần phải niệm nữa mà ánh sáng của Bụt A Di Đà vẫn hiện ra ở nơi tâm mình.

"Đối với bậc hạ trí, miệng phải chuyên niệm lời Bụt, tâm phải mong thấy tướng Bụt và phải nguyện sanh về nước Bụt. Ngày đêm siêng năng tu hành không thối chuyển, sau khi mạng chung, tùy thiện niệm của mình mà sanh về nước Bụt. Sau đó, được nghe  chánh pháp do chư Phật giảng dạy mà cũng chứng được quả vị Bồ đề. Đây là sự thực hành Tịnh Độ của bậc hạ trí.”

Hạ trí thì dùng cả thân, khẩu, ý để niệm Bụt nghĩa là phải niệm Bụt bằng miệng và tâm phải mong thấy tướng Bụt. Vì sao? Bậc hạ trí chưa có trí tuệ lớn để có thể thấy được đức A Di Đà và Tịnh Độ chính là pháp thân của mình. Bậc hạ trí nghĩ rằng đức A Di Đà và cõi Tịnh Độ

là ở phương Tây và phải sử dụng danh hiệu "Nam mô Bụt A Di Đà" hoặc "Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới đại từ, đại bi A Di Đà Phật". Họ phải sử dụng âm thanh niệm Bụt, phải nương vào hình ảnh của Bụt để có thể quán tưởng. Tại vì người sơ cơ cần có những hình ảnh và âm thanh làm điều kiện để duy trì chánh niệm. Và đối tượng của chánh niệm là Bụt A Di Đà và cõi Tịnh Độ ở phương Tây.

Như vậy, bậc thượng trí tu theo thượng trí, bậc trung trí tu theo trung trí, bậc hạ trí tu theo hạ trí, tu tậptheo bậc nào thì có lợi ích theo bậc đó. Do đó kinh A Di Đà đáp ứng được cho cả ba trình độ tu tập, cho nên mình đừng bắt buộc người khác phải thực tập Tịnh Độ giống hệt như mình. Đây là điều hếtsức tế nhị. Mình không có quyền nói rằng phương pháp thực tập của tôi mới đúng, còn phương pháp thực tập của anh là sai. Ta phải biết rằng mọi phương pháp tu tập chỉ là phương tiện đưa người thựchành đi tới với Tịnh Độ, hay đi tới với sự an toàn và hạnh phúc. Và mỗi người đi tới với Tịnh Độ tùytheo căn trí của mình. Căn trí đã khác nhau, người thì bắt đầu từ chỗ này, người thì bắt đầu từ chỗ kia. Vì vậy, nhận thức của mình về sự thực tập Tịnh Độ phải là một nhận thức rộng rãi mới được. Đạo Bụt có tám mươi bốn ngàn pháp môn; nếu may mắn thì mình tìm ra được một trong các pháp môn ấy và sự thực tập đem lại cho mình hạnh phúc.

Ta hãy cẩn thận đừng nói chỉ có pháp môn của ta mới đúng còn các pháp môn khác là không đúng. Nói như vậy là không hợp với tinh thần đạo Bụt. Vì vậy giáo lý Tịnh Độ có thể nói là một hình thứcthực tập của Thiền. Tịnh có thể là Thiền mà Thiền cũng có nghĩa là Tịnh. Đứng về phương diện Thiềnta có thể thấy rằng Tịnh Độ là một thực tại có mặt ngay trong giây phút hiện tại. Khi mình bước đi những bước chân vững chãi và thảnh thơi, khi hơi thở của mình đưa lại sự vững chãi, thảnh thơi và đem lại an lạc thì Tịnh Độ hiện tiền ngay trong giây phút này. Vì vậy, mình không thấy sự khác biệtgiữa Thiền và Tịnh. Khi sử dụng âm thanh để niệm Bụt, sử dụng hình ảnh để quán chiếu về Bụt mà ta có được một ít năng lượng Chánh niệm và Tam muội thì lúc đó Thiền đang có mặt trong ta. Như vậy Thiền và Tịnh chỉ khác nhau ở danh từ mà không khác nhau ở bản chất. Ta cần có cái nhìn tươngtức như thế khi đi vào kinh văn:

"Đây là những điều tôi đã được nghe Bụt nói vào một thời Người  còn cư trú ở tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây của Thái tử Kỳ Đà. "Đó là lời của Thầy A Nan. "Hồi đó cùng ở bên Bụt có một ngàn hai trăm năm mươi vị khất sĩ, trong đó có những vị A La Hán đệ tử lớn của Bụt mà ai cũng biết đến như các thầy Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Câu Hy La, Ly Bà Đà, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lư Đà Di, Kiếp Tân Na, Bạt Câu La và A Nậu Lâu Đà.”Tất cả những tên gọi này chúng ta đều có tiếng Phạn ở trong bản tiếng Anh. Nếu có thể được, thì quý vị hãy tìm hiểu về từng người, tại vì trong kinh có ghi chép về từng vị. Chúng ta nghe tên quý vị nhưng chúng ta cũng phải biết sơ lược công hạnh của sự thực tập, cũng như bản tính của từng người. Hiện nay, chúng ta đã có những cuốn sách nói về quý thầy, và khi đọc những cuốn sách đó, chúng ta có một ít nhận thức về tánh tình, sự hành trì và trí tuệ của từng người. Sự hiểu biết như vậy là rất quý!

Hắn muốn ra đời 3

"Lại cũng có mặt các vị Bồ tát đại nhân như Văn Thù, A Dật Đa, Càn Đà Ha Đề, Thường TinhTấn, và rất nhiều các vị Bồ tát lớn như thế, cùng với chư thiên như Thích Đề Hoàn Nhân, nhiều đến vô lượng, đều cùng có mặt.”Tất cả những danh từ đó, chung và riêng, chúng ta có thể học hiểu thêm từ những tác phẩm chú giải.

"Lúc bấy giờ Bụt gọi thầy Xá Lợi Phất và bảo: Từ đây đi qua phương Tây, cách khoảng mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực Lạc, trong cõi ấy, có một vị Bụt tên là A Di Đà, hiện đang thuyết pháp.”Chúng ta biết rằng kinh này thuộc về loại kinh "vô vấn tự thuyết" nghĩa là tuy không có ai hỏi cả mà Bụt tự nhiên nói ra. Bụt Thích Ca giới thiệu đức A Di Đà và cõi nước Cực Lạc nằm về phía Tây. Nằm về phía Tây, nghĩa là lúc đó Bụt ngồi tại tu viện Cấp Cô Độc và Ngài chỉ về phía Tây của Ngài.Nếu lúc ấy ta ngồi ở bên kia bán cầu thì Tịnh

Độ lại nằm ở phương Đông của ta. Chỉ điều đó thôi cũng đủ cho chúng ta thấy rằng ý niệm Tây, Đông là không quan trọng.

Bây giờ chúng ta hãy tìm đọc câu kinh định nghĩa về Cực Lạc: "Này Xá Lợi Phất, đất nước ấy vì sao gọi là Cực Lạc? Bởi vì dân chúng trong nước ấy không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, cho nên cõi ấy được gọi là Cực Lạc." Nếu ta hiểu được câu kinh này thì ta khỏi cần học thêm kinh nào nữa hết. Câu kinh ấy trong văn hệ chữ Hán như sau: "Kỳ độ chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc. "Đây là định nghĩa về Cực Lạc. Chúng sanh ở trong cõi nước đó không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ hạnh phúc mà thôi. Vì vậy, cõi đó gọi là cõi Cực Lạc. Câu kinh này có thể được xếp loại vào các kinh văn "bất liễu nghĩa". Bất liễu nghĩa là chưa đạt tới cứu cánh. Tôi còn nhớ ngày xưa ở Phật học đường Báo Quốc có một học tăng tên là Viên Giác, bổn sư của Thầy Tịnh Từ, viện trưởng tu viện Kim Sơn bây giờ. Hồi đó là mùa thi lên lớp. Sau khi làm bài rồi thì đến lượt thi vấn đáp. Thầy Viên Giác được gọi tên, các học tăng khác ngồi dưới. Hôm đó thi kinh A Di Đà. Các thầy giáo thọ còn hỏi lại: Cực Lạc nghĩa là gì? Thầy Viên Giác hơi có tự ái, tại vì cho rằng mình đã học lên trung học rồi mà các thầy giáo thọ còn bắt mình định nghĩa thế nào là Cực Lạc. Thầy Viên Giác không vui và thầy nói liều: ‘‘Cực là cực khổ, Lạc là hạnh phúc’’. Chữ "Cực" có nghĩa là rất; Cực Lạc là rất sung sướng chứ không phải là cực khổ và sung sướng. Vì tự ái nên thầy đã trả lời như vậy, chứ không phải là thầy không hiểu nghĩa chữ Cực lạc. Các thầy giáo thọ đều thấy điều đó, nên ai cũng cười.

Khi đọc câu kinh này, mình thấy được lòng từ bi của đức Thế Tôn. Vì sao? Vì trong chúng ta, ai cũng muốn trốn chạy khổ đau, tìm tới một cõi không có khổ đau. Phần lớn chúng ta đều là những người nhát gan, đều là những  người yếu đuối, chúng ta ai cũng sợ đau khổ, chúng ta ai cũng chạy trốn đau khổ, ai cũng muốn đi tìm tới một cõi không có khổ đau. Đó là tính người. Bụt thấy được điều đó, nên Bụt nói: "Có một cõi không có khổ đau, chỉ toàn là hạnh phúc." Nghe như thế, chúng ta tỉnh người ra và vễnh hai tai lên nghe. Thi sĩ Chế Lan Viên viết như thế này:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh

Những ưu sầu, đau khổ với buồn lo.” 

Thi sĩ ưu sầu, đau khổ, buồn lo nhiều quá đi, nên bây giờ muốn đi tới một vì sao, xa bao nhiêu cũngđược, nơi mà ông có thể trốn chạy được những ưu sầu, đau khổ và buồn lo ấy trong cuộc sống hiện tại.

Tội nghiệp cho thi sĩ quá! Trong khi đó, với sự quán chiếu của tương tức, không thể có cái gọi là vui mà không đi theo cái gọi là khổ. Cũng như vậy, không thể nào có cái rác nào mà lại không thể biến thành hoa, cũng không thể nào có cái hoa nào mà lại không biến thành rác. Cũng như cái bên phải và bên trái. Nếu không có bên phải thì làm gì có bên trái, nếu không có bên trái thì làm gì có bên phải. Cái khổ với cái vui cũng vậy thôi. Mình đi tìm một cõi mà trong đó chỉ có cái vui mà không có khổ, đó có phải là một không tưởng không? Ở đây, đức Thế Tôn có muốn hiến tặng cho chúng ta một cái không tưởng hay không? Nếu chúng ta không biết đói là gì, thì khi ăn cơm chúng ta sẽ không có hạnh phúc. Sở dĩ ăn cơm mà có hạnh phúc là vì chúng ta đã biết đói là gì. Hãy tưởng tượng một người chưa bao giờ biết đói. Người đó có ăn cái gì đi nữa, thì cũng không có hạnh phúc. Những người chưa bao giờ bị rét thì không thấy được cái hạnh phúc của người được mặc áo ấm, hoặc những người chưa bao giờ nếm mùi địa ngục thì không thể nào thấy được giá trị của Thiên đường. Rõ ràng là nếu chúng ta không biết khổ là gì thì chúng ta không thể nào biết vui là gì. Vì vậy, một cõi không có khổ mà chỉ có vui là một cõi hoàn toàn không tưởng. "Dân chúng trong nước đó không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, nên cõi ấy được gọi là Cực Lạc. "Câu đó có phải là một câu kinh "liễu nghĩa" hay không, hay là một câu kinh quyền nghĩa? Cho nên câu kinh này là một câu kinh có thể làm cho chúng ta mất ngủ.

Chúng ta có thể đi sâu vào câu kinh này để giải thích rằng cái Lạc của cõi Tịnh Độ không phải là cáiLạc tương đối mà là cái Lạc tuyệt đối, vượt thoát ra khỏi cái vui khổ tầm thường, nhưng điều đócũng chỉ

nằm trong phạm vi triết học và lý luận. Cũng như nói là: "Thiên hạ đua nhau nói khổ vui, có chi làkhổ, có chi vui" rồi kết luận: "thà rằng đừng khổ cũng đừng vui. "Đừng khổ, đừng vui mới là cái vui tuyệt đối, nói như vậy cũng chỉ là lý thuyết thôi. Sự thật có những người trong chúng ta rất sợ đaukhổ, có những người nghĩ rằng có thể chạy trốn đau khổ, đi tìm tới một chỗ không có đau khổ. Ta biết họ đang khao khát như vậy, nên ta mới thiết lập phương tiện để hiến tặng cho họ một tia hy vọng, nói rằng có một cõi không có đau khổ mà chỉ thuần là hạnh phúc thôi, đó là cõi Cực lạc.

Sư em Kính Nghiêm có một đứa em gái tên là Ánh, mười hai tuổi. Nó tới Làng Mai và tuyên bố một câuđộng trời: "Con muốn sống ở một nơi mà buổi sáng có hạnh phúc, buổi trưa có hạnh phúc, buổi chiều có hạnh phúc. "Theo ý nó thì chỉ có Làng Mai mới được như vậy thôi. Nếu ở lâu tại Làng Mai chừng ba,bốn tháng thì nó sẽ biết hạnh phúc ở chỗ là tuy mình có đau khổ nhưng nếu mình biết chuyển hóa đau khổ thì hạnh phúc sẽ có mặt. Cái khổ ở bên cạnh nhắc mình nhận diện ra hạnh phúc cũng ở bên cạnh. Nếu không có cái khổ đó thì mình không biết được là hạnh phúc đang có mặt. Do đó cõi Cực Lạc của chúng ta, nếu quả thực là một cõi Cực Lạc đúng theo nghĩa của nó, thì phải có những dấu hiệu củakhổ đau để người ta được nhắc nhở rằng: Anh đang được hạnh phúc. Có rất nhiều người đang ở Thiên đường nhưng không biết là họ đang ở Thiên đường, tại vì họ không biết hoặc chưa biết khổ đau là gì.

Xin đại chúng hãy tổ chức pháp đàm về câu kinh này. Đọc câu kinh này, trước hết ta thấy được lòng từ bi của Bụt. Bụt thấy rằng con người yếu đuối, con người đau khổ, con người muốn chạy trốn khổ đau và Bụt nói rằng có một cõi, nơi ấy chỉ có hạnh phúc thôi, không có đau khổ. Đây là một Hóa Thành (a magic city) - một thành phố do nhà ảo thuật biến hiện ra để cho đoàn người, sau bao nhiêu ngày đi mệt mỏi, có một chỗ để mà nghỉ ngơi. Sau thời gian nghỉ ngơi, đoàn người đó có khả năng lên đường trở lại - đây là một hình ảnh trong kinh Pháp Hoa. Một đoàn người đang đi kiếm châu báu. Sau bao  nhiêu tuần lễ trèo non, lặn suối, đoàn người đó mệt nhoài và  trong tâm có người muốn thoái lui. Vị Đạo sư - người dẫn đường - nói rằng:

"Các người cố gắng đi, gần đây có một thành phố. Nếu chúng ta đi thêm bốn, năm giờ nữa thì chúng ta sẽ tới thành phố đó thì chúng ta sẽ được nghỉ ngơi, ăn uống, tắm rửa. Khi nghe như vậy, đoànngười có năng lượng thêm và họ đi thêm được bốn, năm giờ. Sau đó, người lãnh đạo dùng phép thầnthông của mình biến hiện ra một thành phố gọi là Hóa Thành. Hóa tức là biến hiện. Tất cả nhữngngười kia thấy thành phố liền tìm nơi đi rửa chân, rửa mặt, tắm rửa, ăn uống, nằm ngủ. Sáng mai thức dậy, thì thành phố đó biến mất, vì thành phố đó chỉ là một hóa thành.

Tôn giáo, nói chung, có mục đích là để an ủi con người, để làm dịu bớt những đau khổ của cuộc sống, hứa hẹn một nếp sống ít đau khổ, nhiều an lạc. Vì vậy tôn giáo hay cống hiến cho chúng ta một cái gọi là Thiên đường và cho chúng ta nuôi một niềm hy vọng. Đạo Bụt cũng có thể được diễn tả như làmột tôn giáo, nhưng sự thật đạo Bụt không phải chỉ là một tôn giáo. Đạo Bụt còn là một nền đạo đức cónhiệm vụ đáp ứng lại những nhu yếu đích thực của con người. Và bản hoài của đức Thế Tôn là đưa ra những biện pháp cụ thể, giúp con người chuyển hóa khổ đau, đạt được an lạc. Đó là cái chính. Nhưng con người còn có những nhu yếu khác, nhu yếu bám víu vào một niềm tin, nhu yếu chạy trốn khổ đau. Có những người không đủ khả năng tu tập để chuyển hóa khổ đau, họ chỉ muốn chạy trốn khổđau để tìm tới an lạc thôi. Vì vậy, đạo Bụt cũng phải tạo tác ra những phương tiện và những câu giảiđáp cho những người đó. Đạo Bụt không phải dành riêng cho bất cứ ai. Bậc thượng căn, thượng trí không bị bỏ đã đành; bậc trung căn, trung trí không bị bỏ đã đành, mà bậc hạ căn, hạ trí cũng không bịbỏ. Cho nên chúng ta có thể hiểu được câu kinh này. Chúng ta thấy được lòng từ bi bao la của đức ThếTôn trong câu kinh này. Ban đầu chúng ta nói câu kinh này không phải là một câu kinh liễu nghĩa, tại vì nếu là liễu nghĩa thì nó phải chứa đựng tuệ giác tương tức, nghĩa là không có cái này thì không cócái kia. Nếu chúng ta nhìn sâu hơn nữa vào những nhu yếu của con người, những nhu yếu đa dạng của con người, thì chúng ta có thể hiểu được câu kinh này và câu kinh có thể được nhận thức là liễu nghĩa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm