Khởi nghiệp theo tinh thần Phật giáo là phải học
Việc khởi nghiệp của người Phật tử là phải học, học để chúng ta có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, sử dụng trí tuệ sáng suốt ấy để soi rọi vào mối quan hệ giữa ta với mọi người trong cuộc sống.
>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Khởi nghiệp suy cho cùng có thể nói là tạo ra giá trị vật chất để làm giàu cho bản thân và xã hội. Khởi nghiệp vài năm trở lại đây trở thành chủ đề nóng ở nước ta, khi công nghệ 4.0 phát triển đồng nghĩa với việc khởi nghiệp trở nên dễ dàng. Công nghệ phổ biến, các loại hình kinh doanh xuất hiện dày đặc nhất là khởi nghiệp qua mạng thu hút nhiều sự quan tâm.
Đức Phật dạy là Phật tử phải có trí tuệ mới có tất cả, nếu không có trí tuệ sẽ mất tất cả. Vì tầm quan trọng của trí tuệ quyết định sự thành công trong cuộc sống con người, cho nên đạo Phật thường có câu “duy tuệ thị nghiệp”, nghĩa là phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình. Vì vậy, con người từ khi bé cho đến tuổi trưởng thành, việc quan trọng nhất là phải nỗ lực học để phát triển trí tuệ. Việc khởi nghiệp của người Phật tử là phải học, học để chúng ta có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, sử dụng trí tuệ sáng suốt ấy để soi rọi vào mối quan hệ giữa ta với mọi người trong cuộc sống, quan sát biết được người nào ta nên hợp tác, người nào không nên hợp tác.
Có thể khẳng định rằng với người có đạo đức, ta mới nên gần gũi và với người trung thực ta mới nên hợp tác, vì người đạo đức và người trung thực mới giúp chúng ta xây dựng được sự nghiệp lâu dài. Trong kinh Duy Ma cũng nhấn mạnh đến ba đức tính quan trọng của Bồ tát là trực tâm, thâm tâm và Bồ đề tâm. Trực tâm chính là tánh trung thực, trung thực với chính mình và trung thực với mọi người. Thâm tâm là lòng thương người, một người có đạo đức thì luôn thể hiện tình thương đối với người khác, chứ không ích kỷ nghĩ đến lợi riêng của mình và Bồ đề tâm là trí sáng suốt luôn hướng đến quả vị giác ngộ cao tột là sự hiểu biết tối thượng của Phật.
Mỗi người có cuộc sống vật chất cao hay thấp là tùy thuộc ở phước báu riêng của từng người trong hiện đời cũng như của những kiếp quá khứ dẫn đến cái quả tốt đẹp ít hay nhiều trong hiện tại. Tuy nhiên, sống theo Phật, muốn công việc được tồn tại và phát triển lâu dài, điều căn bản quan trọng là Phật tử phải phát huy trí tuệ để có cái nhìn sáng suốt không bị lòng tham và sự mê muội dẫn dắt đến những việc sai lầm khiến bị phá sản, hoặc bị tù tội. Bên cạnh sự hiểu biết đúng đắn, người Phật tử cũng cần có tánh trung thực trong việc giao tế và hợp tác với người. Và chính đức tánh trung thực đó thể hiện mẫu người đạo đức mà ai cũng quý mến, tin tưởng và muốn làm bạn với mình, muốn hợp tác với mình trong mọi công việc đời cũng như đạo, giúp cho mình gầy dựng được uy tín và sự nghiệp lớn lao, lâu dài, cũng như mang lại cuộc sống hạnh phúc và danh thơm cho bản thân, cho gia đình và cho cả dòng họ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm