Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?
Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.
Hỏi:
Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.
Con định không vướng vào chuyện tình cảm (vì con biết vướng vô thể nào cũng dẫn đến đau khổ), nhưng mà con người mà, khi mình tiếp xúc với ai khiến mình vui, tự nhiên sau đó mình hết tự nhiên, rồi có ai chọc thì mắc cỡ. Con che giâu tình cảm của mình càng làm tâm trạng cứ lên xuống thất thường, không tự nhiên. Mà con biết sống điềm đạm là tốt.
Chẳng lẽ con cứ ở nhà hoặc tự nhốt mình không tiếp xúc? Con làm thế nào thưa Thầy?
Đáp:
Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui? Động - tịnh, vui - khổ là hai mặt tất yếu của cuộc sống, không phải là tránh động tìm tịnh hay tránh tịnh tìm động, và khổ - vui cũng vậy, mà tốt nhất là dù động hay tịnh, khổ hay vui vẫn sáng suốt, không mê lầm, không bám víu, không cố chấp thì sẽ thấy Đạo và phát huy được cái Đức của Đạo.
Cái sai là do cầu an, cầu toàn mà sinh ra lo âu sợ hãi và phiền não khổ đau. Nên sống tự nhiên để chiêm nghiệm ý nghĩa chân thực của đời sống. Nếu con chọn một trong hai mặt của đời sống thì con rơi vào nhị nguyên, phân hoá, không còn thấy được tính bất nhị hay toàn diện của đời sống kỳ diệu này...
Con phải làm gì với số phận của mình khi có quá nhiều bất như ý đến với con?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Con quan sát nhưng không thay đổi được gì?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 04/11/2024Hỏi: Khi con chán nản thấy mọi sự điều vô nghĩa thì con nên làm gì? Dù con quan sát tâm nhưng không thay đổi được gì và tình trạng này kéo dài mấy ngày. Xin Sư giúp con!
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Xem thêm