Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Không Iphone 6, không siêu xe, không Vertu, nhưng tai tiếng để lại thì "có"!

Mạng xã hội là ảo, nhưng khả năng chi phối dư luận xã hội, tầm ảnh hưởng và vai trò của nó rất lớn. Nhiều thông tin trên mạng xã hội được công chúng đọc, bàn luận và có ảnh hưởng xã hội.

3 KHÔNG...

Mạng xã hội facebook đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và là “công cụ” không thể thiếu đối với nhiều thành phần trong xã hội, trong đó có cả một bộ phận người tu hành của các tôn giáo sử dụng mạng xã hội. Người tu hành theo Phật giáo do tính chất đặc biệt của giới luật, và triết lý nhân sinh trong cuộc sống tu hành; cộng với cách ăn mặc - cạo tóc nên cộng đồng quan tâm và dễ nhận biết hơn cả.

Do vậy, mạng xã hội như chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi, chia sẻ, kết nối mọi thông tin; bên cạnh lợi ích tích cực mà mạng xã hội mang lại, những tiêu cực cũng không ít, nhất là cách khai thác thông tin một cách không được kiểm định và những hình ảnh cá nhân nhiều khi vô tình và ngẫu hứng của chủ nhân để lại hậu quả thật đáng tiếc.

Mấy ngày qua trên một số trang mạng có đăng bài viết về sự việc Đại đức Thích Thanh Cường "sử dụng" Iphone 6s, nghe điện thoại vertu trị giá 600 triệu đồng, chụp ảnh bên siêu xe Mayback trên facebook.
 
Nhưng sự việc đó nếu là câu chuyện cá nhân thì có lẽ cũng không có nhiều điều phải thảo luận; vì đó là quyền riêng tư mà pháp luật không ngăn cấm. Nhưng đáng tiếc...với người tu hành có lẽ cũng nên có những giới hạn để tránh những thị phi không cần thiết.

Khi đã trở thành câu chuyện truyền thông thì dẫu hữu tình hay vô ý của cả đối tượng được đề cập cũng như cách đăng tin của giới truyền thông thì cũng sẽ thành một câu chuyện xã hội phức tạp, ảnh hưởng đến hình ảnh của đạo Phật. Và để lại nhiều điều đáng suy ngẫm!

Qua tìm hiểu thì được biết chiếc “đập hộp” Iphone 6 do chủ cửa hàng là phật tử nên nhờ thầy Thích Thanh Cường ra "mở hàng" để lấy may mắn theo quan niệm dân gian; còn việc chụp bên siêu xe thì xe đó không phải của thầy, cũng như  chiếc điện thoại Vertu trị giá 600 triệu càng chắc chắn thầy không bao giờ có; câu nói đùa của một doanh nhân phật tử "thầy phải sử dụng Vertu mới xứng tầm?!" và được trích đăng lại trên FB đã để lại những hệ lụy và thành câu chuyện truyền thông gây bất lợi cho hình ảnh của đạo Phật.

...và MỘT CÓ

Trả lời một số trang báo, Đại đức Thích Thích Cường cho biết việc up những hình ảnh đó lên facebook của mình là có, còn bản thân Thầy không có siêu xe nào cả, điện thoại Vertu không có, I Phone 6 không có. 3 cái không có + cách sử dụng FB của Đại đức Thích Thanh Cường đã dấn đến một điều có; đó là hình ảnh của người tu hành bị tổn thương, hình ảnh đạo Phật bị tổn thương, và đâu đó còn có câu chuyện "nhà báo" dọa viết thêm bài nếu "thầy" không biết điều?!

THẤY GÌ QUA CÂU CHUYỆN TRÊN?

Dù nhìn theo góc độ nào, ở đây đã có sự đan xen và trà trộn những hình ảnh không đẹp về đạo đức xã hội.

Với giới truyền thông, khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội facebook mà chưa kiểm chứng đã đưa tin gây hiểu lầm trong đại chúng là Đại đức Thích Thanh Cường đang "sở hữu" những mặt hàng xa xỉ như trên; trách nhiệm xã hội của báo chí ở đâu? Đạo đức người làm báo ở đâu? Hay chỉ cần viết để câu view, đúng - sai không cần biết?

Bên cạnh đó, về trách nhiệm xã hội của người tu hành; trong xã hội hiện đại khi mà tăng, ni sử dụng mạng xã hội như thế nào thì được quyền và như thế nào thì sẽ bị nghiêm cấm. Điều gì tăng, ni được phép thực hiện và không được phép?

Tăng, ni cũng là một công dân, họ cũng có quyền cá nhân của tăng, ni và trách nhiệm trước đại chúng như thế nào thì được tôn trọng và bảo vệ, như thế nào sẽ không phù hợp?

Mạng xã hội là ảo, nhưng khả năng chi phối dư luận xã hội, tầm ảnh hưởng và vai trò của nó rất lớn. Nhiều thông tin trên mạng xã hội được công chúng đọc, bàn luận và có ảnh hưởng xã hội.

Sự việc của Đại đức Thích Thanh Cường không chỉ là câu chuyện cá nhân của Đại đức, mà đã trở thành câu chuyện vừa rất cần được điều chỉnh về nhiều mặt; vừa trở thành đề tài để báo chí gây ảnh hưởng đến Phật giáo; trong đó không loại trừ những cách thức của các thế lực thiếu thiện chí với Phật giáo, lợi dụng những câu chuyện như vậy để bôi xấu hình ảnh của đạo Phật.

Tiên trách kỷ hậu trách nhân, luôn luôn khiêm mình, biết chăm lo, vun trồng và xây dựng đạo Phật là điều cần ở người tu hành!

Bình An
Ghi chú:
Bài viết thể hiện quan điểm, cách hành văn của phật tử Bình An hiện sống tại thành phố Hà Nội


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Phật pháp và cuộc sống 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Phật pháp và cuộc sống 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Phật pháp và cuộc sống 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Phật pháp và cuộc sống 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Xem thêm