Kinh doanh và sử dụng bùa chú Thái Lan là không hiểu nhân quả
Lên mạng và gõ 'bùa chú Thái Lan", chúng ta dễ dàng tìm được rất nhiều địa chỉ rao bán với nhiều mục đích như bùa yêu, bùa cầu tài, bùa cầu sức khỏe....loại gì cũng có. Thật tiếc là cả người bán và người mua những loại bùa này không hiểu hết được hậu quả khôn lường của nó.
Tình trạng mua bán 'bùa chú Thái Lan' tràn lan trên mạng
Bùa chú là mảnh giấy được viết chữ (ký hiệu-ký tự) lên trên, tượng trưng cho một sự điều khiển vô hình với các thế lực siêu nhiên huyền bí tùy theo mục đích của người tạo ra lá bùa. Hoặc bùa cũng có thể được làm từ những đồ vật (hình nộm, búp bê, bức tượng nhỏ hoặc thậm chí là bào thai người, hay vuốt gấu, răng cọp, ngà voi...).
Không khó để tìm kiếm một địa chỉ bán bùa chú Thái Lan trong thời buổi công nghệ 4.0, đặc biệt là trên mạng xã hội như facebook. Chỉ cần gõ 'bùa chú Thái Lan', hàng loạt các nhóm, các trang cá nhân sẽ xuất hiện, rao bán đủ các loại bùa chú với nhiều mục đích khác nhau.
Với những lời mời chào và tiêu đề bắt tai, hay mắt, khiến nhiều người mềm lòng, nhẹ dạ cả tin rơi vào “lưới”. Và ngay cả những người bán hàng, có lẽ họ cũng chẳng bao giờ hiểu hết về những loại bùa chú mà mình đang bán và kinh doanh. Quan trọng hơn là họ không biết và hiểu sâu về luật nhân quả vận hành ra sao, nếu họ cứ tiếp tục víu bám những loại hình kinh doanh này, thì một ngày nào đó, hậu quả thật khôn lường.
Quan điểm của Phật giáo về bùa chú
Trong Phật giáo không có bùa chú hay bùa ngải... Nói đến bùa chú, người Phật tử cầm tìm hiểu bùa chú là gì? Tác dụng của bùa chú ra sao, có đáng tin không? Nếu là Phật tử thì không phải sợ sệt, những người không tin thì không phải bị vướng mắc vào bùa chú.
Phải hiểu rằng, nếu chúng ta không gieo tạo các công đức, dù có van xin Tam Bảo đi nữa, thì Phật, Bồ-tát cũng không cứu nổi, huống gì là sử dụng bùa chú.
Nếu tự thân mình, trong thì biết tu tập như biết nhường nhịn, tha thứ cho nhau, thông cảm nhau, trì trai giữ giới, niệm Phật; ngoài thì thương người, giúp đỡ người khốn khó, bệnh hoạn, tật nguyền, cô nhi, quả phụ, làm các công ích xã hội như đóng góp xây dựng các bệnh xá, dưỡng lão, học đường... Đối với các bậc đạo cao đức trọng một lòng tôn kính, cúng dường. Rộng hơn nữa là rải tâm thương yêu đến các loài hữu tình khác như các loại quỷ thần, ma quái.
Được như vậy thì dầu chúng ta không có xin bùa, đeo ngải, trì chú thì các duyên lành cũng đến, khiến cho đời sống thuận hoà, êm ấm, hạnh phúc. Ngược lại, dù chúng ta có chạy Đông chạy Tây kiếm tìm thế giới ngoại tại can thiệp cũng vô ích, nếu có hiệu quả chăng cũng chỉ là giai đoạn nhất thời thôi.
Quý Phật tử nên nhớ, Đạo Phật là đạo giác ngộ, ai giác ngộ thì thành Phật, “tất cả chúng sinh điều có Phật tính” (Kinh Phạm Võng). “Mỗi người đều có thể thành Phật và làm Phật, cho nên đạo Phật không phải là tôn giáo (religion), không phải là một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái” (Giáo sư Rhys Davids – Đức Phật và Phật Pháp 1964, tác giả ĐĐ.Narada).
“Đạo Phật là những giáo lý Phật dạy không phải là tổ chức tế lễ, cúng kiến, không có tín điều bắt buộc phải vâng phục theo thần linh. Không phải tôn giáo tức không phải là tổ chức tế lễ thần linh, không bắt buộc mọi người vâng phục, đi trong khuôn khổ của tín điều thần linh định đọat, do vậy nên không sát sinh hại vật“. (Đạo Phật là triết học hay là một tôn giáo? – Thạc Đức)
Theo Phật giáo thì tin vào “Luật nhân quả”, làm thiện thì gặp thiện, làm ác thì gặp ác, không có phù phép “Bùa chú” nào qua “Luật nhân quả”.
Chân thật tu hành nghiệp mới qua
Mãi theo bùa ngãi có chi mà
Mê tín muôn đời là mê tín
Nên tin Phật pháp vượt ái hà.
Là một người Phật tử hay không Phật tử, là một người kinh doanh hay không, là một tình nhân hay tình đơn phương... chúng ta đều phải xây dựng tâm hồn mình đạo đức, hiền lương trước. “Đức năng thắng số” hay nhân quả công bằng đều là những phương châm sống, những qui luật vàng, là nền tảng cho ta làm việc và yêu thương, là thước đo chuẩn mực, công minh sẽ theo ta đi từ đời này sang đời khác, mặc cho ta tin hay không.
Luật pháp xử phạt khá nghiêm khắc:
Điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định, hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi sẽ phải chịu mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.
Bên cạnh phải chịu mức phạt như trên, người dùng bùa ngải để trục lợi còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện.
Ngoài ra, người bán còn có thể bị xử lí hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm