Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/03/2022, 10:41 AM

Không mất chánh niệm

Nếu không có chánh niệm, giặc phiền não sẽ xâm nhập, phải thường thâu nhiếp chánh niệm trong tâm, gom niệm lại thì sức (lực) niệm được mạnh mẽ, bền bỉ, khi sức lực niệm được mạnh mẽ, bền bỉ thì đã tạo thành sức mạnh cho Định thì dù vào giữa đám giặc năm dục cũng chẳng bị hại.

Tiếp theo:

"Này các Tỳ-kheo ! Tìm cầu  bậc thiện tri thức, cầu tìm thiện hổ trợ, cũng không bằng không mất chánh niệm. Nếu như không mất chánh niệm, giặc phiền não chẳng xâm nhập được. Vậy nên các ông phải thường thâu nhiếp chánh niệm trong tâm. Nếu để mất chánh niệm thì mất hết công đức.Nếu niệm lực được mạnh mẽ, bền bỉ, thì dù vào giữa đám giặc năm dục cũng chẳng bị hại; Ví như mặc áo giáp ra trận thì không sợ chi cả. "Như vậy gọi là không mất chánh niệm."

Qua đoạn kinh trên. Nếu như không mất chánh niệm, giặc phiền não chẳng xâm nhập được. Nếu không có chánh niệm,  giặc phiền não sẽ xâm nhập, phải thường thâu nhiếp chánh niệm trong tâm, gom niệm lại thì sức (lực) niệm được mạnh mẽ, bền bỉ, khi sức lực niệm được mạnh mẽ, bền bỉ thì đã tạo thành sức mạnh cho Định thì dù vào giữa đám giặc năm dục cũng chẳng bị hại.

Thế nào là Tà niệm?  là Niệm si mê điên đảo, niệm phiền não, như yêu ghét, sân, si, vui buồn, ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, cao ngạo, tự đắc, khen mình chê người, ganh tỵ, đố kỵ…v…v chấp ngã gồm mười Căn bản phiền não và hai mươi tùy phiền não. chướng, chấp pháp, và sở tri chướng…         

Hành giả tu tập, từng bước chuyển hóa các Tà Niệm trở thành Chánh niệm, Tùy người, Người có chánh niệm Toàn phần là từng sát na, trong từng hơi thở, đi, đứng, nằm, ngồi, trong mọi lúc, mọi chỗ.

Hành giả tu tập, từng bước chuyển hóa các Tà Niệm trở thành Chánh niệm, Tùy người, Người có chánh niệm Toàn phần là từng sát na, trong từng hơi thở, đi, đứng, nằm, ngồi, trong mọi lúc, mọi chỗ.

Ôi. Vô số Tà niệm, nhớ tà, nghĩ tà, tưởng tà, liên tục sinh diệt ngày đêm không ngừng (tưởng ấm, hành ấm, thức ấm) gồm hiện hành tám thức, hạt giống Tà niệm bất thiện, kể cả thiện niệm, hạt giống hữu lậu trong thức A Lai da. Câu chuyện Vua Ba tư Nặc Mê sắc dục, dù đã có chánh phi, thứ phi mỹ nhân đủ cả, ấy thế vua vẫn mê một cô gái trẻ đẹp, nghiệt ngã thay, cô đã có chồng, Vì vô minh tham ái xúi giục là (không có Chánh kiến) cả mấy đêm liền vua không ngủ được, Tà niệm, là trong đầu cứ nhớ nghĩ yêu cô gái, tương tư cô gái nổi lên, Vua Tà tư duy ,nghĩ mưu kế sai chồng của cô gái này đi thật xa, trước  giờ buổi chiều phải hái cho nhiều hoa súng đỏ, xanh và lấy cho nhiều thứ hiếm qúy khác gồm đất đỏ… Nếu không về nộp kịp trong ngày thì bị giết chết. Như thế (Tà Niệm) chính là ý nghĩ Yêu thầm,nhớ trộm bất thiện,bất chánh, muốn chiếm đoạt nổi lên, kéo theo (Tà Tư Duy),như mưu kế, thủ đoạn, kéo theo (Tà ngữ) như cưỡng hiếp, ra lệnh, kéo theo (Tà Nghiệp) là hành động sai quấy, Bất thiện. Nếu có Chánh kiến là (có chánh Niệm) có Chánh kiến là thấy sáng suốt thấy ra cái ý Niệm đen tối (Tà niệm) là ý nghĩ Yêu thầm,nhớ trộm là sai quấy, không hợp lý. (có chánh Niệm) thì không có ý nghĩ đen tối bất chánh,như muốn chiếm đoạt, nhờ có Chánh niệm thì không có (Tà Tư Duy) là mưu kế thủ đoạn và không có (Tà Nghiệp) là hành động sai quấy Bất thiện. . ..

Câu chuyện khác. Vì Mê của cải vàng bạc là do không có Chánh kiến sáng suốt,Tà mê nổi lên. Rồi kéo theo (Tà Tư Duy),nhập bọn có vũ khí Dao, súng, (Tà Nghiệp) là hành động sai quấy Bất thiện, là ăn cướp có đã thương cho đến giết người….

Ngoại trừ, vì trách nhiệm, Bồ Tát không nắm giừ của cải, cũng không sợ hãi của cải, không đắm trước, biết xử dụng hợp lý,tiêu dùng  phải cách là phương tiện độ sinh giúp đời.

Một Câu chuyện khác. Vì Mê ghiền cảm giác cảm thọ như hút thuốc, nhậu nhẹt, nghiện ngập cờ bạc,…làm nhân làm duyên cho mê ghiền phạm giới, không chánh niệm,Tỉnh giác, Tà niệm, Tóm lại. Niệm niệm khởi lên mà có ô nhiễm như tham niệm, sân niệm, si niệm,ganh tỵ, chấp ngã niệm,ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, chấp pháp, loạn niệm, động niệm,mất chánh niệm (thất niệm) …v..v..đều rơi vào Không chánh niệm,(Tà Niệm, mê niệm). Nếu nói rộng ra, sáu căn tiếp xúc sáu trần Niệm nào mà còn dính mắc, bám víu, dính kẹt, ô nhiễm, Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì đều là Không chánh niệm,(loạn Niệm, mê niêm, vọng niệm).Niệm niệm không thanh tịnh thì đều Tà Niệm vô minh cả.

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn, Vân hà ưng trụ ?  Vân hà hàng phục kỳ Tâm? Nên trụ Tâm như thế nào? và hàng phục cái Tâm như thế nào ? Đức Phật dạy Tu Bồ Đề,  Trong thế giới, có vô lương vô biên chúng sinh, noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, khiến tất cả chúng sinh đều vào vô dư Niết Bàn mà Bồ tát không thấy có chúng sinh nào được độ cả, ý của Đức Phật dạy độ tất cả cái tâm chúng sinh, niệm chúng sinh vào Niết Bàn, thì đó là hàng phục cái Tâm.

Đức Phật dạy về Tứ Vô lượng Tâm, Niệm Từ, Niệm Bi, Niệm hỷ, Niệm xã. Lục Niệm là Niệm Phật, Niệm, Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, Niệm Thiên.Tứ Niệm xứ là Niệm thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm pháp. Niệm 37 phẩm Đao Bồ Đề. Niệm Giác ngộ,,,,v,,,v.. Đó là Chánh Niệm hữu học tương đối.

Đức Phật dạy về Tứ Vô lượng Tâm, Niệm Từ, Niệm Bi, Niệm hỷ, Niệm xã. Lục Niệm là Niệm Phật, Niệm, Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, Niệm Thiên.Tứ Niệm xứ là Niệm thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm pháp. Niệm 37 phẩm Đao Bồ Đề. Niệm Giác ngộ,,,,v,,,v.. Đó là Chánh Niệm hữu học tương đối.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy, Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Là Tâm trung chúng sinh, sở vị tà mê tâm, cuồng vọng tâm, bất thiện tâm, tật đố tâm, ác độc tâm, ngu si tâm, mạn tha tâm,Tà kiến tâm, như thị đẳng tâm, tận thị chúng sinh, các tu tự tánh tự độ.thị danh chơn độ…… Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,  là độ chúng sanh trong tâm, là tâm(niệm) tà mê, tâm(niệm) cuống vọng, tâm(niệm)  bất thiện, tâm(niệm)  tật đố, tâm(niệm)  ác độc, những tâm (niệm) trọn hết là chúng sanh, mỗi người nên tự tánh tự độ, ấy gọi là chân độ. Sao gọi là tự tánh tự độ ? Tức tự trong tâm(niệm)  những chúng sanh tà kiến, phiền não, ngu si, đem chánh kiến mà độ. Đã có chánh kiến bèn sử dụng trí Bát-nhã đánh phá những chúng sanh (niệm) ngu si mê vọng, mỗi mỗi tự độ, tà đến thì chánh độ, mê đến thì ngộ độ, ngu đến thì trí độ, ác đến thì thiện độ, độ như thế gọi là chân độ, nghĩa là Độ hết tất cả cái Tâm chúng sinh (niệm) nghĩ, tưởng, nhớ theo ô nhiễm chúng sinh ngay trong Tâm cho thành Tâm Phật (niệm) nghĩ, tưởng, nhớ theo Phật.(Tri kiến Phật).

Chánh Niệm hữu học, hữu lậu, tương đối, trạch pháp Bồ Đề phần.

Còn việc khi ta ăn ta biết ta ăn, khi ta uống trà ta biết ta uống trà, ta lái xe ta biết ta lái xe,Ta , Đi, đứng ngồi nằm , Ta biết ta Đi, đứng, ngồi, nằm, ta nói chuyện ta biết ta nói chuyện, Ta rửa rau, nấu cơm ta biết ta rửa rau, nấu cơm,ta đánh máy, ta check email, ta khám bệnh,ta hút bụi,…..ta đều tập trung ta biết ta đang làm gì, và biết ta đang lúc đếm tiền. Ta đếm tiền ta biết ta đếm tiền,Ta rình mấy con chim, ta biết ta rình mấy con chim, ta ngồi lim dim, v…v..Đây chưa hẳn là bạn thực sự có, chánh niệm. Đây chỉ là sự tập trung có ý thức vế hành động của chính mình, hành động có ý thức tập trung này, bạn cảm nhận thưởng thức chén trà, ăn cơm, đi, đứng, ngồi, nằm, có ý thức mà thôi. Chỉ mới bước đầu định tâm có ý thức trong lúc uống trà mà Sư Ông Nhất Hạnh cũng đã an lạc để thưởng thức trọn vẹn chén trà sảng khoái trong lúc ấy mà không phải nghĩ đến bận tâm các kế hoạch khác, Đây chỉ mới sơ khởi, có thể có đôi chút tiếp cận với chánh niệm, chứ chưa xác định thật nghĩa của Chánh Niệm..

Đức Phật và Tổ Sư đều nói chúng sinh phàm phu, hầu hết ngày đêm đều là Dục niệm, sân niệm, si niệm, lo lắng niệm, sợ hãi niệm, tranh đấu niệm, hơn thua niệm, Dèm pha niệm, chê bai Niệm, ganh tỵ niệm, ngã mạn niệm. Vọng niệm,Tà Niệm. Thất niệm, Loạn niệm, động niệm, Không chánh niệm,

Qúy vị nên biết, Hành giả tu tập, từng bước chuyển hóa các Tà Niệm trở thành Chánh niệm, Tùy người, Người có chánh niệm Toàn phần là từng sát na, trong từng hơi thở, đi, đứng, nằm, ngồi, trong mọi lúc, mọi chỗ. Người có chánh niệm Từng phần hay bán phần có lúc chánh niệm nhiều, giác tỉnh nhiều, có lúc Tà niệm nhiều, si mê nhiều.Tùy theo mức độ công phu tu tập, dụng công chuyển hóa. Ác niệm trờ thành thiện niệm, phần thô. Ngay cả. Nếu còn có dính mắc vào niệm chánh, niệm Thiện, thì dù chánh niệm nhưng vẫn còn trong đối đãi nhị nguyên hữu học tương đối.

Tỉnh Am Đại sư dạy Phát Bồ Đề Tâm Văn ,,,,,, Duy vi sinh từ, vi Bồ Đề, Niệm niệm thượng cầu Phật Đạo, Tâm tâm hạ hóa chúng sinh, Niệm cứu độ chúng sinh, Đó là Chánh Niệm hữu học tương đối.

Chánh Niệm hữu học, hữu lậu, tương đối, trạch pháp Bồ Đề phần.

Chánh Niệm hữu học, hữu lậu, tương đối, trạch pháp Bồ Đề phần.

Đức Phật dạy về Tứ Vô lượng Tâm, Niệm Từ, Niệm Bi, Niệm hỷ, Niệm xã. Lục Niệm là Niệm Phật, Niệm, Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, Niệm Thiên.Tứ Niệm xứ là  Niệm thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm pháp. Niệm 37 phẩm Đao Bồ Đề. Niệm Giác ngộ,,,,v,,,v.. Đó là Chánh Niệm hữu học tương đối.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy Niệm niệm bất (chằng) bị ngu mê nhiễm Niệm niệm bất (chằng) bị tật đố nhiễm, Niệm niệm bất(chằng)  bị kiêu cuống nhiểm. Đây chính là Chánh Niệm hữu  học tương đối.

Không Si mê điên đảo vi tế, không Tà Niệm, Chánh Niệm, Chơn Niệm, Vô hoc, vô lậu, đến chỗ tuyệt đối,

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy Tự tánh vô phi, vô si, vô loạn, Niệm niệm Bát Nhã quán chiếu, thường ly pháp tướng, tự do tự tại, túng huỳnh tận đắc. Niệm niệm viên minh, tự kiến bổn tánh. Niệm niệm không trệ, Niệm niệm thông suốt, Niệm niệm tỏ thông, Niệm niệm không ngăn ngại, Niệm niệm liên tục, Niệm niệm không gián đoạn. Niệm niệm Biện tài vô ngại, Nhập Bất Nhị Pháp môn, Đức Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma Ấn tâm cho ngài Huệ Khả trong im lặng bất khả tư nghì, Đức Phật đóng cửa thất ở xứ Ma Kiệt Đà. Đức Duy Ma Cật ngậm miệng ở thành Tỳ Da Ly , ở  Pháp Hội Linh Sơn Niệm Hoa vi tiếu, Đức Phật Ấn Tâm, truyền tâm cho Ngài Ma Ha Ca Diếp. Đây chính là Chánh Niệm, Chơn Niệm Vô hoc, Vô lậu đến chỗ tuyệt đối.Tịch Quang phổ chiếu, Thích Ca Mâu Ni Như Lai..

Lời cuối, như Kim Cang  Kinh, Phật cáo Tu Bồ Đề, “Nhĩ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sinh, nhược can chủng tâm, Như Lai tất tri. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tâm, giai vi phi tâm, thị danh vi Tâm. Phật bảo Tu Bồ Đề, Trong chỗ cõi nước, chỗ có chúng sinh, có bao nhiêu Tâm, niệm, Như Lai biết tất, Tại sao thế, Như Lai nói các tâm niệm, đều chẳng phải tâm niệm, Đó tên gọi là  Tâm niệm. Như thế, người viết chẳng có. Bài viết Chánh Niệm cũng  không, tất cả chỉ là Gỉa danh như huyễn, tại sao thế ? Vì Niệm, tâm quá khứ đã diệt, Niệm, tâm tương lai chưa đến, niệm, Tâm hiện tại không dừng trụ, ba thời đều bất khả đắc. như Kim Cang kinh “Qúa khứ Tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai Tâm bất khả đắc.”

Kính chúc và nguyện tất cả đều viên thành Chánh Niệm vô thượng Bồ Đề.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường

Tư liệu 09:11 24/11/2024

Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm