Khuyên người khác quy y có lỗi không?
Khuyên một vị đồ tể buông dao, sẽ cứu thoát được rất nhiều con vật. Khuyên một người biết tu hành làm lành lánh dữ, thì sẽ bớt đi một chỗ giam cầm trong nhà tù. Nếu như ai nấy đều tu thân hành thiện hết, thì làm gì có nhà tù trên trái đất nầy.
Hỏi: Kính thưa thầy, Con có nghe băng của một thầy giảng, bảo rằng mình không nên khuyên người khác quy y, để tự họ phát tâm quy y, vì mình khuyên họ mà họ không giữ đúng giới luật thì mình và họ đều bị đọa địa ngục. Nếu như để tự họ phát tâm, thì họ mới giữ giới luật tốt. Tuy nhiên, con cũng có nghe một vị khác giảng nói, nếu như mình khuyên đưọc người khác quy y thì sẽ được công đức vô lượng. Vậy xin hỏi qua hai lời dạy nầy, thì lời dạy nào đúng? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con.
Đáp: Nếu bảo lời dạy nào đúng, theo tôi, thì lời dạy nào cũng đúng cả. Nói như thế, mới nghe dường như là “ba phải”, nhưng nếu xét kỹ thì không phải như thế. Căn cứ vào câu hỏi của Phật tử nêu ra, thì tôi thấy lời khuyên bảo của vị thầy A (xin tạm gọi như thế) cũng rất hợp lý. Bởi việc làm nào mà người ta ý thức tự nguyện, không vì sự khuyên bảo hay bắt buộc của người khác, thì việc làm đó sẽ có kết quả tốt đẹp cao hơn. Đó là do vì, họ tự ý thức được trách nhiệm hành động hoặc lời phát nguyện tự đáy lòng của họ. Còn nếu mình khuyên bảo người ta, đôi khi vì họ nể tình mình, vả lại, họ cũng chưa có sự tìm hiểu kỹ càng về vấn đề mà mình khuyên bảo, nên họ dễ gây ra thối tâm và bất như ý sau nầy.
Chiến binh bảo vệ môi trường: Nhà sư Phật giáo và lễ quy y cho cây
Từ đó, họ có thể gây ra những điều xấu ác lỗi lầm và rồi đổ trút hết mọi lỗi lầm đó cho người khuyên bảo họ. Chính lời khuyên đó lại phản tác dụng và có hại cho người khuyên. Chúng ta nên nhớ, bệnh đổ thừa cho kẻ khác đó cũng là căn bệnh nặng trầm kha của con người. Được tốt đẹp, thì họ mặc nhiên thụ hưởng không nói chi. Ngược lại, khi thất bại thì họ lại đổ thừa “tại bị” cho kẻ khác. Tại ông đó, thầy đó, tôi mới như thế nầy. Nếu không có lời khuyên của ông đó, thầy đó, thì đời tôi đâu có đến đổi tàn hại như thế nầy. Chuyện đời là thế đó! Đó là một tâm lý rất thường tình. Bất cứ ai đã từng trải chút ít kinh nghiệm cũng đều thấy rõ như thế.
Cho nên, ta thấy có nhiều vị Tổ sư cả đời tu không bao giờ các Ngài khuyên một người nào quy y hay xuất gia. Và có những vị không bao giờ thâu nhận đệ tử dù tại gia hay xuất gia. Điều nầy là do quan niệm và bản nguyện của mỗi người. Vì khi mình khuyên bảo người khác, tất nhiên là mình phải có trách nhiệm ít nhiều với họ. Vì chính họ nghe theo lời mình khuyên bảo nên họ mới làm theo.
Những quan niệm sai lầm về quy y Tam bảo
Có nhiều vị thầy gặp ai cũng khuyên người ta nên bỏ tục xuất gia làm đệ tử của mình. Nhưng khi họ xuất gia rồi, thì mình lại thờ ơ không quan tâm lo lắng dạy dỗ cho họ. Làm thầy mà thiếu trách nhiệm dạy dỗ, thì thử hỏi người đệ tử đó làm sao thành người tốt hữu dụng cho được? Có nhiều vị thâu nhận đệ tử cho thật nhiều mà không hề dạy dỗ chi hết. Miễn sao người ta nhìn vào thấy mình có đệ tử đông đảo rậm đám là được. Thân ai nấy lo, nên hư, thành bại, do tự mỗi người quyết định lấy. Từ thiếu sự chăm lo dạy dỗ của thầy, nên có nhiều vị đệ tử đâm ra hư hỏng và tiêu hoại cả cuộc đời. Đó là vì họ vội nghe theo lời khuyên bảo mà làm, kỳ thật họ chưa có một ý thức hiểu biết gì đến vấn đề trọng đại quyết định cả cuộc đời của họ sau nầy. Thật quả đó cũng là một tai hại vô cùng. Điều gì, tự họ ý thức tìm đến, thì điều đó mới có quý giá. Mình chỉ đóng vai trò giải thích phân tích cho họ thấy rõ được điều lợi và hại của vấn đề, rồi để họ tự suy nghĩ quyết định lấy. Mình không nên can dự vào sự quyết định của họ. Như vậy, chúng ta sẽ tránh được hậu quả không tốt sau nầy. Cho nên qua lời dạy của vị thầy A, ta thấy cũng rất là hợp tình hợp lý.
Đến lời khuyên giải của vị thầy B (tạm gọi như thế) thì ta thấy cũng không sai trái. Nói như thế dường như có sự mâu thuẫn, như là mắc vào cái lỗi “tự ngữ tương vi”. Nghĩa là lời nói trước chống trái lại với lời nói sau. Nhưng, chúng ta cứ hãy bình tâm mà suy xét, thì mới thấy sự hợp lý của nó và không có gì chống trái nhau cả. Như có những kẻ suốt đời chuyên làm những việc ác đức, hành hung cướp của giết người, lường gạt dâm ô, hút xách, gian lận, trộm cắp, ăn trên đầu trên cổ kẻ khác v.v… đối với những hạng người nầy, nếu không có những lời khuyên bảo của những người khác, thì việc tạo ác của họ càng ngày càng lún sâu dữ dội mạnh bạo hơn. Xã hội càng ngày càng rối loạn xáo trộn bất an nhiều hơn. Và như thế, thì thử hỏi xã hội loài người sẽ ra sao?
Quy y hai lần, Pháp danh nào chính?
Cho nên, đối với những hạng người ty tiện xấu ác thường gây ra tội lỗi, tất nhiên là phải cần đến sự khuyên bảo của kẻ khác. Nếu một người chịu thức tỉnh quay về với con đường lương thiện, thì xã hội sẽ giảm bớt đi một gánh nặng. Vì thế, nên lời khuyên bảo rất có giá trị trong trường hợp nầy. Đó là nói những người đã gây ra tội lỗi. Lời khuyên bảo của người khác có tác dụng như là chữa bệnh. Ngược lại, đối với những người chưa gây ra tội ác, thì những lời khuyên bảo của người khác có tác dụng như là phòng ngừa bệnh trạng xảy ra. Cả hai lời khuyên đều có tác dụng lợi ích thiết thực cả.
Lịch sử đã chứng minh rất nhiều cho những lời khuyên có giá trị thiết thực nầy. Như Phật đã từng khuyên anh chàng Vô Não đã từng hạ sát nhiều người. Nhưng sau khi xuất gia, ông ta trở thành một vị Sa môn gương mẫu. Khuyên một vị đồ tể buông dao, sẽ cứu thoát được rất nhiều con vật. Khuyên một người biết tu hành làm lành lánh dữ, thì sẽ bớt đi một chỗ giam cầm trong nhà tù. Nếu như ai nấy đều tu thân hành thiện hết, thì làm gì có nhà tù trên trái đất nầy. Do đó, đứng về mặt chỉ ác hành thiện, tạo cho xã hội có đời sống tương đối an bình, thì lời khuyên của các nhà đạo đức chân thật rất có giá trị.
Qua hai lời giảng giải trên, mỗi người đứng mỗi khía cạnh của một vấn đề để lập luận. Cả hai đều có lý lẽ của nó và đều có tác dụng xây dựng xã hội tốt đẹp cả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm