Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kiến thức thú vị về tam bộ nhất bái mà Phật tử nên biết

"Tam bộ nhất bái" hay là đi ba bước thì lại lạy một lễ là một phương cách để người Phật tử, phần nhiều là người tu sĩ xuất gia, tỏ lòng tin sâu vào Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng), để tôi luyện lòng kham nhẫn, chịu đựng đau khổ và tỏ quyết tâm theo đuổi một hạnh nguyện của mình.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Người sáng lập ra “tam bộ nhất bái” là ai?

Có lẽ cuộc hành hương tam bộ nhất bái nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo là của Đại Lão Hòa thượng Hư Vân tại Trung Quốc. Hòa Thượng sinh tại Hồ Nam năm 1840, mất năm 1959, thọ 120 tuổi. Hòa thượng cũng là Tổ thứ 44 của dòng Thiền Quy Ngưỡng. Năm ngài 43 tuổi, với hạnh nguyện báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, ngài đã quyết tâm tam bộ nhất bái từ núi Phổ Đà Sơn phía đông Trung quốc (một đảo nhỏ gần Thượng Hải, thuộc tỉnh Chiết Giang) đến Ngũ Đài Sơn (thuộc tỉnh Sơn Tây) cách xa ba ngàn dặm. Với bối cảnh chiến tranh, loạn lạc thời xưa, đường xá gập ghềnh, núi đồi ngăn trở, thú dữ khắp nơi, khí hậu nghiệt ngã…một vị tăng đơn độc, lặng lẽ, cứ bước ba bước lại quỳ xuống thành tâm lạy một lạy suốt non ba ngàn dặm gian nan, trong sáu năm trường, quả thật là không ai theo nổi.

Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân với cuộc hành hương Tam bộ nhất bái nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo

Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân với cuộc hành hương Tam bộ nhất bái nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo

Bài liên quan

Truyền thống này đã được đem vào Hoa kỳ với Hòa thượng Tuyên Hóa, người sáng lập ra Kim Sơn Tự (năm 1970) tại San Francisco và Vạn Phật Thánh Thành tại Ukia, cách khoảng 110 dặm phía bắc San Francisco (năm 1974). Hòa Thượng Tuyên Hóa đã được Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân truyền pháp để trở nên Tổ thứ 45 của dòng Thiền Quy Ngưỡng. Ngài đã đến California Hoa Kỳ, năm 1962 và cũng mất tại đấy năm 1995, hưởng thọ 77 tuổi. Nhiều người Hoa Kỳ chính gốc hay có gốc là một dân tộc khác, vì ngưỡng mộ tài đức của Hòa Thượng đã đến với ngài, thọ giới Sa Di hay giới Tỳ Kheo, tu tập tại Kim Sơn Tự và Vạn Phật Thành có đến trên hai trăm vị.

Hòa thượng Tuyên Hóa từng nói: “Con đường tốt nhất để am tường các pháp là chịu đựng được những hạnh khó hành, làm những việc mà người khác không chịu làm, nhẫn những chuyện mà không ai nhẫn nổi, tất cả chỉ có vậy thôi!”. Đó là lời giáo huấn Ngài dành cho thầy Hoằng Do, vị đệ tử người Mỹ phát tâm hành hương tam bộ nhất bái từ San Francisco đến Seattle. Thật ngắn gọn, “chỉ có vậy thôi” nhưng bao hàm biết bao ý nghĩa!

HT Tuyên Hóa chính là người đã mang

HT Tuyên Hóa chính là người đã mang "tam bộ nhất bái" đến với Hoa Kỳ và hai đệ tử Hằng Cụ và Hằng Do đã hai người học trò đầu tiên của Hòa thượng Tuyên hóa đã kế thừa

Những chuyến tam bộ nhất bái của học trò Hòa thượng Tuyên Hóa

10 tháng tam bộ nhất bái suốt chín trăm dặm của hai vị Tỳ Kheo Hằng Cụ và Hằng Do: Năm 1973 hai vị Tỳ Kheo người Hoa Kỳ tên là Hằng Cụ (hay là Heng Ju), và Hằng Do (hay là Heng Yo), đã làm một cuộc bái hương từ Kim Sơn Tự San Francisco đến Marblemount Seattle, qua Garbeville và Coos Bay. Hai Thầy đã mất 10 tháng tam bộ nhất bái suốt chín trăm dặm để làm cuộc bái hương này.

Bài liên quan

Hằng Cụ, tục danh là Tim Testu, trước khi xuất gia là một đứa bé hoang tàn, thích gây lộn phá phách, học song trung học thì đăng ký 6 năm vào hải quân (tiềm thủy đĩnh). Ra khỏi quân ngũ theo lời anh: “Tôi hòa vào cuộc sống ồn ào, hỗn độn của cuối thời đại sáu mươi. Tôi học thêm chút ít ở đại học, sau đó thì làm đủ nghề như: thợ mộc, thợ máy đường rầy, thợ lặn, và ngay cả làm đầu bếp nấu ăn cho một nhà hàng” topless” (từ trong nhà bếp tôi chẳng thấy gì cả). Tôi làm việc cũng khá lắm, nhưng trong lòng lúc nào cũng nặng một nỗi cô đơn, chán nản. Rồi tôi buông mình vào hút sách, bị thất nghiệp và kết bạn với những kẻ không ra gì”. Năm 25 tuổi sau khi gặp Hòa Thượng Tuyên Hóa, anh đã trở nên một con người khác hẳn, vào chùa trở nên sư Hằng Cụ.

Hằng Do, tục danh là David Bernstein, lớn lên ở Rhode Island. Theo lời anh: “Tôi sống vô tư qua mười tám mùa thay đổi ở New England, cho đến khi rời nhà để vào nội trú trường đại học thực nghiệm nhỏ, vùng ngoại ô Michigan. Nơi đó tôi đã bị ru ngủ bởi những ảo tưởng thú vị của tự do như: Tự ý muốn ngủ trể chừng nào cũng được, hay bất cứ lúc nào muốn ăn gì cũng được và không bị ai sai bảo chi. Nhưng đến năm học thứ nhất gần mãn thì sự hưởng lạc của tôi hốt nhiên dừng hẳn. Chẳng ai ngạc nhiên gì cả, chỉ riêng tôi sững sờ khi thấy mình thi rớt”. Năm 1970 anh đến giúp việc xây cất chùa Kim Sơn, anh đã gặp Hòa thượng Tuyên Hóa. Anh đã xin xuống tóc làm Sa di, và đến năm 1972 thọ giới Cụ Túc và trở thành Tỳ Kheo. Khi thấy sư huynh là Hằng Cụ có quyết tâm tam bộ nhất bái từ chùa lên Marblemount ở Seattle, anh đã xung phong đi theo giúp đỡ.

Ngày 16 tháng 10 năm 1973 hai người khởi hành từ chùa Kim Sơn, kéo theo một cái xe hai bánh chứa các vật dụng cần thiết cho cuộc bái hương  và đến ngày 17 tháng 8 năm 1974 thì tới nơi, mỗi ngày lễ lạy khoảng bảy tám dặm. Vì Phật giáo cũng như những tu sĩ áo vàng là những hiện tượng mới mẻ, chưa hòa nhập vào dòng chính của xã hội Hoa Kỳ, nên cuộc bái hương của hai Thầy Hằng Cụ và Hằng Do gặp đủ hạng người chống đối, gây cản trở khó chịu cũng như khâm phục, giúp đỡ.

Cuộc bái hương của hai Thầy đã kết thúc bằng một câu chuyện lý thú, đượm rất nhiều tình thầy trò. Hôm về đến Marblemount, Hòa Thượng Tuyên Hóa đã dẫn cả chùa đi nghêng đón. Mọi người đến khen ngợi và chúc mừng hai nhà sư đã thực hiện được truyền thống của Đại Lão Hư Vân để lại. Hòa thượng Tuyên Hóa nói có một món quà cho Hằng Cụ và Hòa Thượng đã đua ra một cái bánh “pie”, có vẻ rất tầm thường ở bất cứ một tiệm bánh ngọt nào của Mỹ. Khi vừa trong thấy cái bánh “pie” của Sư phụ đưa cho, Hằng Cụ, nhớ lại chuyện xưa, vội quỳ ngay xuống và khóc sướt mướt.

Tiếp tục là chuyến hành trình tam bộ nhất bái hơn tám trăm dặm của hai vị Tỳ kheo Hằng Thật và Hằng Triều: Sang đến năm 1977 hai vị Tỳ kheo khác cũng người Hoa Kỳ tên là Hằng Thật (tục danh Christopher R. Clowery) và Hằng Triều (tục danh là Marty Verhoeven), đệ tử của Hòa thượng Tuyên Hóa, lại làm một cuộc bái hương tam bộ nhất bái thứ hai. Lần này họ khởi sự từ chùa Kim Luân Tự ở Pasadena mà bái lạy vế đến Vạn Phật Thành ở Ukia. Họ đã để hai năm rưỡi mới về đến nơi tam bộ nhất bái hơn tám trăm dặm.

Sư Hằng Thật được HT Tuyên Hóa khuyến khích thực hiện chuyến tam bộ nhất bái

Sư Hằng Thật được HT Tuyên Hóa khuyến khích thực hiện chuyến tam bộ nhất bái

Khác với cuộc bái hương của Hằng Cụ và Hằng Do bốn năm trước, hai người có một xe hơi cũ Plymouth Station wagon đời 1957 để ngủ qua đêm, vì hai người đã quyết định sẽ không ngủ tại bất cứ nhà ai, dù có được mời. Hai người trong khi đi đường cũng không quên tu tập như khi còn ở chùa. Họ có một thời khóa biểu mỗi ngày rất nghiêm túc khắc nghiệt:

4 - 4:50: Công phu (tụng kinh) buổi sáng

5 - 6:30: Tập t’ai chi (Thầy Hằng Triều là một võ sĩ có hạng trước khi xuất gia)

6:30: Tắm rửa và bắt đầu bái hương

7 - 8: Bái hương tam bộ nhất bái

8 - 8:20: Nghỉ

8:20 - 9:20: Bái hương tam bộ nhất bái

9:20 - 9:40: Nghỉ

9:40 - 10:30: Bái hương tam bộ nhất bái

10:30 - 11:30: Đọc kinh luận, viết lách

11:30 - 12:30: Ăn trưa

12:30 - 1:00: Nghỉ, thiền tọa

1-2: Bái hương tam bộ nhất bái

2 - 2:20:  Nghỉ

Kinh nhật tụng của hai người là Kinh Hoa Nghiêm, kinh Thủ Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi. Thời gian dành cho bái hương không nhiều cho nên mỗi ngày họ chỉ đi được khoảng 2, 3 dặm.

Hằng Thật và Hằng Triều thực hiện chuyến tam bộ nhất bái

Hằng Thật và Hằng Triều thực hiện chuyến tam bộ nhất bái

Năm 2005, một nhà báo, ông David Miller, có đến phỏng vấn Thượng tọa Heng Sure, bây giờ là trụ trì Tu viện Phật giáo Berkeley, một bộ phận của Tổng Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ, thành lập bởi Hòa thượng Tuyên Hóa. Nội dung cuộc phỏng vấn xoáy quanh câu chuyện về thượng tọa Hằng Thật và cuộc hành hương "tam bộ nhất bái" của người năm 1977.

Mời quý Phật tử cùng đón đọc câu chuyện thú vị này ở phần tiếp theo được đăng tải trên Phatgiao.org.vn để có thêm những hiểu biết sâu hơn về “tam bộ nhất bái”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm