Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/02/2019, 09:32 AM

Kim Long Sơn Thiển Thảo Cổ tự: Nơi Bồ Tát Quán Thế Âm ngự

Ngôi già lam Kim Long Sơn Thiển Thảo Cổ tự (金龍山浅草寺-Kinryū-zan Sensō-ji) còn được gọi là Thiển Thảo Quán Âm Tự (淺草觀音寺), tọa lạc tại Asakusa, khu phố phảng phất phong vị cổ kính, quận Taitō, khu phố nhộn nhịp phồn vinh từ trước thời Edo, Tokyo, Nhật Bản.

>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Bài liên quan

Đây là một ngôi già lam tự viện Phật giáo lâu đời nhất và là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Tokyo. Trước đây ngôi cổ  tự này thuộc tông phái Thiên Thai, Phật giáo Nhật Bản, sau đệ nhị thế chiến ngôi cổ tự này thuộc cơ sở của Thánh Quán Âm Tông (聖観音宗). Bên cạnh ngôi cổ tự này là một ngôi đền Thần đạo, đền Asakusa.

Ngôi già lam Kim Long Sơn Thiển Thảo Cổ tự được kiến tạo dành riêng để tôn thờ Đức Bồ tát Quán Thế Âm (Kannon trong tiếng Nhật). Theo truyền thuyết, vào triều đại Thôi Cổ Thiên Hoàng (推古天皇) năm thứ 36 (628) một pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm đã được tìm thấy trên sông Sumida bởi hai ngư dân, Hinnokuma Hamanari và Hinokuma Takenari. Cư sĩ Hajino Nakamoto, Trưởng làng đã công nhận sự  thiêng liêng của pho tượng và ông đã cải gia vi tự (biến tư gia thành chùa) nhỏ ở Asakusa, để người dân địa phương phụng thờ Đức Bồ tát Quán Thế Âm.

Ngôi Cổ tự này được kiến tạo vào thế kỷ thứ 7 (645), ngôi chùa cổ nhất Tokyo. Trong những năm đầu  của Tokuggawa bakufu (徳川幕府- Mạc phủ Đức Xuyên) xem ngôi Cổ tự Thiển Thảo như nơi nương tựa vững chắn về tinh thần của gia tộc Mạc phủ Đức Xuyên. Cấu trúc Phật giáo hùng vĩ này có một chiếc lồng đền giấy khổng lồ treo dưới cổng “Lôi môn” (雷門) hay “Phong Lôi Thần môn” (風雷神門)  ở lối đi chính dẫn vào khuôn viên ngôi Cổ tự, chiếc lồng đèn được tô vẽ một cách ấn tượng với tông màu đỏ và đen sống động để gợi lên những tiếng sấm sét.

Kể từ khi thành lập cổng “Lôi môn” (雷門), về sau liên tục bị đốt cháy và nhiều lần xây dựng lại.

Đi qua cổng là con đường thẳng dẫn về phía bắc đến cổng Bảo Tạng môn (Hōzōmon-宝蔵門) và Quan Âm đường (Kannon Do- 觀音堂). Con đường phố Nakamise dài khoảng 250 mét, dọc hai bên con phố có khoảng hơn 90 quầy hàng, các quầy hàng bán quà lưu niệm cứ tiếp nối liền nhau. Nhiều khách du lịch, cả người Nhận và người nước ngoài, viếng thăm ngôi cổ tự này mỗi năm.

Địa danh du lịch với rất nhiều những đồ vật nhỏ kiểu Nhật khác nhau được sắp xếp ngay ngắn bán đủ mọi thứ. Những thứ bày bán từ đồ lưu niệm đến những bánh bao Manju và những con búp bê, những chiếc quạt đầy màu sắc (có cả hai kiểu xếp được và không xếp được), ô dù và những chiếc lồng đèn, áo choàng kiểu Nhật, tranh, tượng Phật, những chiếc áo Happi, băng trò chơi điện tử, điện thoại di động, áo phông và dây đeo, khu vực xung quanh có nhiều cửa hàng và địa điểm phục vụ ẩm thực truyền thống, các món ăn truyền thống (mì sản xuất thủ công, Sushi, Tempura. . . Tất cả những đồ vật hấp dẫn ấy làm du khách phải dừng chân lại trên đường để thưởng ngoạn và mua sắm, vật phẩm như ở đây cũng hiếm thấy ngay cả trong nước Nhật, con phố này hàng ngày luôn tấp nập du khách thập phương hành hương tham quan. Bây giờ còn có thêm phố Nakamise mới cắt ngang phố cũ.

Cuối cùng đường dài Nakamise với một không khí khác hẳn – một không gian khoáng đãng chỉ bị choáng mất một phần bởi cổng Bảo Tạng môn (Hōzōmon-宝蔵門) và Quan Âm Đường ở phía sau, ngôi bảo tháp 5 tầng phía bên trái, ngôi cổ tự là nơi diễn ra nhiều sự kiện lễ hội hàng năm. Nổi bật nhất là lễ hội Sanja Matsuri, được tổ chức vào tháng 05.

Đây là dịp để du khách hành hương tham quan Nhật Bản hòa mình vào không khí sôi nổi của buổi lễ mang đậm màu sắc cổ truyền Nhật Bản, vừa là một cách chào đón ngày hè độc đáo ở thành phố phồn thịnh này.

Nakamise-dori (仲見世通り), một con đường nối liền với ngôi cổ tự. Nó được cho là xuất hiện vào đầu thế kỷ 18, khi những người hàng xóm của ngôi Thiển Thảo Tự được cấp phép thành lập các cửa hàng hai bên đường nối liền với ngôi cổ tự.

Bên trong ngôi cổ tự là một khu vườn khá yên tĩnh được giữ theo phong cách đặc trưng của thiền gia Phật giáo Nhật Bản.

Được biết thêm vào tháng 05 năm 1885, Chính quyền Tokyo đã ra lệnh cho tất cả các chủ cửa hàng phải di dời. Vào tháng 12 cùng năm, khu vực này đã được xây dựng lại bằng gạch kiểu phương Tây. Trận động đất khủng khiếp năm 1923, nhiều cửa hàng đã bị phá hủy, sau đó được xây dựng lại bằng bê tông vào năm 1925 bằng, và một lần nữa bị tàn phá dữ dội bởi các vụ đánh bom trận Đệ nhị Thế chiến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Media 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Media 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Những trải nghiệm du xuân độc đáo chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 17:16 02/03/2024

Tham dự nghi thức dâng đăng cầu bình an trong năm mới, xem show nhạc nước ứng dụng những công nghệ lần đầu tiên có tại Việt Nam trước tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới, đó là vài trải nghiệm du xuân chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Media 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Xem thêm